Dấu ấn 5 năm “Nâng bước em đến trường”

lChủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Trung tướng Đỗ Danh Vượng và các đại biểu trò chuyện cùng các học sinh, sinh viên tiêu biểu tham dự Hội nghị tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu trong chương trình “Nâng bước em đến trường - Con nuôi Đồn Biên phòng”.
lChủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Trung tướng Đỗ Danh Vượng và các đại biểu trò chuyện cùng các học sinh, sinh viên tiêu biểu tham dự Hội nghị tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu trong chương trình “Nâng bước em đến trường - Con nuôi Đồn Biên phòng”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 5 năm thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Đồn Biên phòng”, Bộ đội Biên phòng đã chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ, nâng bước tới trường hơn 5.000 lượt học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con gia đình chính sách…, nhằm nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Hiệu quả 5 năm “Nâng bước em đến trường”

Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh (BTL) Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết, trước thực trạng khu vực biên giới nước ta còn nhiều tồn tại so với các địa bàn khác như: Hệ thống chính trị cơ sở còn hạn chế; cơ sở hạ tầng khó khăn; cơ sở y tế chưa được bảo đảm; tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ học, không có điều kiện đến trường còn cao; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu vẫn tồn tại…, với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” và tinh thần “Trao con chữ, truyền hi vọng”, từ năm 2016 đến nay, Đảng ủy, BTL BĐBP đã triển khai Chương trình “Nâng bước em tới trường”.

Chương trình được triển khai trong toàn lực lượng nhằm động viên, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, giúp đỡ các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi không nơi nương tựa… được đến trường học tập, rèn luyện. Trong đó, tập trung giúp đỡ các cháu học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con gia đình chính sách, người có uy tín, dân tộc thiểu số rất ít người...

Năm học 2016-2017, các Đồn Biên phòng nhận đỡ đầu 2.844 em, trong đó có 197 em học sinh nước bạn Lào, Campuchia. Những năm học tiếp theo tiếp tục bổ sung, duy trì nhận đỡ đầu gần 3.000 em, với mức hỗ trợ 500.000 đồng/em/tháng, đến khi học hết lớp 12.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị BĐBP đã có nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo để hỗ trợ, bổ trợ góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình, như: Mô hình “Bữa sáng cho em” (Biên phòng Sơn La), “Bánh mì bộ đội” (Biên phòng Quảng Trị), “Bếp ăn tình thương” (Biên phòng Gia Lai), “Tủ sách thanh niên - Nâng bước em tới trường” (Biên phòng Quảng Ngãi), “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” (Biên phòng Bình Định); “Sân trường cho em” (Biên phòng Phú Yên), “Tiết kiệm tiền lẻ - Chia sẻ khó khăn” (Biên phòng Cà Mau) và các Chương trình “Học kỳ Quân đội” (Biên phòng Sơn La), “Thắp sáng ước mơ cho em” (Biên phòng Nghệ An), “Tay kéo biên phòng” (Biên phòng Lai Châu)...

Ngoài nguồn kinh phí do cán bộ, chiến sĩ BĐBP quyên góp khoảng 95 tỉ đồng, Chương trình còn nhận được sự chung tay, góp sức của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, tiêu biểu như: Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội…

Các cháu học sinh được BĐBP đỡ đầu thường xuyên tới trường, bám lớp. Chương trình đã chia sẻ, giúp đỡ hàng nghìn em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tới trường, chắp cánh ước mơ. Kết quả học tập, rèn luyện của các em được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau đều cao hơn năm trước. Nhiều em đạt giải kỳ thi các cấp, được các thầy, cô, nhà trường khen ngợi, biểu dương.

