'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đất cho tôi được đứng và ngắm nhìn bầu trời, nước cho tôi thỏa cơn khát trong những ngày khô hạn… Và, đất nước cũng có thể là nơi tâm hồn hòa quyện với cội nguồn, văn hóa và khát vọng tự do như ai đó từng nói.

Thế nhưng, tôi chẳng thể hiểu hết: Đất nước là gì? Phải chăng, đất nước là “niêu cơm Thạch Sanh” chẳng bao giờ trống rỗng, cho dân tộc ta cả một “rừng vàng, biển bạc” trải dài từ cột cờ Lũng Cú đến Mũi Cà Mau, từ vàng than chì, ruby đá đỏ rồi đinh, lim, sến, táu của núi rừng Tây Bắc đến phù sa nặng trĩu từ thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, tới đồng bằng châu thổ phì nhiêu. Hay muối mặn, tôm cá đầy khơi của miền Trung mặn mòi, miền Nam hào sảng...

Phải chăng, đất nước cũng là bến cảng, sân bay hay bến đỗ tâm hồn? Để rồi, mỗi người con Việt Nam sau khi thành công vươn rộng đôi cánh, bằng tài sức của mình bay khắp năm châu - dù sống ở đâu trên thế giới, vẫn là người Việt Nam máu đỏ da vàng, trái tim luôn hướng về Tổ quốc. Hay họ có thể đi thật xa, để trở về...

Đất nước tôi thấm đẫm dân ca, những giọt đàn bầu, là lời ru của mẹ - để mỗi tâm hồn được khơi nguồn cảm hứng rồi thăng hoa cảm xúc, trào dâng ý vị, những bài thơ đi cùng năm tháng, bắt đầu từ đó. Phải chăng, phải chăng… Đất nước tôi là thế, dung dị, mộc mạc như đồng đất quê hương…

Khi tôi lớn lên, đất nước đã có rồi. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)

Khi tôi lớn lên, đất nước đã có rồi. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)

Và đất nước là truyền thuyết oai hùng từ xa xưa khi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trứng, trăm con lớn theo cha lên rừng, theo mẹ xuống biển, khởi nguồn lịch sử con Rồng, cháu Tiên… Từ nòi giống rồng tiên, đất nước tôi, dân tộc tôi, hơn 4.000 năm qua đã vẽ lên bức tranh lịch sử hào hùng. Đó là Thủy tổ Kinh Dương Vương, là mẹ Âu Cơ, là cha Lạc Long Quân. Bức tranh đó cũng có 18 vị Vua Hùng dựng nước và giữ nước… Nhờ vậy, qua hàng ngàn năm lịch sử, đất nước tôi vẫn “cong hình lưng mẹ”, cao vời vợi như chí hướng của cha. Đó là lịch sử cha ông hun đúc từ ngàn năm đã được ghi rõ trong Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước tôi:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư…”.

Đất nước tôi đẹp lắm! Và, tôi, giống như bao thế hệ đi trước, hễ mang trong người dòng máu con Lạc, cháu Hồng đều biết nâng niu, trân quý từng tấc đất, máu xương của cha ông để lại.

Thế nên, xưa dẫu “trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa” cũng quyết “giữ nguyên bờ cõi”; “sức người thường ngăn vó ngựa Nguyên Mông”; “từng cọc gỗ cũng đâm thủng thuyền ngoại xâm...”.

Cũng khi ấy, nước mất, dân lầm than, đất nước nặng nghĩa vẹn tình đã sinh ra bậc thánh nhân hi sinh cả đời vì nước, vì dân. Người cha già dân tộc bôn ba khắp ba mươi năm đằng đẵng để tìm chân lý cho dân tộc, khai sinh ra đất nước ngày 2/9/1945. Người đưa đất nước đi qua những cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ đến Chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu và ngày thống nhất non sông 30/4/1975 lịch sử.

Vì đất nước, vì dân tộc, cha “ra đi đầu không ngoảnh lại”, để lại “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”; còn mẹ lau nước mắt bao lần tiễn con đi rồi khóc thầm lặng lẽ vì “các con không về” mà chỉ để lại vỏn vẹn vài chữ: “Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ. Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau...”. Gác nỗi đau mất con, mẹ Việt Nam Anh hùng huyền thoại dù chỉ có hai bầu sữa nóng nhưng nuôi sống được hàng trăm đứa con du kích, khi các anh đi rồi, mẹ Thứ… vẫn tiễn con đi!

Những người con ấy, chẳng phụ đất nước, cha mẹ, người thân, có người lính dùng máu thịt để bịt lỗ châu mai, cũng chẳng ai quên người lính Cụ Hồ lấy thân mình chèn bánh pháo...

Để hiểu hơn về đất nước, hãy đến Hỏa Lò, Côn Đảo, Phú Quốc… để thấy được những mất mát, đau thương của dân tộc, để tưởng nhớ những con người nhỏ bé, gầy gò từng bong da tróc thịt, đinh cắm xương chân vẫn hướng về lá quốc kỳ thấm đẫm máu cha anh… chưa một lần phụ lòng mẹ, chí cha.

Ở đó, chân các anh cứng lắm chẳng hề mềm, nên không quỳ trước súng giáo kẻ thù. Các con xa mẹ vì đất nước, nhưng khi con nằm xuống, đất nước được đứng lên. Còn lòng mẹ, mãi ôm con - chàng trai trẻ “mãi mãi tuổi 20 mươi”, khi anh đã hòa vào núi sông, cây cỏ.

