Đất tranh chấp suốt 15 năm qua, vẫn ngang nhiên xây nhà

Đất tranh chấp suốt 15 năm qua, vẫn ngang nhiên xây nhà
(PLVN) - Chuyện những mảnh đất nông nghiệp, đất ao dần bị "biến mất" giờ đây không hiếm. Vậy nhưng một mảnh ao hàng trăm mét vuông giữa thủ đô đang có tranh chấp hàng chục năm qua nhưng vẫn ngang nhiên xây dựng trái phép, mặc cho các động thái có phần "chiếu lệ" của chính quyền địa phương thì lại là chuyện khó hiểu.

Mảnh ao hóa “đất vàng”

Theo phản ánh của ông Nguyễn Minh Phú (SN 1947, ngụ phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), hiện gia đình ông đang có tranh chấp mảnh ao của gia đình với người khác.

Tuy nhiên trong khi sự việc vẫn chưa được giải quyết thì người ta đã tiến hành san lấp, đổ đất và xây nhà trên phần ao đang tranh chấp đó. Sự việc này chính quyền địa phương có nắm được và cũng đã tiến hành lập biên bản, yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình đó dừng thi công nhưng cũng chỉ mang tính “chiếu lệ”.

Việc xây dựng trái phép vẫn diễn ra khẩn trương (ảnh chụp ngày 24/8/2019)
Việc xây dựng trái phép vẫn diễn ra khẩn trương (ảnh chụp ngày 24/8/2019) 

Tài sản tranh chấp là thửa đất ao diện tích 439m2  (số 135, tờ bản đồ số 30 lập năm 1994) tại phường Dịch Vọng có nguồn gốc của cụ Nguyễn Thị Dữa (cụ nội ông Phú) quản lý sử dụng từ năm 1930.

Sau đó, khu vực ao nêu trên được gia tăng diện tích lên 540m2 và chuyển sang cho cụ Nguyễn Thị Sâm (bà nội ông Phú) đứng tên, rồi tiếp đó chuyển cho bà Nguyễn Thị Bằng (mẹ của ông Phú).  Theo các tài liệu lưu giữ, bản đồ địa chính xã thì thửa ao kể trên do gia đình ông Phú quản lý và sử dụng liên tục, nộp thuế từ năm 1930 đến năm 2004.

Theo ông Phú phản ánh, đến năm 2004, ông Phạm Ngọc Sơn có đến thửa đất ao trên của gia đình ông để xây tường bao quanh và hai bên đã xảy ra tranh chấp từ đó đến nay.

Quá trình giải quyết tranh chấp, UBND phường Dịch Vọng đã tiến hành hòa giải giữa hai bên. Tại buổi hòa giải, ông Sơn có đưa ra 1 giấy nhượng ao viết tay đề ngày 31/8/1981 có nội dung ông Nguyễn Minh Chạnh (bố của ông Phú) nhượng lại cái ao có diện tích 550m2 cho ông Nguyễn Văn Giáp (bố của ông Sơn) với số tiền 8.000 đồng (tám nghìn đồng).

Phía gia đình ông Phú không thừa nhận tờ giấy nhượng ao viết tay này vì trước nay thửa ao này chưa bao giờ đứng tên ông Nguyễn Minh Chạnh. Hơn nữa, thời điểm năm 1981 thì việc mua bán, sang nhượng đất đai chưa được Nhà nước cho phép; thêm vào đó, từ năm 1981 tới gần đây thì gia đình ông Phú vẫn là người nộp thuế đối với thửa ao kể trên.

Sau nhiều lần UBND phường Dịch Vọng tổ chức hòa giải không thành, đêm 30/7/2019, ông Sơn đã thuê người tiến hành xây dựng trái phép trên diện tích thửa đất ao đang tranh chấp.

Ngày 31/7, Tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị địa bàn phường Dịch Vọng đã đến kiểm tra hiện trạng việc thi công xây dựng kể trên và có lập biên bản ngăn chặn, vậy nhưng sau đó ông Sơn vẫn tiếp tục cho xây dựng.

Phường xử lý "chiếu lệ"

Ngày 6/8, UBND phường Dịch Vọng đã mời hai bên tranh chấp lên làm việc, tại đây các bên tham gia xác định việc xây dựng của gia đình ông Sơn là trái phép, đồng thời ông Nguyễn Quý Hải (Phó Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng) cũng yêu cầu phía ông Sơn dừng tuyệt đối việc thi công xây dựng này và giao Tổ Quản lý trật tự xây dựng - Đô thị kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm; giao công an phường Dịch Vọng kiểm tra và có các biện pháp phòng ngừa an ninh trật tự trên địa bàn và tại thửa đất trên.

Phía ông Phú cũng đề nghị UBND phường Dịch Vọng xử lý dứt điểm việc thi công xây dựng trái phép và trả lại nguyên trạng thửa đất ao như trước ngày 30/7/2019. Sau buổi họp ngày 7/8, phía gia đình ông Sơn vẫn tiếp tục dựng nhà khung sắt và lợp tôn, xây dựng kiên cố.

Từ những diễn biến trên, phía gia đình ông Phú liên tiếp gửi đơn kiến nghị tới UBND phường Dịch Vọng và quận Cầu Giấy đề nghị can thiệp, chấm dứt việc xây dựng trái phép trên thửa đất ao đang tranh chấp này.

Để xác minh đơn thư, phóng viên đã liên hệ với UBND phường Dịch Vọng nhiều lần nhưng đến nay vẫn không nhận được bất kỳ thông tin, phản hồi nào từ đơn vị này. Còn công trình sai phạm thì đã được quây tôn kín mít và việc xây dựng đến nay đã sắp xong.

Đề nghị phường Dịch Vọng và quận Cầu Giấy có biện pháp xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, bảo đảm kỷ cương và phòng ngừa những mâu thuẫn đáng tiếc giữa các bên có tranh chấp. 

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?