Đau đớn cảnh lật tìm người thân sau động đất, sóng thần ở Indonesia

Các nạn nhân sẽ được chôn chung trong một ngôi mộ tập thể.
Các nạn nhân sẽ được chôn chung trong một ngôi mộ tập thể.
(PLO) - Giới chức Indonesia hy vọng gia đình của những nạn nhân tử nạn trong trận động đất và sóng thần ở đảo Sulawesi có thể được người thân nhận dạng trước khi họ được chôn chung trong một ngôi mộ tập thể ở Palu. 

Theo AFP, tính đến ngày 1/10, giới chức Indonesia cho biết số nạn nhân được xác định đã tử vong trong trận động đất và sóng thần xảy ra ở đảo Sulawesi đã lên đến hơn 1.200 người. 

Con số này được dự báo sẽ còn tăng lên khi lực lượng cứu hộ tiếp cận những khu vực bị ảnh hưởng khác.

Do lo sợ bùng phát bệnh dịch, ngày 1/10, Indonesia quyết định đào một ngôi mộ có thể chôn được 1.300 nạn nhân ở trên một quả đồi để chôn các nạn nhân đã tử vong. 

Giới chức địa phương hy vọng gia đình có thể nhận dạng được người thân của họ trước khi họ được chôn. Nhưng, đó thực sự là một cuộc tìm kiếm đau lòng.

“Ở đây chỉ có vài bé gái nhưng tôi không thể nhận dạng được chúng”, chị Lisa, 38 tuổi, cho biết khi đang đi khắp bệnh viện ở Palu để tìm cô con gái 14 tuổi và mẹ của chị trong số hàng chục thi thể đã được đặt trong những chiếc túi màu cam ở bệnh viện.

Chị Lisa và con gái cùng mẹ chị đang ăn tối ở một nhà hàng ở bãi biển tại Palu thì sóng thần ập đến. 

“Chúng tôi thi nhau chạy nhưng vẫn bị sóng ập xuống. Chúng tôi cùng nhau chạy nhưng cuối cùng tôi lại để lạc họ”, chị cho biết.

Nỗi đau của người ở lại.
Nỗi đau của người ở lại.

Ngày 1/10, tức 3 ngày sau thảm họa, cả thành phố Palu là một đống đổ nát. Những người sống sót cũng đang vật lộn với cảnh thiếu lương thực, nước uống và nhiên liệu.

Những đứa trẻ xếp hàng trên đường để giơ tay xin sự giúp đỡ từ những chiếc xe hơi đang rời khỏi thành phố. 

Khoảng 3.000 người cũng đã đến sân bay của thành phố với hy vọng có thể được lên máy bay để di chuyển tới nơi khác. 

Trên những tuyến phố, xe hơi xếp hàng dài mấy km để chờ đổ xăng. Tình trạng cướp bóc, hôi của cũng đã diễn ra ở một số cây xăng, siêu thị, cửa hàng.

Tuy nhiên, Chính phủ Indonesia tuyên bố các nạn nhân có thể lấy đồ trong các cửa hàng và chính phủ sẽ bồi thường cho chủ hàng sau.

Tại một số ngân hàng, cảnh sát cũng đã được huy động để canh gác.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.