Dấu ấn phụ nữ Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế

(PLVN) - Dù ở bất cứ cương vị, vai trò và quốc gia nào, mỗi người phụ nữ Việt Nam đều mang trong mình hình bóng quê nhà và cố gắng lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa Việt đến với mọi người. Điều này một lần nữa được khẳng định tại “Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu” vừa tổ chức ở Nhà Quốc hội Hungary.

Diễn đàn phụ nữ Việt Nam lần đầu tại châu Âu

Theo thông tin từ Trang tin ScandAsia ngày 5/6, đây là Diễn đàn phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại châu Âu và cũng là sự kiện đầu tiên của người Việt Nam được tổ chức trong phòng họp Thượng viện của Tòa nhà Quốc hội, cơ quan lập pháp tối cao của Hungary. Điều này thể hiện sự quan tâm của Quốc hội nước này đối với phong trào phụ nữ Việt Nam, đồng thời chứng tỏ vị thế và uy tín của kiều bào ngày càng được khẳng định tại nước bạn.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 250 đại biểu đến từ 21 quốc gia bao gồm các nước trong khu vực châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc, được tổ chức theo sáng kiến của Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary, với sự phối hợp của Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại và sự bảo trợ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh vai trò của phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam.

Bà Phan Bích Thiện, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary, Trưởng ban tổ chức phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Bà Phan Bích Thiện, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary, Trưởng ban tổ chức phát biểu khai mạc Diễn đàn.

“Nhiều chị không chỉ có uy tín ở nước sở tại mà còn kết nối hiệu quả cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài với đồng bào trong nước. Như chị Phan Bích Thiện, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam ở Hungary, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hungary, nhiều khoá liên tiếp (từ 2009 đến nay) là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và rất nhiều chị tiêu biểu tại các nước như Séc, Đức, Hà Lan…” - Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Minh Hương khẳng định.

Có thể nói, Tiến sĩ Phan Bích Thiện là cái tên không xa lạ với các hoạt động của phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài. Còn nhớ, khi đại dịch đang trong giai đoạn diễn biến phức tạp, trao đổi với truyền thông, chị Phan Bích Thiện đã cho biết, từ khi dịch bệnh bắt đầu, Ban Thường vụ Hiệp hội Người Việt Nam tại Hungary đã hoạt động như Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của cộng đồng; lập các nhóm Viber, Facebook để có thể truyền tải thông tin về dịch bệnh nhanh nhất đến bà con. Bà con người Việt ở Hunggary luôn trong tinh thần chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau, nhất là với những người nhiễm bệnh. Hiệp hội cũng thường xuyên khuyến cáo bà con người Việt tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của chính quyền sở tại, tuân thủ nghiêm túc việc giãn cách xã hội, hạn chế tối đa việc di chuyển tới các địa điểm công cộng…

Đặc biệt, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, khi quê hương cần sự giúp đỡ thì bà con người Việt ở Hungary đều đồng lòng hướng về. Năm 2020 khi được tin lũ lụt lớn ở các tỉnh miền Trung, mặc dù đang gặp khó khăn vì dịch bệnh nhưng với tinh thần “tương thân, tương ái”, cộng đồng người Việt ở Hungary vẫn quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung là 48.000 EUR. Cá nhân chị Thiện, vào thời điểm tình hình dịch bệnh Việt Nam diễn biến phức tạp, sau khi nhận được lời kêu gọi ủng hộ phòng, chống COVID-19 đã ủng hộ 100 triệu đồng. Nối tiếp là rất nhiều sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở Hungary, trong đó có nhiều chị em phụ nữ.

Xây dựng cộng đồng “phụ nữ 4.0” tại nước ngoài

Theo Ban Tổ chức, chủ đề của “Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu” được xác định trên cơ sở nhận thức về sự phát triển của công nghệ 4.0 đã và đang tác động đến toàn cầu, cũng như tác động đến từng quốc gia, từng gia đình, từng cá thể trong xã hội, trong đó có vai trò rất quan trọng của phụ nữ. Do đó, nhận thức của người phụ nữ thời đại 4.0 sẽ không chỉ là học thức, kinh nghiệm mà còn là sự chủ động, khả năng nắm giữ - điều khiển và sử dụng công nghệ.

Thời đại chuyển đổi số đặt ra cho phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài những cơ hội cũng như thách thức để làm sao vẫn giữ gìn lan tỏa các giá trị truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời theo kịp với thời đại và hội nhập tốt.

Trao quà lưu niệm tặng các vị khách quý tại Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại châu Âu.

Trao quà lưu niệm tặng các vị khách quý tại Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại châu Âu.

Chia sẻ tình cảm đặc biệt sâu sắc dành cho Việt Nam và đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai nước Hungary và Việt Nam, phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Hungary Mátrai Márta cũng cho rằng, phụ nữ là trụ cột căn bản của xã hội, phải đảm đương tốt nhiệm vụ cả trong công việc và trong gia đình. “Họ không chỉ phải làm việc gấp đôi để được công nhận và bình đẳng trong công việc, mà họ còn gánh trách nhiệm chủ yếu trong việc nuôi dạy con cái và công việc gia đình, điều này càng trở nên khó khăn hơn bởi những thách thức mà cả xã hội phải đối mặt”, TTXVN dẫn lời bà Mátrai Márt khẳng định.

Tại Diễn đàn, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh, “phụ nữ 4.0” cũng có nhiệm vụ gìn giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình và quốc gia, cũng như truyền lại cho các thế hệ sau. Ngoài ra, đối với phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài, còn có nhiều hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc, đồng thời hội nhập tốt.

Trả lời truyền thông trước thềm Diễn đàn, Tiến sĩ Phan Bích Thiện cho biết, trong những năm gần đây phong trào người Việt ở nước ngoài nói chung và ở châu Âu nói riêng ngày càng phát triển, trong đó hoạt động của phụ nữ cũng là mảng rất quan trọng. Chị em phụ nữ bao giờ cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong công tác của cộng đồng, trong việc xây dựng cộng đồng cũng như hướng về quê hương, đất nước.

Phong trào phụ nữ có rất nhiều mảng. Hiện giờ phong trào phụ nữ ở châu Âu phát triển rất mạnh về những mảng như gìn giữ truyền thống của phụ nữ Việt, những cuộc thi áo dài, những cuộc thi duyên dáng Việt Nam… Bên cạnh đó cũng có mảng rất quan trọng là việc làm sao hội nhập tốt, thích hợp được trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong thời đại cách mạng 4.0.

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu đã khép lại, nhưng những ý tưởng, đề xuất ở sự kiện sẽ tạo nền tảng cho sự kết nối, hỗ trợ, trao đổi và phát triển hợp tác giữa phụ nữ Việt Nam tại các nước châu Âu và mở rộng ra các nước khác, góp phần xây dựng cộng đồng phụ nữ Việt Nam tại nước ngoài trong thời đại mới với tinh thần “Tự tin, năng động, sáng tạo, kết nối”.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. Ảnh: Quang Vinh

Ông Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

(PLVN) -Sau hơn 2 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới và sáng tạo, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã thành công tốt đẹp. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam được hiệp thương cử tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Gắn phong trào thi đua 'Dân vận khéo' với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Lộc)
(PLVN) - Hôm qua (15/10), tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Đảng ủy Khối) đã tổ chức Tọa đàm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Khối. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2024).