Đấu tranh rất mạnh mẽ trong việc gỡ tin xấu độc

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn
(PLVN) - Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐB) liên quan đến thông tin xấu độc của mạng xã hội (MXH) ảnh hướng đến đời sống xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ đã có nhóm chuyên trách làm việc thường xuyên với các nền tảng này để tìm ra danh tính các tài khoản cố tình đưa tin giả, tin xấu.

Xác định danh tính các tài khoản cố tình đưa tin giả, tin xấu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ TTTT, ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng, hiện nay, người dùng mạng xã hội Việt Nam có thể tạo ra một cơ quan truyền thông nhiều người gọi là báo chí nhân dân. Trong đó có nhiều trang mạng xấu độc nhưng cũng có một lượng độc giả lớn hình thành các luồng dư luận tác động xấu đến đời sống xã hội.

 “Xin Bộ trưởng cho biết, giải pháp nào để giải quyết bất cập nêu trên để chúng ta không bị động chạy theo xử lý hậu quả?”, ĐB Nhường đặt câu hỏi.

ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) đặt câu hỏi
ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) đặt câu hỏi 

Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng  cho biết, câu chuyện tin giả, xấu độc mang tính oàn cầu, không chỉ riêng nước ta. Các nước cũng đang tìm cách giải quyết tin xấu trên mạng xã hội.

Ông Hùng cho biết, vấn đề chính là do hành lang pháp lý. Hiện Việt Nam và các quốc gia đều có quy định riêng để xử lý tin sai, tin độc xấu. Nước trong khu vực ASEAN vừa mới có quy định xử lý an ninh mạng là Singapore. Tinh thần xử lý của nước này rất nghiêm minh, mang tính răn đe cao. Không chỉ phạt mấy chục triệu như nước ta mà số tiền lên đến hàng chục triệu đôla và có thể đi tù. Một số người đứng đầu mạng xã hội cũng phải đi tù.

“Chúng ta cũng phải ban hành quy định này. Hiện bộ đang phối hợp với Bộ Công an để xây dựng quy định này", ông Hùng nói.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ TTTT, hầu hết tin giả, xấu độc đều được lan truyền trên các mạng xã hội do các công ty nước ngoài quản lý. Hiện Bộ TTTT đã có nhóm làm việc chuyên trách cùng với Tổng cục thuế, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước làm việc thường xuyên với các nền tảng này.

Trong đó tập trung vào việc có thể tìm ra danh tính các tài khoản trên mạng xã hội để tránh việc nhiều người nghĩ mạng xã hội không tìm được nên cố tình đưa tin giả, tin xấu. Mặt khác, phải có công cụ tự động xóa bỏ, và hợp tác với cơ quan nhà nước để gỡ bỏ tin xấu độc.

“Tin xấu độc nhiều khi do chính ta mà ra, nên vấn đề giáo dục sống trên không gian mạng rất quan trọng. Bộ TTTT đang làm việc với Bộ Giáo dục để có chương trình giáo dục cách ứng xử, sống trên không gian số cho học sinh. Nếu như chúng ta đọc một tin xấu vô tình nuôi cho tin xấu sống, người đưa tin xấu tăng view có thu nhập”, ông Hùng nói.

Các nhà mạng khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) đặt vấn đề thời gian gần đây, nhất là sau khi Luật An ninh mạng được ban hành có dấu hiệu tin nhắn rác xuất hiện nhiều, không ít video clip, tin bài phản cảm, nội dung đồi truỵ thiếu văn hoá. Nghiêm trọng hơn là thông tin cá cược, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo, vi phạm nhân quyền, nguy cơ an ninh mạng tiếp tục không bảo đảm.

Đặc biệt, các doanh nghiệp nhà nước, các thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại có nguy cơ bị kẻ xấu tấn công và không thể dự đoán trước. Nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt chịu thiệt hại vật chất, tinh thần lẫn tin nhắn rác lừa đảo đe doạ. khủng bố.

“Bộ trưởng cho biết giải pháp sắp tới, xử lý như thế nào” ĐB, Phương đặt câu hỏi.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn
 ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, kể từ khi có Luật An ninh mạng, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này đã nâng cao hiệu quả, hiệu lực. Ông lấy ví dụ: trước đây với Facebook chúng ta yêu cầu 100 việc thì họ chỉ thực hiện 20-30, còn bây giờ là 70%; Google trước đây chúng ta yêu cầu 100 việc thì họ chấp hành 50, bây giờ là 85-90, chẳng hạn với yêu cầu gỡ các game xấu độc thì tỉ lệ gỡ gần đây là 92%.  Mới đây, Facebook cũng tuyên bố là không chấp nhận các tin quảng báo về chính trị.

“Ví dụ như gỡ game xấu độc, đánh bạc, tỷ lệ ngăn chặn của Google gần đây lên đến 92%. Cách đây 2 ngày, chính thức Facebook đã tuyên bố chặn quảng cáo chính trị đối với 21 trang chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có cả những trang Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố là khủng bố”, Bộ trưởng TTTT cho biết.

Chưa hài lòng với câu trả lời, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho rằng, thực tế có những trang như Khá "bảnh" có đến hàng triệu view. Hay có những trạng mạng giả trang Chính phủ đưa ra những thông tin chính thống nhưng khéo léo đưa thông tin giả vào.

Giữa các thông tin “hư hư, thật thật”, người dân không thể phân biệt đâu tin giả, đâu là tin thật. Theo ông Tuấn, với tư cách cơ quan quản lý, Bộ TTTT cần có bộ lọc, tách biệt và cách ly tin xấu với người sử dụng mạng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các nhà mạng khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. “Hiện chúng tôi đấu tranh rất mạnh mẽ trong việc gỡ tin xấu độc. Đối với những trang mạng của Việt Nam chúng tôi yêu cầu phải có công cụ rà soát, lọc tin xấu độc. 

Chúng ta đã có công cụ, vấn đề là phải chia sẻ cho các bộ, địa phương để cùng rà soát, lọc trong lĩnh vực quản lý. Không chỉ có bộ TTTT rà soát, lọc tin. Khi rà soát, chúng ta có hai cơ chế yêu cầu nhà mạng hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước gỡ”, ông Hùng nói.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...