Tiêu biểu có 59 em đạt giải ở các kỳ thi các cấp; gần 3.000 lượt em học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường; 132 em đỗ các trường đại học, cao đẳng, trong đó có nhiều em đỗ các trường top đầu như: Em Lý Hồng Hải được BĐBP Cao Bằng đỡ đầu đỗ Đại học Ngoại thương Hà Nội; em Lê Thị Hà Uyên được BĐBP Thanh Hóa đỡ đầu đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân…

Em Vàng Thị Chá, người dân tộc Mông, con nuôi của Đồn Biên phòng Phó Bảng, BĐBP Hà Giang cho biết: “Từ khi được làm con nuôi của Đồn Biên phòng, được các bố nuôi chăm sóc, dạy bảo, giúp đỡ thì cuộc sống của em đã thay đổi. Chúng em có nhà để ở, có cơm để ăn, có sách để học và các bố ở Đồn Biên phòng như người thân trong gia đình”.

Đến toàn quân “Nâng bước em đến trường”

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa... mặc dù đã được hỗ trợ, giúp đỡ nhưng vẫn có nguy cơ bỏ học giữa chừng, vì vậy, năm 2019, BĐBP đã triển khai Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” với các nội dung, chỉ tiêu, hình thức cụ thể, thiết thực để nhận các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nuôi dưỡng tại các Đồn Biên phòng.

Hiện tại, các Đồn Biên phòng đang nhận nuôi 356 cháu, trong đó có 271 cháu nuôi tại đồn, 85 cháu nhận nuôi tại gia đình. Trong đó, có 41 cháu mồ côi cả cha và mẹ, 180 cháu mồ côi cha hoặc mẹ, 5 cháu là con liệt sĩ, 3 cháu bị tật nguyền... Các cháu được bố trí nơi ăn nghỉ, góc học tập riêng và có cán bộ kèm cặp giúp đỡ, chú trọng bồi dưỡng các cháu thành lớp người kế cận sau này tham gia giữ gìn bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

5 năm qua, lực lượng BĐBP đã đỡ đầu cho trên 5.000 lượt học sinh khu vực biên giới có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền khoàng 95 tỷ đồng. Trong đó có gần 1.000 em mồ côi không nơi nương tựa và gần 200 em của nước bạn Lào và Campuchia.

Những năm qua, Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Đồn Biên phòng” đã được lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung trương và cấp ủy, chính quyền các địa phương ghi nhận, đánh giá cao; đồng thời được lan tỏa trong cả nước với sự vào cuộc của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội. Năm 2016, Chương trình được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bình chọn là “Công trình Thanh niên tiêu biểu toàn quốc”.

Năm 2017, Chương trình được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và tổ chức Liên Hợp quốc tại Việt Nam bình chọn là một trong 8 giải thưởng “Tình nguyện quốc gia”.

Kết quả đó khẳng định, triển khai Chương trình là chủ trương đúng đắn của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, là tình cảm, sự tri ân và việc làm ý nghĩa thiết thực của cán bộ, chiến sĩ BĐBP hướng về đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo; góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa BĐBP với nhân dân; nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, xây dựng, củng cố thế trận lòng dân, nền biên cương toàn dân vững chắc.

Việc đỡ đầu, hỗ trợ các em học sinh nước bạn Lào, Campuchia đã góp phần tăng cường sự phối hợp giữa BĐBP Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới và chính quyền cơ sở các nước; tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai bên biên giới…

Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP cho biết, Chương trình “Nâng bước em tới trường” và Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” là sự kế tiếp truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam; là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về tham gia phát triển kinh tế - xã hội; là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng ủy, BTL BĐBP, thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân của cán bộ, chiến sĩ BĐBP với đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Quốc phòng đã giao BTL BĐBP chủ trì xây dựng, triển khai dự án “Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Đọc thêm

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.

Các trường vẫn chưa thể tự chủ trong một số vấn đề

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT chủ trì thảo luận tại Tọa đàm. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, sau 5 năm, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật Giáo dục đại học đã bộc lộ một số bất cập so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đại học Việt Nam.

Ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng

Các đại biểu thực hiện nghi lễ ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng.
(PLVN) -  Ngày 22/12, Tập đoàn Giáo dục EQuest cùng Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội tổ chức lễ công bố thương hiệu Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng, đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống giáo dục tư thục đào tạo tài năng ở TP Cảng.