Dấu ấn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, tháng 11/2022.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, tháng 11/2022.
(PLVN) - 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, trải qua nhiều cương vị quan trọng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đặc biệt là những dấu ấn đậm nét trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quyết tâm đưa Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng Đảng là công tác con người

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nhấn mạnh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công tác con người, rất dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự phê bình, phân tích, mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình. Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm, khách quan thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình.

Cũng vì liên quan đến công tác con người, nên Tổng Bí thư cho rằng đây là công việc “rất khó, rất phức tạp”. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, trước thực trạng yếu kém, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, dù khó khăn đến mấy cũng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Có những việc không thể chỉ làm một lần là xong. Ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày. Đây là việc làm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, bảo đảm thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng,... chứ không phải “đóng cửa” để chỉnh đốn Đảng.

Thấm nhuần và thực hiện xuất sắc căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên - đặc biệt là cán bộ cao cấp của Đảng - phải thực hành nêu gương; phải tự soi, tự sửa, tự nghiêm khắc với bản thân mình. Theo Tổng Bí thư, việc thực hành nêu gương, “nói đi đôi với làm” sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn, tăng sức thuyết phục, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và chế độ. Đồng thời, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tham nhũng, tiêu cực...

Để giáo dục lòng tự trọng của mỗi cán bộ, đảng viên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc tới câu nói rất sâu sắc trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”: Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự trường tồn của dân tộc, sự vẻ vang của giống nòi và hạnh phúc của Nhân dân!.

Phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XII (tháng 10/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng nhấn mạnh: “Nếu gần 200 Ủy viên Trung ương khóa XII, từng đồng chí thật sự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu thực hiện thì sẽ có sức lan tỏa rất lớn, sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, Nhân dân vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư”.

“Chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện có kết quả Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 lần này về xây dựng, chỉnh đốn Đảng?”. Đặt vấn đề này tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng (tháng 12/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì phải gương mẫu, tự giác làm trước. Căn cứ vào Nghị quyết, Kết luận và Quy định lần này, nghiêm túc tự phê bình, kiểm điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình. Mọi đảng viên đều phải làm như vậy, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà “phán”, hoặc “chờ xem”, coi như mình vô can.

“Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tại Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTN,TC cấp tỉnh, tháng 6/2023. (Ảnh trong bài: T.Dũng)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tại Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTN,TC cấp tỉnh, tháng 6/2023. (Ảnh trong bài: T.Dũng)

Trên cương vị là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn trăn trở về tình trạng tham ô, tham nhũng, thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp. Theo Tổng Bí thư, tham nhũng tiền bạc, tài sản thì có thể thu hồi được, nhưng nếu suy thoái về đạo đức, tư tưởng là mất tất cả. Vì lẽ đó, ông yêu cầu, không chỉ đấu tranh PCTN trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai vấn đề này liên quan mật thiết đến nhau; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Ông luôn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, phải trọng liêm sỉ, giữ danh dự, không bị mua chuộc bởi những lợi ích vật chất tầm thường, bởi “tiền bạc lắm để làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”.

Để mọi người nhận diện rõ hơn về tham nhũng, tiêu cực, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác PCTN,TC giai đoạn 2012 - 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích: PCTN là “chống giặc nội xâm”, tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức; tiền tài, của cải, vật chất,... do người khác “biếu xén”, “cho, tặng”, hối lộ,... với động cơ không trong sáng. Nó thường diễn ra đối với những người có chức, có quyền. Vì vậy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. “Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn” - Tổng Bí thư chỉ rõ.

Trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực liên quan đến các quan chức cấp cao đã được Đảng và Nhà nước ta xử lý một cách nghiêm khắc trên tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Tinh thần này kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi hơn 70 năm trước, Người từng yêu cầu “phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cuộc đấu tranh này đã trở thành một phong trào, một xu thế không thể đảo ngược. Trong nhiều hội nghị tiếp xúc cử tri hay những cuộc làm việc với Ban Chỉ đạo Trung ương về PGTN,TC, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường mượn hình ảnh “cái lò, que củi” để nói về quyết tâm của Đảng trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc”. Từ sau thời điểm đó, cụm từ “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy” được nhiều người nhắc đến với một sự tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc trừng trị “những kẻ bất liêm”.

Tuy nhiên, phía sau việc xử lý những vụ việc ấy là những trăn trở chất chứa nỗi niềm đau xót của người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của Nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, Đảng ta đã thể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn, lãnh đạo Nhân dân ta giành nhiều thắng lợi to lớn trên mọi lĩnh vực, để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”, để đất nước ta “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay”.

“Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là để làm cho Đảng ta ngày càng mạnh hơn; cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn; tổ chức đảng có sức chiến đấu cao hơn; đoàn kết nội bộ tốt hơn; gắn bó với Nhân dân mật thiết hơn; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao hơn; chứ không phải ngược lại” (trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng).

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.
"Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới", Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn gửi trong bài viết với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

(PLVN) - Buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước diễn ra sáng nay, 27/4. Trời TP HCM phong quang, gió nhẹ. Các đoàn, khối lần lượt tiến qua lễ đài chính, trực thăng mang theo cờ Tổ quốc bay lượn và tiêm kích trổ tài trên bầu trời trong ánh mắt đầy ngưỡng mộ, tự hào của hàng vạn người dân và du khách có mặt tại TP HCM, cũng như ánh mắt của muôn người Việt theo dõi qua màn hình ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài...

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(PLVN) -Tối 26/4, trong không khí hân hoan của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 – 27/4/2025). Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Không khí hào hùng nhắc nhớ những ngày tháng 4 lịch sử ở TP HCM

TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc ngập tràn trên mọi con đường, góc phố.
(PLVN) - Những ngày cuối tháng Tư, mọi con đường, góc phố TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc. Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất nhiều hình ảnh nhắc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc
(PLVN) -  Sáng 26/4, phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định mỗi doanh nghiệp cần coi người lao động là tài sản quý giá nhất; mỗi công đoàn phải là điểm tựa tin cậy và mỗi công nhân cần không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo – để trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Hoàn thiện thể chế về văn học, nghệ thuật là sứ mệnh chung của cả hệ thống chính trị

Hội nghị khẳng định văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua đã đi đúng hướng, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước.
(PLVN) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).