'Đau đầu' bởi trường mở cửa, con không được ăn bán trú

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều phụ huynh cho rằng, việc mở cửa trường học và không tổ chức bán trú gây khó khăn cho cả phụ huynh và học sinh.

Ngày 15/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký văn bản đồng ý với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 12 quận nội thành đi học trở lại.

Theo công văn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng thống nhất với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành trở lại trường từ ngày 21/2.

Thời gian học một buổi trong ngày (như các bậc học khác), chưa được tổ chức bán trú khi học trực tiếp. Riêng trẻ mầm non tiếp tục nghỉ tại nhà.

Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng về việc Hà Nội không tổ chức bán trú cho học sinh. Chị Trần Mai Anh (Cầu Giấy, TP Hà Nội) chia sẻ, nhà chị cả hai vợ chồng đều đi làm.

Khó khăn lớn nhất là nhà chị Minh có 1 cháu học sáng, một cháu học chiều nên rất khó để đưa đón cũng như trông con. “Vợ chồng đều làm công ty ngoài, cách trường con học phải 7, 8 cây số, việc đi lại không thuận tiện. Đưa các con đi học xong tôi cũng bị muộn thời gian làm việc thì bị Công ty phạt tiền. Con đi học trực tiếp chắc bố mẹ lại phải nghỉ việc", chị Mai Anh than vãn.

Không chỉ gia đình chị Minh mà rất nhiều gia đình khác cũng rơi vào tình trạng tương tự khi không biết phải sắp xếp đưa đón con thế nào?

Anh Trần Bách Sơn (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, gia đình có hai con nhỏ, cậu lớn học lớp 10, em gái học lớp 6. Thời gian học trực tuyến vừa qua, hai anh em ngồi nhà bảo ban nhau, anh chị đỡ việc đưa đón con. "Mấy hôm nữa anh học sáng, em học chiều thì cũng khá căng mà gia đình chưa biết phải làm thế nào. Tôi rất mong nhà trường tổ chức bán trú”, anh Sơn giãi bày.

Không biết bố trí đón con như thế nào cũng là chia sẻ của chị Lê Trà My (quận Hà Đông). Hai vợ chồng chị đều làm công ty ở Hưng Yên cách nhà 25 km. “Vì nhà quá xa và có thời gian nghỉ trưa ít ỏi, chỉ từ 11h30 đến 13h nên tôi thường mang cơm đi làm, nghỉ trưa tại cơ quan. Nhưng nếu con học một buổi, sau giờ làm buổi sáng tôi sẽ phải về trường đón con, đưa con về nhà và vội vã trở lại cơ quan để kịp giờ làm, không đủ thời gian ăn uống chứ chưa nói đến nghỉ ngơi. Con tôi cũng phải ở lại trường chờ mẹ khoảng hai tiếng sau khi tan học,” chị Trà My nhẩm tính.

Có thể thấy, thời gian này, đa số các gia đình phải đau đầu tìm cách xoay xở để đáp ứng với lịch học mới của con. Nhiều nhà sẽ phải nhờ tới sự giúp đỡ của ông bà vì cha mẹ bận rộn với công việc.

Việc chăm sóc, phân chia người đưa đón con mỗi ngày sẽ là một thách thức lớn cho các bậc phụ huynh nếu tình trạng học nửa buổi còn kéo dài trong thời gian tới. Bên cạnh nỗi lo dịch bệnh, nhiều phụ huynh cũng mong muốn các nhà trường sớm tổ chức cho học sinh ăn bán trú trở lại để gia đình có thể yên tâm làm việc.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.