Đau đầu vì vợ thích tiêu hoang

Các bà vợ xưa nay vẫn là người giữ “tay hòm chìa khoá” trong gia đình. Thế nhưng, không hiếm những người giữ chìa khoá thường xuyên “vung tay quá trán” khiến nhiều ông chồng đau đầu vì tiền trong nhà “đội nón ra đi”.

Các bà vợ xưa nay vẫn là người giữ “tay hòm chìa khoá” trong gia đình. Thế nhưng, không hiếm những người giữ chìa khoá thường xuyên “vung tay quá trán” khiến nhiều ông chồng đau đầu vì tiền trong nhà “đội nón ra đi”.

Tiêu hoang…vì con

Đó là lời bao biện mà chị Linh thường nói khi xin chồng “chi viện” thêm tiền chợ vào những ngày cuối tháng. Anh nhăn nhó:

- Tiền lương anh đã đưa cả cho em, gần chục triệu chứ có ít gì đâu mà chưa hết tháng em đã kêu hết tiền.

Chị lập tức kêu ầm lên:

- Thế anh không tính đến việc tháng này đưa con đi khám bác sỹ mấy lần à? Rồi tiền sữa của con thì tăng giá liên tục, đồ ăn của con càng lớn càng tốn…Còn bao nhiêu là khoản phát sinh nữa, chẳng lẽ việc gì em cũng phải báo cáo với anh?

Anh chỉ còn biết ngậm ngùi móc ví ra đưa thêm tiền cho vợ. Số tiền anh làm thêm mà có được, định tích cóp để khi có việc đi công tác xa còn có tiền phòng thân, nào ngờ vợ cũng “lột sạch”. Tính anh vốn hiền lành, hết lòng vì vợ con, chuyện tiền nong anh giao cho vợ quản lý. Nhưng càng ngày anh càng cảm thấy tốc độ tiêu tiền của vợ càng tăng chóng mặt.

Mô tả ảnh.

Nếu anh có kêu ca phàn nàn gì, lập tức chị sẽ liệt kê trăm ngàn lý do, nghe cũng đủ “điên đầu”: Tiền học cho con tăng, tiền điện, nước, chợ búa…ngày càng đắt đỏ, tất nhiên là chi tiêu cũng phải tăng theo.  

Linh là người mẹ rất chăm con, không tiếc tiền khi mua những hộp sữa ngoại đắt tiền cho con, kể cả sữa chua, các loại hoa quả mà con chị ăn cũng đều là thứ đắt đỏ. Ngay cả khi bé Bin đã được 4 tuổi, chị vẫn duy trì thói quen mua những thứ quá đắt tiền cho con.

Chuyện ăn mặc của cu Bin cũng được chị quan tâm hết mức. Cứ khi nào rảnh rỗi lại chị lại đi shopping và mua hàng đống đồ về cho bé mặc. Trẻ con lớn nhanh, nên có bộ bé chưa kịp mặc đến mà đã chật. Anh thấy lãng phí quá bèn góp ý:

- Em nên mua quần áo cho con đủ mặc thôi, mua nhiều thế con mặc sao hết, trẻ con ở quê chỉ đến ngày lễ tết mới được mua sắm quần áo mới thôi.

Chị nói giọng hờn dỗi:

- Đến cả chuyện ăn mặc của con mà anh cũng còn tiếc rẻ ư? Con người ta được ăn ngon mặc đẹp, chẳng lẽ con mình lại không? Mà có mỗi một đứa con chứ có nhiều nhặn gì đâu.

Và thế là chị giận anh cả tuần không thèm nói chuyện. Anh thầm nghĩ: Chắc lần sau sẽ chẳng dám góp ý với vợ nữa.

Nhà chỉ có hai vợ chồng và một đứa con, nhưng nhìn Linh đi chợ ai cũng nghĩ nhà chị hẳn phải có 6,7 người ăn. Chị thanh minh: “Ra chợ nhìn thấy thứ gì ngon ngon cũng muốn mua, hôm nay ăn không hết thì để tủ lạnh, mai ăn, lo gì”. Nói là vậy, nhưng đồ ăn một bữa đã ngán, đến bữa thứ hai thì cả anh và chị đều chẳng buồn đụng đũa tới món đó, thành ra lại phải mang đổ bỏ. Vì vậy cho nên tiền chợ của chị cứ tăng lên, ngân sách gia đình vào mỗi ngày cuối tháng trở nên eo hẹp.

Linh cũng đi làm, nhưng công việc văn phòng nhàn nhã, công ty lại đang lâm vào tình trạng khó khăn, nên đồng lương ít ỏi của chị chẳng thấm vào đâu so với mức chi tiêu hàng ngày của Linh. Chồng chị vẫn mơ ước xây được ngôi nhà khang trang, nên cố gắng tích cóp, dành dụm, làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, nhưng xem ra với đà “tiêu hoang” này của chị thì giấc mơ của anh ngày càng trở nên xa vời.

