“Đất đai phải thành nguồn lực tốt nhất phát triển kinh tế - xã hội”

"Việc sửa Luật Đất đai kèm theo hàng loạt các Nghị định, các văn bản dưới luật và các biện pháp cơ chế là làm sao để hiện đại hóa ngành quản lý đất đai VN, làm sao để đất đai trở thành nguồn lực tốt nhất, hiệu quả nhất trong quá trình phát triển đất nước", Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Nguyễn Văn Đức nói.

Pháp luật về đất đai là một trong những hệ thống pháp luật có tác động sâu rộng đến đời sống xã hội ở Việt Nam. Mặc dù đã nhiều lần sửa đổi song vẫn chưa giải quyết hết những vướng mắc thực tế,  Luật Đất đai gần đây nhất – Luật năm 2003 dự kiến sẽ tiếp tục được sửa đổi để ngày càng phù hợp với sự phát triển của đất nước. Đây cũng là một trong những nội dung được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Nguyễn Văn Đức trao đổi.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức
Đất cũng cần tăng trưởng theo chiều sâu
Có thể nói, quá trình thực thi Luật Đất đai năm 2003 đã tồn tại một số bất cập và hiện đã có chủ trương sửa đổi. Theo ông, việc sửa đổi lần này có triệt để không hay chỉ một vài năm nữa lại đặt vấn đề sửa đổi? 
Trước hết phải khẳng định là chính sách pháp luật đất đai của Việt Nam ngày càng được bổ sung, hoàn thiện nhưng đất nước ngày càng phát triển thì tác động đến đất đai càng lớn, thậm chí ở cấp số nhân. Trong khi đó, việc hoàn thiện pháp luật của chúng ta cũng đã gia tốc tuy vẫn chưa thực sự đáp ứng được thực tế.
Tôi phải khẳng định điều này vì cứ có một luật mới người ta lại cảm nhận hình như luật sau không bằng luật trước nhưng thực ra không phải như vậy. Về chính sách pháp luật hôm nay có thể là đúng nhưng 5 năm sau có thể không còn phù hợp và trong thời gian qua chúng ta giải quyết vấn đề vận dụng pháp luật chưa phù hợp là chủ yếu, chứ không phải pháp luật là sai, là thiếu. 
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tổng kết Nghị quyết 26 về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai, Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ TNMT chúng tôi cũng đã tiến hành tổng kết để báo cáo trong Hội nghị Trung ương sắp tới. Về phía Chính phủ, Chính phủ cũng đã thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Rút kinh nghiệm của năm trước, năm nay làm nhiệm vụ tổng kết và sửa đổi Luật Đất đai, Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ đã đề nghị Ban Bí thư, Thủ tướng là cần phải có ý kiến đóng góp của các Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, chứ mỗi Bộ TNMT hoặc mỗi Tổng cục Đất đai cũng không thể bao quát hết được các vấn đề nảy sinh vì chúng không giống nhau nên cần một sự đồng thuận cao hơn và giải quyết được những vấn đề chung nhất.
Tôi từng nói rằng Luật Đất đai là luật tác động đối với cuộc sống người dân lớn nhất, cả về kinh tế, chính trị, về an ninh quốc phòng, về tâm lý xã hội của người dân, an ninh trật tự, thậm chí về tôn giáo. 
Trong thời gian đầu, Luật Đất đai của Việt Nam cũng học các nước nhiều, còn bây giờ chúng ta đã có kinh nghiệm về thực tiễn, lý luận, kinh nghiệm của các nước từng vận dụng vào Việt Nam thì bây giờ mình có đủ thời gian kiểm chứng qua thực tế thì sửa đổi Luật lần này phải kết hợp cả hai yếu tố vì tôi nghĩ đã là luật thì phải đi vào cuộc sống.
Luật Đất đai phải giải quyết được những vấn đề tồn tại phát sinh cụ thể trong giai đoạn 5 năm, 10 năm, tất nhiên tôi cũng hy vọng lâu hơn nhưng với tình hình phát triển hiện nay của Việt Nam thì chỉ 5 năm, dài được 10 năm là tốt. 
Vậy được giao nhiệm vụ chủ trì tổng kết, sửa đổi Luật 2003 thì đâu là quan điểm chính, là định hướng lớn mà Bộ TNMT đề ra, thưa Thứ trưởng?
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh rất nhiều hội thảo, các góp ý xây dựng cho việc sửa đổi Luật. Các ý kiến có khía cạnh này, khía cạnh khác nhưng chúng tôi sẽ cố gắng lựa chọn dân chủ, tập trung và cũng còn phụ thuộc vào tình hình thực tiễn.
Trong quá trình này cũng có nhiều quan điểm song mục đích của Chính phủ, các thành viên Chính phủ và của Bộ TNMT là phải làm sao để người dân sử dụng đất ổn định lâu dài, có như thế người ta mới yên tâm cải tạo đất, đất không chỉ là tài sản, đất là tài nguyên, tài nguyên thì phải tái tạo, phải nuôi dưỡng nó.