Chúng tôi sinh ra trong nền hòa bình đắt đỏ được đánh đổi từ máu thịt của cha ông. Mỗi trái tim của con người đất Việt vẫn luôn mang sẵn tinh thần hào hùng, bất khuất, sẽ chẳng bao giờ nguôi ngoai đi tình yêu đất nước nồng nàn từ lâu đã trở thành máu thịt. Đó là đất nước tôi, đẹp như lời ru của mẹ, như chưa hề đi qua các cuộc kháng chiến trường kỳ, các cuộc chiến tranh gian khổ, bi tráng!...

Tin cùng chuyên mục

Tranh minh họa. (Nguồn: ST)

Thanh âm của sự thật

(PLVN) - Nam quyết định đến trung tâm bảo trợ xã hội. Anh không đến với tư cách nhà báo. Chỉ là “anh Nam”, người tình nguyện trò chuyện với trẻ.

Đọc thêm

Ngôi nhà gỗ trong rừng

Ngôi nhà gỗ trong rừng
(PLVN) - Thật tình cờ tôi lại ghé vào một gia đình bên đường Trường Sơn Đông, Quảng Nam. Tôi không quen họ, chỉ là một chuyến đi du ngoạn mà tôi được ở lại ăn trưa ở đây.

Một khúc thanh xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Nguyễn Văn Học)
(PLVN) - Mỗi sáng được òa vào không gian mướt xanh, ông thấy sao mà khoan khoái. Bờ hồ đủ rộng để bao dung với bao người, cư dân vừa lượng và không quá ồn ào. Ông chú ý đến một cô gái tóc cột sau đang vẽ.

Giọt lệ sen

Giọt lệ sen
(PLVN) - Không ai nhớ rõ ông Năm Nhẫn bắt đầu xuất hiện ở làng Đông từ lúc nào. Chỉ biết một ngày cuối đông, trời rét cắt da, có người thấy ông ngồi trầm ngâm ở quán nước đầu đình, tay cầm điếu cày sứt mẻ, mắt dõi về phía núi. Mắt ấy không phải của kẻ lạ đường, cũng không hẳn là mắt của người quê - mà là thứ ánh nhìn từng đi qua nhiều kiếp, từng chứng kiến nhiều điều, từng bị đuổi theo bởi những hình thù không ai thấy.

Mưa phượng

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Tháng tư, vài cây phượng nở sớm bắt đầu khoác lên mình những con bướm vàng đỏ đủ cả. Chúng lấp ló dưới những tán lá xanh um chơi trò trốn tìm với những cô cậu nhỏ đang đuổi bắt dưới gốc cây.

Mùa rưng rức đỏ

Mùa rưng rức đỏ
(PLVN) - Khi ông về đến thành phố đã là giữa đêm. Gió tháng ba hấp lên da thịt ông cái nóng còn sót lại của ngày. Người ta cứ nói thành phố này chỉ hai mùa mưa nắng. Nhưng, ông tin đâu đó, lẫn trong gió, trong mây, trong cỏ cây và cả lòng phố này, vẫn còn có một mùa nào đó thúc giục con người ta tìm đến nơi đây.

Cha, con và nghề báo

Cha, con và nghề báo
(PLVN) - Cuộc đời mỗi người sẽ có những bài học không đến từ sách vở, cũng chẳng được giảng, dạy trong trường lớp, mà dạy, có khi là noi gương qua những câu chuyện, cử chỉ, hành động và tình yêu bao la của một người cha dành cho con mình.

Truyền thần

Tranh minh họa. (Nguồn: Họa sĩ Nguyễn Thành Long)
(PLVN) - Nhà cụ Trần Đức trên phố Hàng Bút bao đời nay vẫn mưu sinh bằng nghề vẽ tranh truyền thần.

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng
(PLVN) - 30/4/2025 là ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp trọng đại này, nhà thơ Lê Thị Ái Tùng đã sáng tác chùm thơ hào hùng, xúc động, sâu lắng. Qua chùm thơ, chúng ta càng thấy biết ơn đối với những người đã ngã xuống cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên”

Người Việt Nam đều rất yêu hòa bình và luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền hòa bình ấy. (Nguồn: QĐND)
(PLVN) - Câu nói này không phải đến bây giờ, khi đất nước kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất, tôi mới được nghe. Tôi đã lớn lên cùng câu dặn dò khắc cốt ghi tâm này: “Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên, con nhé!”.

Chuyện đã qua

Chuyện đã qua
(PLVN) - Cuộc sống của xóm Gò thật sự bắt đầu vào lúc trời xẩm tối. Cơm nước xong xuôi, họ dắt díu nhau đến vuông sân nhà chị Nữ, như điểm hẹn thường ngày, rôm rả chuyện trò. Xóm Gò là lãnh địa xa khu dân cư với những cuộc đời như ngã rẽ dòng sông.

Sông lụa

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Trăng trải thành thảm vàng, bao phủ cả làng mạc, bãi dâu ven con sông quê êm đềm. Say trăng nên sông lênh loáng. Sông đa tình. Sông thả tóc phơi trăng. Mềm mại. Lả lơi.

Nhắm mắt chờ mùa hè

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Gần đây, thời tiết miền Bắc rất thất thường, hôm nóng, hôm lạnh như một cô gái mới lớn đỏng đảnh hay hờn dỗi. Có những hôm sáng đến, tôi còn phong phanh chiếc áo cộc, nhấm nháp cốc trà vải mát lạnh, vậy mà chiều tối đã co rúm trong đống áo khoác lùng bùng, ôm chặt ly ca cao nóng bốc khói.

Rể quý

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chíu chíu. Giật. Bũm. Trượt rồi...! Tôi gào bỏng họng. Không được cá, thế mà vẫn vui. Ha ha. Từ sớm những gã mê câu đã í ới hẹn nhau. Khu đồng đất thênh thang. Quán cà phê mọc lên đủ ôm chứa những gã đàn ông nhàn rỗi, thích lối sống thảnh thơi.

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).