Dầu ô liu bảo vệ tim và giảm huyết áp

Dầu ô liu bảo vệ tim và giảm huyết áp
(PLO) - Các nhà khoa học Anh thấy rằng ăn một lượng tương đương 2/3 thìa cà phê dầu ô liu mỗi ngày có thể giảm tác động của ô nhiễm không khí đối với tim. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy dầu ô liu có thể làm giảm huyết áp khi ăn cùng một số loại rau.

Từ lâu dầu ô liu đã được xem là bí quyết khiến người dân vùng Địa Trung Hải sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn. Và giờ đây các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế sinh học của tác dụng này. Họ thấy rằng chế độ ăn có nhiều những loại chất béo như dầu ô liu và các loại rau giàu nitrat như rau diếp có thể làm giảm huyết áp.
Một chế độ ăn như vậy thường có những chất béo không no “tốt” có trong dầu ô liu, các loại hạt vỏ cứng và trái bơ, với những loại rau như rau bina, cần tây và cà rốt chứa hàm lượng nitrat cao. Khi hai chất này kết hợp với nhau sẽ tạo thành các a xít béo nitro. Thí nghiệm trên chuột cho thấy a xít béo nitro làm giảm huyết áp.
GS Philip Eaton, Khoa Sinh hóa tim mạch Trường King's College, London (Anh) cho biết: “Phát hiện của chúng tôi giúp giải thích tại sao chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải được bổ sung thêm dầu ô liu tinh chế hoặc hạt có vỏ cứng cũng có thể làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch như đột quị, suy tim và đau tim”.
Đồng thời, một nghiên cứu khác do các nhà khoa học Mỹ tiến hành lại cho thấy bổ sung dầu ô liu có thể làm giảm tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe.
Dầu ô liu đã được xem là bí quyết khiến người dân vùng Địa Trung Hải sống thọ hơn.

Dầu ô liu đã được xem là bí quyết khiến người dân vùng

Địa Trung Hải sống thọ hơn.

Phơi nhiễm với ô nhiễm không khí mức độ cao có liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và hen. Ví dụ, các tiểu phân vi thể từ động cơ diesel làm tăng viêm, khiến mạch máu xơ cứng, tăng huyết áp và tăng nguy cơ huyết khối.
Trong nghiên cứu do Cục Bảo vệ môi trường Mỹ tiến hành, các nhà nghiên cứu đã cho 42 đối tượng là người lớn khỏe mạnh tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí có kiểm soát. Những người này được dùng 3g dầu ô liu hoặc dầu cá mỗi ngày hoặc không được bổ sung gì trong 4 tuần trước khi tiếp xúc trong 2 giờ với không khí đã lọc. Ngày tiếp theo họ phải tiếp xúc trong 2 giờ với không khí ô nhiễm. Mạch máu của các đối tượng được đo bằng siêu âm trước, ngay sau khi tiếp xúc và 20 giờ sau khi tiếp xúc. Kết quả cho thấy có hiện tượng co hẹp mạch máu đáng kể ngay sau khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm ở nhóm không được bổ sung và nhóm được bổ sung dầu cá. Tuy nhiên, không thấy sự co hẹp mạch máu này ở nhóm dùng dầu ô liu.
Ngoài ra, nhóm dùng dầu ô liu cũng tăng một protein giúp phá vỡ các cục huyết khối hình thành sau khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Các cục huyết khối này có thể gây đau tim nếu xảy ra gần tim hoặc gây đột quị nếu xảy ra ở não.
Một nghiên cứu thứ 3, bao gồm 430 trẻ được theo dõi từ khi sinh đến khi lên 7 tuổi thấy rằng phụ nữ có thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong 3 tháng giữa của thai kỳ có nguy cơ sinh con bị hen cao hơn.
Ô nhiễm không khí đã được biết làm gây tổn thương phổi của thai nhi đang phát triển, song nghiên cứu này cho thấy thời gian từ tuần 12 đến tuần 24 của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất. Phát hiện này được đăng trên tờ American Thoracic Society International Conference.
 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.