Đau đầu với các “quan” giao thông

Gần nửa năm nay, kể từ khi ông Đinh La Thăng lên nhậm chức Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngày nào ra đường tôi cũng nhớ đến ông và canh cánh lo cho chiếc xe máy cà tàng và đồng lương văn phòng khiêm tốn.

[links()]Gần nửa năm nay, kể từ khi ông Đinh La Thăng lên nhậm chức Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngày nào ra đường tôi cũng nhớ đến ông và canh cánh lo cho chiếc xe máy cà tàng và đồng lương văn phòng khiêm tốn.

Tôi biết, không chỉ mình tôi lo, hàng ngàn người đang nườm nợp đổ ra đường kiếm cái ăn ngoài kia cũng đang hỏi nhau: Chiếc cầu câu cơm (xe máy) của mình rồi sẽ oằn với mức nào với các loại phí?
 
Ngày 1-6 tới, các loại ô tô, xe máy sẽ đóng phí mới, phí sử dụng đường bộ. Vậy là 1 nỗi lo đã thành hiện thực, coi như xong, không còn phải lo chuyện Chính phủ có “nghĩ lại” không.
 
Giờ tôi chỉ còn phập phồng nỗi lo khác (chưa chắc là nỗi lo cuối): Liệu ngành GTVT có “nghĩ lại” không, có thấy là phí đang chồng phí và mức 500.000-1 triệu đồng/xe máy là quá cao không?
 
Có lẽ tôi lo thì lo cho có lệ vậy thôi, chứ đọc báo, thấy phát ngôn của các "quan" là tôi biết đâu sẽ vào đấy. Vì có vẻ như họ không hiểu gì về đời sống thực tế của đại đa số người dân Việt Nam hoặc có thể hiểu nhưng “lơ” và đặt quyền lợi của Nhà nước lên trên quyền lợi của nhân dân.
 
500.000 đồng/xe/năm đâu có lớn!

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng, trên Báo Người Lao Động cách đây 3 tháng về mức thu phí xe cá nhân.

Ông còn nói: “Tôi sẵn sàng nộp các khoản phí này. Không có lý do gì mà mọi người không nộp cả. Người dân nghèo không có tiền sử dụng xe cá nhân thì có thể lựa chọn cách đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng”.
 
Tôi đã đau đầu mất mấy ngày khi đọc phát biểu này của ông trên báo.
 
Tôi tự hỏi, không lẽ ông Thăng không biết dân mình còn nghèo thế nào hay đã biết nhưng đã quên khi có được cương vị quan chức cao cấp, có nhà cao cửa rộng, làm việc thì có xe công vụ đưa đón.
 
Không biết ông có đọc được tin, vào giữa tháng 12-2011, một phụ nữ ở tại làng T’Bưng, xã Đak Pling, huyện Kông Chro - Gia Lai treo cổ tự tử chỉ vì lỡ đánh mất 800.000 đồng. Đó là số tiền bán con heo rừng mà chồng chị và 3 người khác săn được. Mất tiền, không có trả cho 3 gia đình còn lại, chị bế tắc nên tìm đến cái chết để giải thoát.

BT Thăng Ông Đinh La Thăng cho rằng 500.000 là số tiền nhỏ và sẵn sàng nộp phí lưu hành xe cá nhân Ảnh: VNE
Ông Đinh La Thăng cho rằng 500.000 là số tiền nhỏ và sẵn sàng nộp phí lưu hành xe cá nhân (ảnh trái), ông còn nói người dân nghèo có thể sử dụng phương tiện công cộng mà không biết để đến được với chỗ có tuyến xe buýt, người dân phải đi hàng chục km trên con đường như thế này ( ảnh phải)

Thế mới biết, vài trăm ngàn đồng có thể là không lớn với ông Thăng nhưng có ý nghĩa rất lớn với đại đa số người dân, nhất là ở vùng nông thôn. Để có số tiền đó, công nhân phải tăng ca quần quật, giáo viên phải bớt chút thịt trong bữa ăn gia đình, nông dân đội thêm nắng thêm sương…
 
Vậy mà, cái cách mà ông Thăng nói về nó nhẹ tợ lông hồng…
 
Cũng phải thôi, vì ông là quan chức cấp bộ, nỗi lo của ông mang tầm vĩ mô, ông lo chuyện kẹt xe, tai nạn rồi đề ra các loại phí nên làm sao hiểu được những nỗi lo tủn mủn, lặt vặt của dân nghèo.
 
