Dấu hiệu nhận diện người muốn tự sát và cách phòng ngừa

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Khoảng 60% người có ý tưởng tự sát sẽ chuyển từ ý tưởng tự sát sang kế hoạch và từ kế hoạch sang toan tự sát ngay trong năm đầu tiên, khi bắt đầu có ý định tự sát. Ý tưởng tự sát không phải bột phát mà được nuôi dưỡng qua thời gian dài", ThS.BS Vũ Sơn Tùng - Phó phòng Điều trị rối loạn cảm xúc, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 800.000 người trên toàn thế giới chết vì tự sát mỗi năm.

Để phòng ngừa tự sát, khi thấy người nhà có các dấu hiệu: ủ rũ, than phiền vì cảm thấy cuộc sống bế tắc, dự trữ thuốc, mua dây thừng... thì cần đưa họ đi khám, can thiệp kịp thời, tránh tình huống xấu xảy ra.

Tự sát có thể có rất nhiều nguyên nhân, bắt nguồn từ stress trong cuộc sống gia đình như chuyện tình cảm, bố mẹ chia ly; vấn đề kinh tế như làm ăn thua lỗ, nợ nần hoặc các bệnh lý khác như trầm cảm, rối loạn do sử dụng chất kích thích, rối loạn tâm thần phân liệt, hoang tưởng bị hại, bị theo dõi…

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tự sát gồm: tiền sử toan tự sát, tiền sử gia đình và di truyền, bất hạnh thời thơ ấu, sự tuyệt vọng, tình trạng hôn nhau, xu hướng tình dục, nghề nghiệp, rối loạn tâm thần, bệnh lý nội khoa, rối loạn thần kinh, chấn thương sọ não…

ThS.BS Vũ Sơn Tùng - Phó phòng Điều trị rối loạn cảm xúc cũng cho biết: "Thông thường, khoảng 60% người có ý tưởng tự sát sẽ chuyển từ ý tưởng tự sát sang kế hoạch và từ kế hoạch sang toan tự sát ngay trong năm đầu tiên, khi bắt đầu có ý định tự sát. Ý tưởng tự sát không phải bột phát mà được nuôi dưỡng qua thời gian dài. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác nếu thấy người nhà dự trữ thuốc như paracetamol, thuốc hạ huyết áp; đi mua dây điện, dây thừng (khi nhà không cần)… hoặc thấy họ ủ rũ nhiều hơn, buồn rầu, cảm thấy cuộc sống bế tắc… Khi đó, cần đưa họ đi khám để bác sĩ có chuyên môn có thể khai thác tốt hơn, can thiệp kịp thời, tránh chủ quan để người bệnh ở nhà tự điều trị".

Bên cạnh đó, để phòng ngừa tự sát cần tránh để bệnh nhân cầm vật sắt nhọn, tránh ở lầu cao, tránh ổ điện… Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người có ý tưởng, hành vi tự sát được xác định là một trong những cấp cứu tâm thần. Những trường hợp này cần nhập viện ngay lập tức để theo dõi giám sát 24/24 giờ, đặc biệt là những trường hợp trầm cảm có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

"Nếu chưa có điều kiện để đưa người bệnh đến viện ngay thì gia đình cần có người ở sát bên cạnh bệnh nhân 24/24h", ThS.BS Vũ Sơn Tùng khuyên. "Đặc biệt, khi thấy người thân đang rơi vào trạng thái kích động, đòi tự sát cao độ thì nên lập tức “hạ nhiệt”, nói lời yêu thương, giúp người thân có cảm giác được bao bọc, che chở. Tuyệt đối không được để người bệnh bị thêm các yếu tố kích động tinh thần. Ngoài ra, khi bệnh nhân đã được ra viện thì vẫn cần điều trị củng cố, tránh tái phát".

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.