Tiêu hoang vì thích “ăn ngon, mặc đẹp”

“Ăn ngon, mặc đẹp” đó là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Nhưng “ăn ngon, mặc đẹp” sao cho phù hợp lại là vấn đề mà không phải ai cũng làm được. My là một cô gái rất ủng hộ nhu cầu ăn và mặc trên. Chẳng vậy mà từ ngày còn chưa lấy chồng, cô đã nổi tiếng là ăn mặc “sành điệu”, rất hợp mốt.

Từ ngày lấy chồng, My càng không tiếc tiền để vung ra mua những bộ đồ thời trang đẹp mắt, mà cái nào cũng có thương hiệu cả. Hùng - chồng My tuy là người rất chiều vợ, nhưng dần dần, chính anh cũng thấy “sợ” tốc độ mua sắm của vợ. Tủ quần áo của My ngày càng chật ních, nhiều khi anh muốn tìm một chiếc áo để mặc mà toát cả mồ hôi mới thấy trong “tá” quần áo của vợ.

Chuyện mặc đã vậy, vấn đề ăn uống của My càng khiến mọi người phải “nể”. Không một quán ăn ngon và sang trọng nào ở Hà Nội mà cô chưa ghé qua. Cô thường giải thích với chồng: "Mình sống là phải biết tận hưởng anh ạ, phải biết “ăn ngon, mặc đẹp”, khối người có tiền mà còn chẳng biết ăn thứ gì ngon, mặc thứ gì đẹp đấy. Sao họ lại phải khổ vậy anh nhỉ? Cứ chắt bóp cả đời, chết có mang được theo đâu?".

Chính vì triết lý đó của cô, mà tiền lương hàng tháng của hai vợ chồng hầu như My đều tiêu hết “sạch sẽ”. Thói quen chi tiêu này của cô cũng là do từ ngày chưa lấy chồng, cô đã được bố mẹ yêu chiều, muốn gì được nấy. Đến khi lấy  Hùng – cũng được chiều chuộng nên My sống và chi tiêu rất thoải mái.

Hùng làm chính, làm thêm cật lực, vậy mà thấy hai vợ chồng chẳng để ra được đồng nào sau hai năm lấy nhau, anh lựa lời khuyên vợ nên tiết kiệm hơn để có tích luỹ. Cô cũng gật đầu đồng ý. Nhưng mỗi khi bước qua một hiệu quần áo thời trang, cô không thể làm ngơ trước một bộ váy xinh xắn, hay khi đi qua một quán ăn ngon, cô vẫn không quên ghé vào “thưởng thức”.

Một lần, bố chồng My bị ốm nặng, cần một khoản chi phí lớn để làm phẫu thuật, đến lúc này rất cần đến sự hỗ trợ của Hùng – vì Hùng là con trai duy nhất trong nhà. Anh bàn với vợ biếu ông tiền để chữa bệnh và lúc này anh mới té ngửa ra khi vợ trả lời tỉnh bơ:

- Nhà chỉ còn 10 triệu, chứ đâu có mấy chục triệu mà anh bảo biếu ông?

- Vậy tiền lương, tiền thưởng của anh, em đều tiêu hết rồi à?

Hùng giật mình hỏi. My nhăn mặt:

- Em có tiết kiệm, nhưng chỉ được có vậy thôi, còn bao nhiêu là khoản phải chi tiêu.

Đến lúc này thì Hùng chỉ biết ngửa mặt kêu trời. Bởi ngày xưa anh tự hào với bạn bè về cô vợ có “gu” ăn và mặc rất “sành điệu” bao nhiêu, thì bây giờ anh lại cảm thấy hối hận bấy nhiêu vì đã trót cưới vợ “sành điệu” quá dẫn tới “thâm hụt ngân sách” trầm trọng.

Hầu hết tâm lý đàn ông đều mong muốn có được người vợ đảm đang, biết lo thu vén cho gia đình, có như vậy người chồng mới có thể yên tâm làm việc. Bởi vậy, hơn ai hết, các bà vợ phải là người giữ “tay hòm chìa khoá” sao cho thật khôn khéo, tránh tình trạng “vung tay quá trán”. Cả Linh và My trong câu chuyện trên nếu không sửa thói quen tiêu tiền “hoang” quá thì không sớm thì muộn, hạnh phúc gia đình của họ sẽ rất dễ bị lung lay. Vì thế, các bà vợ nên tạo niềm tin cho chồng khi gửi tiền lương hàng tháng vào “ngân hàng” của vợ nhé!

Theo Eva

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.