Đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số trên 3% hàng năm

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nghị quyết đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số (DTTS) tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS hàng năm giảm trên 3%.

Chiều nay (18/11), Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn với tỉ lệ 89,44% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Đề án thực hiện ở địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho địa bàn đặc biệt khó khăn trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đối tượng điều chỉnh là các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người DTTS; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn.

Nghị quyết đặt mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống thu nhập so với bình quân chung của cả nước.

Cùng với đó, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS.

Nghị quyết cũng đặt mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Nghị quyết đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS hàng năm giảm trên 3%.

Đến năm này, nghị quyết đặt mục tiêu hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. 

Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học phổ thông trung học trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông trên 90%; 98% dân số DTTS tham gia bảo hiểm y tế;  50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS;

Định hướng mục tiêu đến năm 2030, thu nhập bình quân của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung của cả nước;

Số hộ nghèo giảm xuống dưới 10%; cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới;

Nghị quyết đặt định hướng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS, hằng năm thu hút 3% lao động sang làm các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. 

Đến 2030 có 40% lao động người DTTS biết làm các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ…

Theo Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi và chính sách dân tộc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản có liên quan không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.

Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), để thực hiện từ năm 2021. 

Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó Trưởng Ban thường trực, có sự tham gia của bộ, ban, ngành liên quan để chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình.

Quốc hội cũng giao Chính phủ căn cứ phạm vi, đối tượng, định mức, nhiệm vụ cụ thể Chính phủ tổng hợp, cân đối, dự toán nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật…

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân chung của cả nước năm 2018 theo giá hiện hành là  3,88 triệu đồng/người/tháng; thu nhập của người DTTS khoảng 1,2 triệu đồng/người/tháng (bằng khoảng 30,9% so với bình quân chung của cả nước). 

Dự kiến đến năm 2020, thu nhập bình quân cả nước đạt khoảng 3.000 USD (tương đương 67 triệu đồng/người/năm), thu nhập của người DTTS khoảng 18 triệu đồng/người/năm (bằng khoảng 26,9% so với bình quân chung của cả nước).  

Nếu đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người DTTS tăng gấp 2 lần, thì đạt khoảng 36 triệu đồng/người/năm. 

Trong khi Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng dự kiến định hướng chỉ tiêu đến năm 2025 đạt mức bình quân chung toàn quốc khoảng 5.000 USD/người/năm (tương đương 112 triệu đồng) thì thu nhập của người DTTS mới chỉ bằng 32,14% bình quân chung cả nước. 

Do vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị tăng chỉ tiêu về thu nhập của người DTTS đến năm 2025 lên trên 2,0 lần so với năm 2020 để phấn đấu, thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách về thu nhập của người DTTS so với bình quân chung của cả nước.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...