Dấu ấn thầy thuốc quân hàm xanh

Lãnh đạo ngành Quân y báo cáo Đại tướng Ngô Xuân Lịch sáng kiến bảo đảm trang bị của ngành. Ảnh: Duy Đông
Lãnh đạo ngành Quân y báo cáo Đại tướng Ngô Xuân Lịch sáng kiến bảo đảm trang bị của ngành. Ảnh: Duy Đông
(PLVN) - Không chỉ đi đầu trên trận tuyến chống Covid-19 và dấu ấn bác sĩ quân hàm xanh trên biên giới, những thành tựu về mặt ghép tạng, nơi tiến hành 5 ca ghép tạng đầu tiên trên người ở Việt Nam và mới nhất là ca ghép chi thể đầu tiên thành công tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống đã khẳng định thương hiệu của các thầy thuốc Quân đội.

5 lần đi đầu trong lĩnh vực ghép tạng

Hơn 70 năm thành lập, Học viện Quân y đã có những đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng và phát triển của ngành Quân y nói riêng và ngành Y tế nói chung, góp phần quan trọng trong việc điều trị cứu chữa thương, bệnh binh, bệnh nhân, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Học viện Quân y là nơi duy nhất có đào tạo tiến sĩ chuyên ngành phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và y học tái tạo của Việt Nam. Từ năm 2015 đến nay, 100% bác sĩ nội trú, một số luận văn cao học và luận án tiến sĩ đã viết và bảo vệ bằng tiếng Anh. 40 năm đào tạo tiến sĩ, Học viện đã có hơn 1.000 luận án án tiến sĩ bảo vệ thành công. 

Ghép tạng là một thành tựu lớn lao của y học thế giới và là niềm mơ ước bao lâu nay của ngành Ngoại khoa Việt Nam. Mục đích của ghép tạng là để cứu sống người bệnh bị bệnh lý tạng giai đoạn cuối, khi điều trị nhiều biện pháp không kết quả. 

Trên thế giới, những nghiên cứu về ghép tạng đã được tiến hành lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XX, sau đó đã thực hiện thành công ghép thận (1954), ghép gan (1963), ghép tim (1967) và nhiều tạng khác. Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y có vinh dự được 5 lần đi đầu trong lĩnh vực ghép tạng.

Ngày 4/6/1992, ca ghép thận đầu tiên của Việt Nam đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Quân y 103. Thành công của trường hợp ghép tạng đầu tiên này đã thực sự viết nên những trang sử mới cho nền y học nước nhà, đánh dấu một mốc son chói lọi trên bản đồ ghép tạng và khởi đầu cho một chuyên ngành mới ở nước ta - Đó là chuyên ngành Ghép tạng.

Các y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 thực hiện ca ghép thận thứ 400.
 Các y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 thực hiện ca ghép thận thứ 400. 

Trải qua gần 30 năm, kỹ thuật ghép thận của Bệnh viện Quân y 103 nói riêng, của Việt Nam nói chung đã có bước phát triển lớn. Năm 2018, Bệnh viện Quân y 103 đã tiến hành ca ghép thận thứ 400 thành công. Cùng với ghép thận, Bệnh viện Quân y 103 còn là nơi tiến hành 5 ca ghép tạng đầu tiên trên người ở việt Nam: Ghép thận năm 1992; ghép gan năm 2004; ghép tim năm 2010; ghép đa tạng năm 2014 và ghép phổi năm 2017.

Xứng đáng với niềm tin yêu

Ngày 21/1/2020 (tức ngày 27 Tết Canh Tý), các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) đã thực hiện ca mổ “ghép bàn tay mới” cho anh Phạm Văn Vương bị cắt cụt bàn tay từ năm 2016 do máy đột dập làm giập nát tay. Người cho tay mới là người bị hoại tử vùng khuỷu tay phải cắt cụt do băng chuyền của máy tải gạch cuốn và đè ép trực tiếp lên tay trái ngày 3/1/2020. 

Từ năm 1998 đến năm 2020, mới chỉ có 89 ca ghép chi thể trên thế giới được thông báo trong y văn quốc tế. Trong đó, ghép cẳng tay được thực hiện nhiều nhất là tại Mỹ 24 trường hợp, Trung Quốc là 13 trường hợp, Pháp 11 trường hợp. Tất cả các trường hợp được ghép đều lấy từ nguồn từ người cho chết não.  

Tại các nước Đông Nam Á, cho đến nay, chưa có một ca ghép chi thể đồng loại nào được thông báo trong y văn thế giới và đây là ca đầu tiên trên thế giới được tiến hành ngay tại Bệnh viện TƯQĐ 108.  Thành công của ca ghép chi thể đầu tiên từ người cho sống của Bệnh viện TƯQĐ 108 mở ra hướng điều trị mới trong tương lai, không chỉ ghép chi thể từ người hiến chết não mà còn từ người sống cho những người bệnh không may bị mất đi chi thể. 

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2020), Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng ngành Quân y. Trong thư, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi những thành tích và sự tiến bộ, trưởng thành của ngành Quân y. 

Đồng thời mong rằng, trong giai đoạn cách mạng mới, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành Quân y tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương, nêu gương, quyết thắng” và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, khắc sâu lời Bác Hồ dạy: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”; ra sức xây dựng ngành Quân y vững mạnh toàn diện, đội ngũ cán bộ, nhân viên “sáng về y đức, giỏi về y lý, sâu về y thuật”, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân.

Hiện nay, Bộ đội Biên phòng có gần 150 phòng khám và trạm y tế quân dân y. Trong đó, có 88 phòng khám quân dân y, 56 trạm y tế quân dân y và 4 phòng khám hữu nghị thực hiện công tác đối ngoại gồm: Phòng khám hữu nghị Bến Cầu (Bộ đội Biên phòng - BĐBP Tây Ninh), Phòng khám quân dân y Thoọng Pẹ (bản Thoọng Pẹ, thị trấn Lạc Sao, huyện Bolykhamxay, Lào), Phòng khám hữu nghị Lóng Sập (BĐBP Sơn La), Phòng khám quân dân y Phon Thoong  (tỉnh Luang Prabang, Lào). 

Ở nhiều xã biên giới, quân y các đồn biên phòng góp phần rất lớn thực hiện chức năng y tế cơ sở, các phòng khám quân y biên phòng là “cánh tay nối dài” của trạm y tế xã, cung cấp dịch vụ y tế đến tận người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho phần lớn đồng bào các dân tộc vùng cao, góp phần tích cực trong việc giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới.

2 phòng khám quân dân y xây dựng trên đất bạn Lào hoạt động hiệu quả, mỗi năm khám cho 3.000 - 4.000 lượt người dân, cấp thuốc miễn phí hàng trăm triệu đồng cho nhân dân nước bạn, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại và đồng bộ, từ hệ thống chẩn đoán hình ảnh MRI, CT-Scanner đến máy chạy thận, máy ECMO, máy nội soi lấy thận và các thiết bị hỗ trợ phẫu thuật chuyên sâu.

Quảng Ninh: Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã đủ điều kiện ghép thận

(PLVN) - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người hiến sống và từ người hiến chết não. Đây là cột mốc mang tính đột phá lớn của hệ thống y tế tuyến tỉnh trên hành trình làm chủ các kỹ thuật cao.

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Đã có hàng nghìn người bệnh được các bệnh viện trong nước thực hiện phẫu thuật bằng robot thành công. (Ảnh: Bệnh viện K)
(PLVN) - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai trò then chốt, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ra đời đã trở thành động lực thúc đẩy ngành Y tế Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.