Dấu ấn lớn của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO, có mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang tiếp diễn sâu rộng. Trong tiến trình ấy, dấu ấn của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan vào những thời điểm quyết định trong quá trình đó rất rõ nét.

Lễ ký hiệp định gia nhập WTO song phương với Hoa Kỳ (Phó Thủ tướng Vũ Khoan đứng thứ 5 từ phải sang trái, Thứ trưởng Lương Văn Tự ký hiệp định) - Ảnh: VGP/NN

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là một trong những người tiên phong trong công cuộc cải cách, đổi mới, mở cửa, hội nhập của Việt Nam ngay từ những năm tháng đầu tiên. Đóng góp của ông không chỉ về mặt những chính sách mà còn là nhiều việc cụ thể, để từ đó các tổ chức quốc tế lớn như WB, IMF xuất hiện và hoạt động tại Việt Nam.

Ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán kinh tế thương mại Chính phủ, kiêm Trưởng đoàn đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – người gắn bó với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong quá trình công tác dài lâu đã hồi tưởng nhiều kỷ niệm.

Đóng góp to lớn vào thành công của Việt Nam gia nhập WTO

Đàm phán gia nhập WTO là một cuộc đàm phán lịch sử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Cuộc đàm phán kéo dài 11 năm kể từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, trong đó chúng ta đàm phán đa phương với 149 nước và vùng lãnh thổ, đàm phán song phương về mở cửa thị trường với 30 nước.

"Tôi vinh dự được Thủ tướng Chính phủ giao trọng trách làm Trưởng đoàn đàm phán kinh tế thương mại kiêm Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO từ năm 1999 nên có cơ hội được làm việc với các đồng chí lãnh đạo Chính phủ và Bộ Công Thương, đặc biệt là đồng chí Vũ Khoan, người có một thời gian dài trực tiếp chỉ đạo đoàn đàm phán", nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ.

Năm 1999, đồng chí Vũ Khoan nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Thương mại kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tế (nay là Ban Chỉ đạo liên ngành hợp tác kinh tế quốc tế).

Với tầm nhìn và am hiểu đường lối chính sách của Đảng, đồng chí đã chỉ đạo dự thảo Nghị quyết về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trình Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị thông qua tại Nghị quyết 07-NQ/TW tháng 12/2001. Đây là bước cụ thể hóa chủ trương hội nhập của Đảng và là sự chỉ đạo cụ thể công cuộc đàm phán của Chính phủ và đoàn đàm phán gia nhập WTO.

Đồng chí Vũ Khoan còn chỉ đạo đoàn đàm phán xây dựng bản chào và chuyển sang giai đoạn đàm phán song phương kết hợp với đa phương. Hơn 2 năm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, sau đó với vai trò Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí tiếp tục chỉ đạo công cuộc đàm phán và hội nhập của Chính phủ.

Trong đó, đồng chí yêu cầu xây dựng chiến lược vận động ngoại giao với tất cả các đại sứ các nước là thành viên WTO, vận động họ tạo điều kiện cho Việt Nam sớm gia nhập WTO; tranh thủ tất cả các diễn đàn APEC, ASEM, ASEAN vận động ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO.

Đồng thời, chúng ta đứng ra đăng cai các hội nghị như ASEM 5 (2005) tại Hà Nội để kết thúc cuộc đàm phán sớm với 27 đối tác của Liên minh châu Âu (EU), mở ra cơ hội thúc đẩy Hoa Kỳ kết thúc đàm phán.

Hằng tháng, Phó Thủ tướng Vũ Khoan chủ trì giao ban với các bộ, ngành về xây dựng phương án đàm phán, xác định mức độ, phạm vi mở cửa để vừa hội nhập vừa giữ vững được ổn định phát triển kinh tế vừa bảo vệ được các doanh nghiệp; yêu cầu các bộ, ngành xây dựng chương trình pháp luật để sửa và xây mới luật phù hợp với các cam kết WTO để trình Quốc hội.

"Lúc đó ngành nào cũng lo bảo vệ lĩnh vực mình phụ trách nhưng nếu không điều phối, không cân bằng lợi ích của các bộ, các ngành, của nền kinh tế, chúng ta cũng không gia nhập WTO được. Trong các cuộc giao ban đó, cấp thấp nhất là Thứ trưởng, nên tất cả những vấn đề vướng mắc hằng tháng được giải quyết", ông Lương Văn Tự cho hay.

Với sự chỉ đạo sát sao của đồng chí Vũ Khoan trên cương vị là Phó Thủ tướng, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và tinh thần làm việc không kể ngày đêm của hơn 30 thành viên đoàn đàm phán gia nhập WTO, với hơn 200 phiên đàm phán, cuối cùng, ngày 31/5/2006, Hoa Kỳ đồng ý kết thúc và ký hiệp định song phương gia nhập WTO với Việt Nam.

Việc kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ cũng coi như là kết thúc đàm phán WTO, chỉ còn hoàn thành các thủ tục văn bản để ký hiệp định gia nhập. Đây cũng là lúc đồng chí Vũ Khoan rời nhiệm vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.

Gia nhập WTO đã mang lại cho đất nước ta những thành tựu to lớn và mở ra những cơ hội mới cho việc phát triển lâu dài và bền vững. Qua đó nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy của các nước trên thế giới".

Tất cả các đối tác đàm phán song phương gia nhập WTO thời đó bây giờ đều trở thành đối tác chiến lược và đối tác toàn diện trong hợp tác kinh tế với Việt Nam, như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Australia, Anh, New Zealand…

"Nhớ lại những năm tháng đàm phán cam go vào sân chơi của quốc tế, chúng tôi thật may mắn có được người 'thủ lĩnh' ngoại giao, thông thạo ngoại ngữ, chỉ đạo sâu sát và luôn quan tâm động viên chúng tôi vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Hội nhập nói chung và đàm phán gia nhập WTO là chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ cùng sự đóng góp của nhiều người, nhiều thế hệ. Song cá nhân đồng chí Vũ Khoan đã có đóng góp to lớn vào thành công của quá trình này. Đồng chí Vũ Khoan ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn!", nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Lương Văn Tự chia sẻ.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, đồng chí Vũ Khoan đã làm việc không ngơi nghỉ đến tận khi lâm trọng bệnh. Ông thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị đóng góp ý kiến, trả lời phỏng vấn báo chí, gặp mặt và "truyền lửa" cho thanh niên, sinh viên.

Đồng chí Vũ Khoan là "một cây đại thụ, một cán bộ lãnh đạo xuất chúng, mẫu mực đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới, công cuộc cải cách và công cuộc phát triển của đất nước ta".

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.