Dấu ấn của những Đệ nhất phu nhân Mỹ thời hiện đại

Tân Đệ nhất phu nhân Jill Biden với Sáng kiến Sức khỏe Biden về ung  thư vú.
Tân Đệ nhất phu nhân Jill Biden với Sáng kiến Sức khỏe Biden về ung thư vú.
(PLVN) - Mọi Đệ nhất phu nhân thời hiện đại đều ưu tiên để lại di sản của mình trước khi rời Nhà Trắng và cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ mới nhất - bà Melania Trump cũng không ngoại lệ.

Sáng kiến của bà Melania Trump

Dù chỉ ở vai trò hậu phương, nhưng những gì mà các Đệ nhất phu nhân Mỹ thời hiện đại để lại không chỉ là hình ảnh “bông hoa đẹp” khi xuất hiện bên chồng và vai trò hạn chế trong các hoạt động mang tính nghi thức. Với bà Melania Trump, theo South China Morning Post, sáng kiến Be Best đượccông bố vào mùa xuân năm 2018- khuyến khích thanh thiếu niên chống nạn bắt nạt trực tuyến và lạm dụng chất gây nghiện - có thể là di sản của bà.

Chuyến đi một mình đầu tiên và duy nhất của bà Melania là đến châu Phi, bà đã gặp gần 4.000 trẻ em sau 2 năm đưa ra sáng kiến Be Best. Theo nguồn tin từ Nhà Trắng, một trong những điểm nổi bật của bà Melania là đến thăm các ngôi trường đưa giáo dục tính cách và cảm xúc xã hội vào chương trình giảng dạy.

Sáng kiến Be Best của bà Melania Trump.
Sáng kiến Be Best của bà Melania Trump.  

Tiếc là năm cuối cùng trong thời gian tại vị của ông Trump trùng với thời điểm đất nước phong tỏa vì đại dịch Covid-19, di sản xã hội của bà Melania kết thúc ở đó. Cựu Đệ nhất phu nhân Melania Trump cũng đã thăm gần 20 bệnh viện trong nước và quốc tế tính đến năm 2020. Bà đã dành thời gian “nêu bật các chương trình đổi mới và cảm ơn nhân viên y tế vì sự tận tâm đối với bệnh nhân”.

Vấn đề an toàn mạng có lẽ mớilà nguyên nhân khiến bà Melania lo ngại nhất trong nhiệm kỳ của mình ở Nhà Trắng. Bà thường xuyên đáp trả những lời chỉ trích nhằm vào con trai Barron Trump. Có điều, phu nhân của cựu Tổng thống Trump có thể khó được nhìn nhận một cách nghiêm túc do ông Trump vốn nổi tiếng về việc công kích người khác trên mạng xã hội. Điển hình, ông đã từng chế nhạo nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg khi cô còn là trẻ vị thành niên.

Hợp tác với Cơ quan Công viên Quốc gia, bà Melania cũng thúc đẩy vai trò quan trọng của trẻ em trong việc bảo vệ hành tinh cho thế hệ tiếp theo.Nhưngvới sự miễn cưỡng của ông Donald Trump trong việc chống lại biến đổi khí hậu - đặc biệt là việc đổ lỗi cho chính quyền địa phương trong thảm họa cháy rừng ở California hay những lời chỉ trích nhằm vào Greta Thunberg, nỗ lực của bà Melania trong lĩnh vực này không thật sự được ghi nhận.

Thúc đẩy chính sách để thay đổi thực sự

Tuy nhiên, các nhà phê bình lưu ý rằng Be Best không có ảnh hưởng rõ ràng đến việc thay đổi chính sách. Trong khi đó, một số vị Đệ nhất phu nhân tiền nhiệm đều không chỉ tìm cách thay đổi suy nghĩ của người Mỹ, mà còn thực hiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho sự chuyển biến thật sự. Nổi bật là bà Michelle Obama khuyến khích giới trẻ vận động trong nỗ lực thúc đẩy lối sống lành mạnh. Hay bà Hillary Clinton thì truyền cảm hứng mạnh mẽ về nữ quyền mà chưa Đệ nhất phu nhân nào từng làm được. 

Trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống của chồng, bà Michelle dù ở vai trò hậu phương đã tỏa sáng bằng chính tài năng, sự nhiệt tình của riêng mình.Những ngày đầu tiên trên cương vị Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle đã chủ động đến thăm những người vô gia cư, tổ chức những bữa ăn từ thiện cho họ. Người dân khi ấy không biết quá nhiều ngoài thông tin bà là vợ Tổng thống Barack Obama, là một phụ nữ trí thức tốt nghiệp trường Harvard.