Một con đường sình lầy dài 35km ở xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn -  Nghệ An.
Người dân ở đây đi lại bằng phương tiện duy nhất là xe trâu. Ảnh: Dân Trí
 
“Dân nghèo không có tiền sử dụng xe cá nhân thì có thể lựa chọn cách đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng”, đó là câu nói “trớt” nhất của ông Bộ trưởng Thăng.
 
Có lẽ quen sống ở đô thị, đi công tác thì có ô tô đưa đón nên ông Thăng không biết ở quê, có nơi đi hàng chục km mới gặp đường nhựa, đi gần cả trăm cây số mới có bến xe đò, xe buýt.
 
Không hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của dân mà chỉ lo “học hỏi” nước ngoài, Bộ GTVT cứ đề xuất thu đủ các loại phí, bất chấp nó có hợp lý và công bằng không.
 
Không công bằng nhưng vẫn cứ thu vì nó “tối ưu”

 
Sáng nay, 16-3, trên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, nói việc thu phí sử dụng đường bộ có “nhược điểm là không phản ánh đúng việc người sử dụng phương tiện nhiều hay ít” nhưng vẫn thực hiện vì “nghiên cứu kỹ vẫn chưa tìm được phương án nào tối ưu hơn”.
 
Tại sao lại như vậy? Biết là thu phí trên đầu xe máy sẽ không bảo đảm công bằng giữa người đi ít, người đi nhiều tại sao vẫn cứ thu? Đó là chưa kể, có rất nhiều người ở nông thôn, quanh năm không biết đến đường nhựa, mua chiếc xe máy cà tàng để đi làm ruộng, làm rẫy, thu nhập bấp bênh tại sao vẫn phải đóng phí bằng người ở thành thị?
 
Luật lệ được đặt ra nhằm bảo đảm công bằng xã hội, đằng này biết rằng phương án đó chưa công bằng mà vẫn cố áp dụng vì “chưa nghĩ ra cách nào hay hơn” thì làm sao gọi là Nhà nước của dân, vì dân.
 
Nhà nước muốn thu phí để người dân chia sẻ gánh nặng làm đường nhưng Nhà nước có chia sẻ nỗi lo, nỗi khó của người dân chưa? Hay Nhà nước chỉ đẩy cái khó, cái khổ về phía dân với lập luận “hy sinh lợi ích riêng để bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội”.

Liệu đây là phương án tối ưu có lợi cho xã hội hay có lợi cho riêng Nhà nước? Liệu số tiền này có bảo đảm rằng đường làm xong vài ba năm không bị xuống cấp trầm trọng, sẽ giảm tai nạn giao thông, kẹt xe, sự xuất hiện của hố tử thần…?

Tôi chỉ là một người dân bình thường, không có tầm nhìn vĩ mô về tình hình giao thông nước mình nhưng tôi tin rằng khó mà làm được. Bởi vì, nguyên nhân chính của các vấn đề trên không phải vì thiếu tiền mà xuất phát từ năng lực quản lý, tình trạng tham nhũng tràn lan.
 
Đã vậy, với cách nghĩ, cách phát ngôn có phần thiếu đồng cảm với người dân như vậy thì dù Bộ Giao thông Vận tải có thu hàng chục loại phí thì "mèo vẫn hoàn mèo".

Vì vậy, giờ tôi không mong Nhà nước “nghĩ lại” các khoản phí nữa, đó chỉ là mong ước vụn vặt. Điều tôi mong lớn lao hơn là "quan" trên bộ hãy phóng tầm mắt nhìn xa hơn ra khỏi các đô thị lớn, nhìn sâu hơn vào bữa cơm của những gia đình nghèo… Nhìn và hãy đồng cảm để nếu không hạn chế được các loại phí thì ít nhất cũng không đưa ra những phát ngôn khiến người dân... đau đầu và đau lòng!

Theo Hà Giang- NLĐ

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?