Dấu ấn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc chiến chống Covid-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam động viên các tình nguyện viên tham gia truy vết các ca nhiễm Covid-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam động viên các tình nguyện viên tham gia truy vết các ca nhiễm Covid-19.
(PLVN) - Trong cuộc chiến với virus SAR-CoV-2 hơn 1 năm qua, ngoài những chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước thì không thể không kể đến dấu ấn của người đứng đầu Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Những trận chiến đầu tiên

Ngày 23/1/2020 (29 Tết Canh Tý), Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận 2 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên là hai cha con người Vũ Hán, Trung Quốc, nơi xuất phát các ca bệnh đầu tiên trên thế giới. Cuộc chiến chống Covid-19 chính thức bắt đầu ở Việt Nam.

Đúng một tuần sau - ngày 30/1/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 170/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (dịch bệnh Covid-19), do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Từ ngày 23/1 đến 13/2/2020, cả nước có 16 người mắc bệnh Covid-19, tất cả đều có nguồn lây nhiễm liên quan đến ổ dịch tại Vũ Hán, Trung Quốc. Ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra và với sự tham mưu của Ban Chỉ đạo Quốc gia, các biện pháp ứng phó với dịch bệnh luôn cao hơn 1 mức so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đặc biệt, ngày 13/2/2020 ổ dịch ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với 11 ca dương tính với SAR-CoV-2 phải phong tỏa, gần 11.000 người dân trong xã cách ly. Ngày 26/2/2020, toàn bộ 16/16 bệnh nhân mắc bệnh Covid-19 khỏi bệnh. Ngày 4/3/2020 xã Sơn Lôi dỡ phong tỏa sau 21 ngày cách ly.

Vài ngày sau - ngày 6/3, đợt dịch thứ 2 diễn ra sau trường hợp thứ 17 là nữ bệnh nhân ở Hà Nội, từng khiến người dân Thủ đô có một “đêm trắng”. Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia thời điểm này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Có thể nói Việt Nam đã thắng chiến dịch mở màn trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 nhưng chưa chiến thắng cả cuộc chiến. Tuy nhiên, nhất định Việt Nam sẽ chiến thắng.

“Từ hơn 2 ngày nay, chúng ta đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện. Giai đoạn 2 khó hơn giai đoạn đầu bởi dịch đã lan ra hơn 100 nước. Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây. Thực tế virus này đã xâm nhập vào nước ta, “đang âm thầm mai phục”. Nếu chúng ta không làm tốt sẽ gặp tình huống “trong đánh ra, ngoài đánh vào”.

Khó khăn là thế nhưng chúng ta đã lường trước mọi tình huống, có kịch bản sẵn sàng ứng phó với tình huống, ngay cả khi có hàng ngàn ca nhiễm. Những ngày tới đây nếu có vài chục, vài trăm ca nhiễm cũng không có gì bất ngờ. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện nghiêm nguyên tắc chống dịch, là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Khi virus đã vào Việt Nam, việc phát hiện sớm để ngăn chặn vô cùng quan trọng” - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu thời gian tới, cần đề cao kỷ cương, trách nhiệm, thực hiện thật nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia… Phó Thủ tướng đề nghị phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn, khuyến cáo, hạn chế tối đa người Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc qua nước đã có người nhiễm Covid-19; chỉ đi khi thực sự cần thiết, và phải được trang bị đầy đủ kiến thức đầy đủ để đảm bảo an toàn trước lúc đi, khi ở nước ngoài, sau khi về Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục thực hiện tốt công tác điều trị, bảo đảm bất cứ ai bị nhiễm Covid-19 đều được chữa khỏi, để “dù có nhiều ca nhiễm, dù con virus Covid-19 ở đâu, có đáng sợ như thế nào, chúng ta cũng sẽ chiến thắng”. Phó Thủ tướng tin tưởng và khẳng định: “Nếu toàn dân đồng lòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh Covid-19 như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng”.

“Chúng ta đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam, tuy nhiên như vậy cũng chưa đủ mà cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam. Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định pháp luật, còn là hành động cụ thể để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác” - Phó Thủ tướng yêu cầu và sau đó, ý kiến này được triển khai, người dân tích cực thực hiện khai báo y tế để chung tay phòng chống dịch bệnh.

“Đặt lợi ích nhân dân trên hết”

Đến đợt dịch thứ 3 tại Đà Nẵng, Phó Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh: “Chúng ta mới thắng từng trận đánh, từng chiến dịch chứ chưa thắng cả cuộc chiến” và cảnh báo trên thế giới, rất nhiều nước do lơi lỏng, dịch bệnh đã quay lại, bùng phát thành làn sóng mới, đe dọa rất nghiêm trọng. Dịch bệnh ở Đà Nẵng thời gian qua là lời cảnh báo rất nghiêm khắc cho tất cả các bệnh viện, các địa phương, các ngành, các cấp. 

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, nếu tiếp tục các biện pháp phòng dịch đã quán triệt từ trước, siết lại với tinh thần luôn sẵn sàng, thì có lòng tin sẽ không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Ông cũng đề nghị sớm biên soạn “sổ tay”, tổng kết kinh nghiệm, hướng dẫn cụ thể, để các địa phương khác có thể nhanh chóng triển khai các biện pháp chống dịch ngay khi phát hiện ra ca nhiễm ở trong đô thị, bệnh viện, cộng đồng.

Sau 55 ngày không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng thì những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu, đợt dịch mới lại bùng phát tại nhiều địa phương. Chỉ đạo ứng phó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bình tĩnh cho hay: “Biến thể mới của virus lây nhanh hơn thì chúng ta phải nhanh hơn nữa”. Phó Thủ tướng mong muốn lãnh đạo các địa phương phải hết sức trách nhiệm, vì sự yên bình của người dân.

Phó Thủ tướng luôn nhắc nhở các tỉnh cần đặc biệt lưu ý là tuyệt đối không được chủ quan. “Ví dụ như tại Hải Dương hay an ninh sân bay ở Vân Đồn, nếu thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch thì tại sao có thể xảy ra lây nhiễm. Lý do vì có lúc nào đó lơ là, vì lâu ngày không có ca bệnh”, Phó Thủ tướng dẫn chứng. Theo Phó Thủ tướng, đây là bài học cho các địa phương. 

Phó Thủ tướng cũng lưu ý trong Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng, ngoài việc phong tỏa toàn bộ TP Chí Linh, thì Hải Dương hay bất cứ địa phương khác sau này căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương nào để quyết định nơi nào cần phải phong tỏa hay giãn cách xã hội.

“Thay mặt Ban Chỉ đạo Quốc gia, chúng tôi kêu gọi toàn bộ nhân dân đồng lòng, chắn chắn phong tỏa là bất tiện vô cùng nhưng chúng ta không thể làm khác. Nếu chúng ta làm tốt, kiểm soát tốt có thể quay trở lại bình thường được nhưng nếu chúng ta không kiên quyết ngay từ đầu, ngại khó, ngại khổ thì không lường được hậu quả”, Phó Thủ tướng quả quyết.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt yêu cầu các địa phương “phải giữ bằng được bệnh viện”. Lý do vì chủng mới lây rất nhanh nên các Sở Y tế cần nâng mức báo động lên, cảnh giác cao hơn một mức so với trước đây. Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm việc kiểm tra, xử phạt việc đeo khẩu trang nơi công cộng. “Phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.