Đặt thêm gánh nặng vô hình lên vai con

Bố mẹ không nên đặt gánh nặng lên vai con trẻ.
Bố mẹ không nên đặt gánh nặng lên vai con trẻ.
(PLVN) - Những “cơn sốt” sinh trắc vân tay, giải mã gen đều phản ánh khát vọng của nhiều phụ huynh, đó là tìm ra nhứng đứa trẻ thần đồng trong hiện tại và những người tài năng, thành đạt trong tương lai.

Bỏ vài triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng đi sinh trắc vân tay, xét nghiệm gen tiềm năng, quy cho cùng các bậc cha mẹ cũng hướng đến mong muốn đưa ra những giải pháp giáo dục hợp lý nhất cho con mình.

Với nhiều cha mẹ có sáng suốt, có tư duy dạy con đúng đắn thì những kết quả được đưa ra từ các dịch vụ “tìm ra tiềm năng” này có thể giúp ích được trong quá trình định hướng con trẻ, bằng sự kết hợp kết quả phân tích và kinh nghiệm thực tế trong quá trình nuôi dạy về tính cách, phản ứng, tâm lý, khả năng, sở trường của trẻ.

Tuy nhiên, cũng có những bậc cha mẹ máy móc áp dụng các kết quả chỉ có tính tham khảo nói trên vào dạy dỗ con. Kết quả là con trẻ bỗng dưng bị định hướng “phát triển tài năng”, bị ép đi theo một cái guồng mà cha mẹ vạch ra nhằm để con có thể trở thành một thần đồng, một tài năng như kết quả phân tích của công nghệ.

Việc chạy theo những trào lưu rộ lên ầm ĩ thời gian qua cũng cho thấy, nhiều phụ huynh luôn đặt ra những kì vọng lớn lao cho con mình: thần đồng, có năng khiếu, có sự thông minh, học hành giỏi giang và thành đạt trong tương lai...

Chính sự kì vọng lớn lao này mà họ lao vào hết trào lưu này đến trào lưu khác, từ sinh trắc, tư vấn tâm lý, giải mã gen, đặt niềm tin hoàn toàn vào dịch vụ mà quên mất “phân tích” con bằng đôi mắt của chính mình, thông qua sự sát sao yêu thương, dạy dỗ con hằng ngày.

Cũng bởi những kì vọng đó, dễ dẫn đến cha mẹ đặt lên vai con những gánh nặng vô hình, áp đặt con theo con đường mà các kết quả công nghệ đã xác định, mà cha mẹ mong muốn. Nguy hiểm của việc kì vọng quá nhiều và phụ thuộc vào các trào lưu nói trên, là khiến trẻ phải chịu áp lực, phải sống cuộc đời mà cha mẹ muốn có, đôi khi đi nhầm đường, trái với năng lực thực sự hay niềm yêu thích, mong muốn của con trẻ, tạo ra nhứng đứa trẻ “tư duy công nghiệp” hay “buộc phải thành công”.

Chạy theo những trào lưu tốn kém, nhiều cha mẹ đã không hiểu rằng, đứa trẻ hạnh phúc không cần phải sở hữu tài năng tiềm ẩn nào đó, không cần phải là đứa trẻ thần đồng hay vượt trội. Đứa trẻ hạnh phúc là đứa trẻ được yêu thương, được quan tâm, học hành và vui chơi hợp lý, không phải gánh lấy giấc mơ thành đạt hay hơn người của cha mẹ. 

Và đôi khi, chịu chấp nhận con chỉ là một đứa trẻ không giỏi giang, thậm chí tầm thường, sống một cuộc đời bình thường, cũng là một sự dũng cảm, sáng suốt và thành công của cha mẹ vậy.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?