Đầu năm "xáo" lại chuyện nhân tài

 Những ngày đầu năm này, câu chuyện thu hút nhân tài nhân sự kiện Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu được mời làm Giám đốc khoa học Viện Toán cao cấp lại gây sự chú ý của dư luận. Trước đó, cái tên “GS Ngô Bảo Châu” được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng với hàng loạt đãi ngộ, lời mời chào như “mời làm việc”, “tặng nhà”...

Những ngày đầu năm này, câu chuyện thu hút nhân tài nhân sự kiện Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu được mời làm Giám đốc khoa học Viện Toán cao cấp lại gây sự chú ý của dư luận. Trước đó, cái tên “GS Ngô Bảo Châu” được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng với hàng loạt đãi ngộ, lời mời chào như “mời làm việc”, “tặng nhà”...

Ở Việt Nam , nhiều tỉnh, thành phố có chính sách riêng để thu hút nhân tài. Nổi lên trong số đó là Đà Nẵng - một địa phương có những chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhằm thu hút người tài trên cả nước đến với Đà Nẵng. Cụ thể, một trong những đãi ngộ ấy là sau khi tiếp nhận và phân bổ công tác, các GS sẽ được nhận tiền hỗ trợ một lần là 100 triệu đồng; PGS 70 triệu đồng; tiến sĩ 50 triệu đồng; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 2: 30 triệu đồng; thạc sĩ, bác sĩ nội trú: 15 triệu đồng; tốt nghiệp ĐH loại giỏi, xuất sắc 10 triệu đồng. Nhờ chính sách ưu đãi này, Đà Nẵng đã tuyển dụng được khá nhiều người tài đến làm việc.

Hình ảnh về sự kiện GS Ngô Bảo Châu trên lịch do Công ty Tinh Vân thiết kế
Hình ảnh về sự kiện GS Ngô Bảo Châu trên lịch do Công ty Tinh Vân thiết kế
Tương tự, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Nội... ban hành những chính sách thu hút nhân tài. Nhưng điều đáng nói là, dù có chính sách hay nhưng hiệu quả thu được lại không cao - hiện tượng “chảy máu chất xám” vẫn đang diễn ra ở những địa phương đã “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài. Nói vậy vì có những thủ khoa tốt nghiệp loại giỏi được nhận vào những cơ quan nhà nước nhưng lại không được bố trí công việc phù hợp; không có môi trường để phát huy khả năng sáng tạo... Kết quả là họ đã nhanh chóng... “nhảy việc” sang những nơi hấp dẫn hơn. Và dù từng có được nhân tài nhưng các địa phương vẫn phải chấp nhận “thả” họ ra khi không thể... giữ nổi.

Nguyễn Kiều Hiếu, học sinh đoạt Huy chương Bạc cuộc thi Olympic Toán quốc tế của THPT chuyên Lê Quý Đôn đã từ chối học bổng du học nước ngoài mà Đà Nẵng trao tặng vì trong các lựa chọn mà thành phố đưa ra, không có lựa chọn nào dành cho niềm đam mê của Hiếu.

Và cũng nhân sự kiện GS Ngô Bảo Châu, một tờ báo dẫn rằng lương của một giáo sư cao cấp dạy ở những trường đại học danh tiếng tại Mỹ dao động 137.000 - 322.000 USD/năm. Có nghĩa là với tài năng của GS Ngô Bảo Châu nếu làm việc ở nước ngoài sẽ nhận được thù lao cao. Trong khi đó ở Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, hàng năm vào dịp hè GS Ngô Bảo Châu đều về nước làm việc, giảng dạy cho sinh viên toán học đến từ khắp các trường ĐH trong nước và được nhận mức lương cao nhất do Viện Toán học trả là 5 triệu đồng/tháng - số tiền không bằng 1 ngày làm việc ở nước ngoài.

Điều đó càng chứng mình một điều: GS Ngô Bảo Châu cũng như nhiều người làm khoa học chân chính khác, họ làm việc vì niềm đam mê, chứ không phải vì... tiền. Tuy nhiên, nhiều người trong cuộc cũng cho rằng, nếu anh học xong phổ thông, tiếp tục với các trường ĐH trong nước, thì giỏi lắm cũng chỉ là một anh giáo sư đại học hàng ngày lên lớp dạy mà thôi, có làm nghiên cứu thì trình độ cũng chung chung. Cái phóng anh lên cao là thời kỳ được đào tạo và môi trường làm việc sau đó ở nước ngoài.

Dù rằng, để đưa ra một sự so sánh là khập khiễng khi châu Âu từ thế kỷ XV, thậm chí trước đó có những nhà bác học lớn. Trong khi nước ta, đến bây giờ vấn đề xóa mù chữ vẫn còn được đặt ra. Ngành giáo dục dù có nhiều kỳ vọng, mục tiêu. Nhưng muốn nói gì thì nói, chúng ta vẫn phải nhìn vào thực tế và không thể nóng vội. Điều quan trọng là cần coi trọng người có tài năng thật sự và những chế độ đãi ngộ phải thỏa đáng, minh bạch, không chỉ với những nhà khoa học, mà còn là những nhân tài ở nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Miên Thảo

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...