Nhận thấy tình trạng béo phì gia tăng nhanh chóng trong xã hội, Michelle Obama chủ động tạo mảnh vườn riêng trong khuôn viên Nhà Trắng có tên “Vườn bếp Nhà Trắng”, khuyến khích người dân tạo thói quen ăn uống lành mạnh.

Bà Hillary Clinton là niềm tự hào của phong trào nữ quyền.
Bà Hillary Clinton là niềm tự hào của phong trào nữ quyền. 

Đây cũng là nơi khởi điểm cho chiến dịch “Let’s move” mà bà khởi xướng, một chiến dịch nhằm chống lại bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh. Bà sẵn sàng nhảy theo điệu nhạc sôi động trước ống kính truyền thông, cố gắng gây ấn tượng với người dân, buộc họ thay đổi nhận thức. 

Tháng 5/2014, bà Michelle tham gia chiến dịch yêu cầu phiến quân trả hàng trăm trẻ em gái bị bắt cóc ở Nigeria về với gia đình. Bà đăng lên trang Twitter cá nhân hình ảnh cá nhân kèm chú thích ủng hộ chiến dịch #bringbackourgirls.Không chỉ mạnh mẽ ủng hộ quyền của trẻ em gái, bà Michelle còn ủng hộ cộng đồng LGBT, là một trong những “quân sư” của Tổng thống Obama đối với những chính sách dành cho cộng đồng này. Năm 2015, Mỹ cho phép các cặp đồng giới kết hôn ở 50 bang.

Với những chính sách mang tính nhân văn như ủng hộ kiểm soát súng tạo cộng đồng an toàn, thay đổi về chính sách y tế liên quan đến bảo hiểm, bà Michelle cũng một mực ủng hộ chồng. Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, mọi người đổ dồn sự quan tâm và yêu cầu bà Michelle Obama ra ứng cử Tổng thống vào năm 2020.

Thế nhưng, bà Michelle từ chối và cho biết bà chỉ có một khát khao duy nhất là ảnh hưởng những điều tích cực đến mọi người bằng cách không áp đặt định kiến và chỉ thông qua những hoạt động xã hội, bà mới làm được điều này.

Với Hillary Clinton, bà cũng có thời gian 8 năm là Đệ nhất phu nhân Mỹ khi chồng bà, Tổng thống Bill Clinton có 2 nhiệm kỳ ở Nhà Trắng. Thời điểm ấy, bà Hillary Clinton mỗi khi xuất hiện cùng chồng đều thu hút sự chú ý của truyền thông. Bà là Đệ nhất phu nhân đầu tiên có học vị trên đại học.

Sáng kiến Let's Move của bà Michelle Obama.
 Sáng kiến Let's Move của bà Michelle Obama. 

Bà là Tiến sĩ Luật, là người phụ  nữ am tường công việc chính trị không thua chồng. Thời trẻ, bà là một trong những gương mặt tiêu biểu cho các hoạt động, chiến dịch bảo vệ quyền lợi trẻ em và nữ giới. Hillary Clinton tạo niềm cảm hứng mạnh mẽ về nữ quyền mà chưa Đệ nhất phu nhân nào từng làm được. Năm 2008, bà tranh cử Tổng thống nhưng thất bại trước ông Obama. Chiến thắng sát sao của tỷ phú Donald Trump không thể dập tắt niềm tự hào của người dân mang tên Hillary Clinton, người phụ nữ đầy bản lĩnh và tài năng.

Diễn văn tranh cử của bà Hillary Cliton đã thành câu nói truyền cảm hứng cho thế hệ nữ giới trẻ ở Mỹ: “Tôi ước ao mẹ tôi có thể thấy nước Mỹ chúng ta đang chung tay xây dựng. Một nước Mỹ bạn có thể dự phần, có thể thu hái những thành quả. Một nước Mỹ nơi chúng ta không loại trừ ai, hoặc để ai tụt hậu. Một nước Mỹ nơi người cha có thể bảo con gái: vâng, con có thể trở thành bất cứ ai, ngay cả Tổng thống Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ”.

Tân Đệ nhất phu nhân Jill Biden (69 tuổi, Tiến sĩ tại Đại học Delaware) gần đây cũng đã đưa ra danh sách ưu tiên mà bà muốn tập trung khi đến Nhà Trắng vào tháng 1. Trong một tuyên bố từ người phát ngôn là Michael LaRosa, bà Jill Biden đangthành lập nhóm để giúp bà giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục, ung thư, gia đình quân nhân và cựu chiến binh. Theo tài liệu lưu trữ của Nhà Trắng, bà Jill Biden đã bắt đầu Sáng kiến Sức khỏe Biden về ung thư vú ở Delaware, nhằm giáo dục hơn 10.000 nữ sinh trung học về cách phát hiện các dấu hiệu sớm của ung thư vú. Bà bắt tay vào thực hiện ý tưởng này vào năm 1993 sau khi 4 người bạn của bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. 

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.