Đất có thể sử dụng lâu dài, có thể là 50 năm, 70 năm, 90 năm, tuy nhiên không thể vô thời hạn được, vì đất đai là sở hữu toàn dân mà sở hữu toàn dân là đa sở hữu. Chúng ta cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài thì bản thân quyền sử dụng được coi gần như là quyền sở hữu. Tôi nghĩ cái quan trọng nhất là làm cho người dân sử dụng đất ổn định và lâu dài.
Thứ 2 là theo quan điểm của tôi và nhiều ý kiến khác là hạn chế việc thu hồi đất, chỉ thu hồi nếu thực sự phục vụ quốc kế dân sinh bởi đất bây giờ cần phải phát triển về chất. Giai đoạn trước chúng ta phát triển về lượng, lo công ăn việc làm nên phải chuyển đất nông nghiệp sang làm công nghiệp, còn bây giờ phải tăng trưởng theo chất lượng, theo chiều sâu, áp dụng công nghệ thì không cần sử dụng đất nhiều nữa.
Các khu công nghiệp hiện nay có thể chưa lấp đầy song phải gia công tạo giá trị gia tăng ngay trên đất đang sử dụng. Đây không phải thay đổi lập trường mà là tùy từng trường hợp cụ thể, pháp luật phải phù hợp để chúng ta phát triển tốt hơn.
Thứ 3 là phải minh bạch các giao dịch về đất và nâng cao năng lực quản lý về TNMT. Tinh thần là sẽ sửa đổi để làm sao không xảy ra những vụ việc khiếu kiện, đền bù đáng tiếc nữa. Bộ TNMT sẽ tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật. Trong quá trình quản lý, thực thi có nhiều bài học nảy sinh, có bài học để chúng ta phát huy, có bài học để chúng ta rút kinh nghiệm. 
Nói chung, việc sửa Luật Đất đai kèm theo hàng loạt các Nghị định, các văn bản dưới luật và các biện pháp cơ chế là làm sao để hiện đại hóa ngành quản lý đất đai VN, làm sao để đất đai trở thành nguồn lực tốt nhất, hiệu quả nhất trong quá trình phát triển đất nước.
Cải cách thủ tục hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm
Để đất đai trở thành nguồn lực phát triển như mong muốn trên thì chúng ta rất cần cải tiến các thủ tục hành chính (TTHC), đúng không thưa ông?
Đúng vậy! Và mới đây Quyết định 263 của Thủ tướng cũng đã yêu cầu Bộ TNMT phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát các TTHC thuộc nhóm đầu tư – đất đai – xây dựng nhằm mục đích cải cách các TTHC để huy động được các nguồn lực vào phát triển kinh tế xã hội, sản xuất ra của cải, vật chất.
Bộ TNMT là một Bộ quản lý đa ngành, trong đó có tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và nhiều dịch vụ công, đều ảnh hưởng đến từng người dân, từng tổ chức, từng cộng đồng.
Phải nói rằng, “hơi thở” của nền kinh tế luôn luôn bị tác động bằng những thủ tục của ngành TNMT, của Bộ TNMT. Vì thế, từ lúc có Đề án 30 cho đến nay, Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ luôn luôn nhận thức được rằng việc cải cách, cải tiến, đơn giản hóa TTHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, góp phần nâng cao uy tín của Bộ, của ngành trong những đóng góp của Bộ TNMT vào sự phát triển KT-XH, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong quá trình phát triển, các phát sinh về TNMT ngày càng nhiều, ngày càng phức tạp, mỗi địa phương, mỗi lĩnh vực khác nhau nên khi thực hiện các TTHC cũng khác nhau, địa phương này thực hiện tốt nhưng cũng thủ tục đấy, địa phương khác thực hiện lại có những vướng mắc.
Ngoài ra, cái yếu của chúng ta là sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, của các cơ quan hữu quan chưa được tốt. Cán bộ các Phòng TNMT không những làm công tác TNMT mà các TTHC như chuyển dịch, đền bù giải phóng mặt bằng, giấy chứng nhận… còn liên quan đến rất nhiều đến các ngành khác làm hành chính, liên quan đến các cơ quan khác thì rất cần sự phối hợp bài bản hơn. sắp tới cần làm tốt hơn.
Xin Thứ trưởng cho biết, những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TNMT để triển khai Quyết định 263 của Thủ tướng? 
 Theo Quyết định 263 của Thủ tướng, có 5 nhóm TTHC trọng tâm, trong đó có 2 vấn đề liên quan đến MT là đánh giá tác động MT, cam kết về MT, về đất đai có 3 nhóm thủ tục là về cấp giấy chứng nhận, phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, đền bù – đều là những lĩnh vực liên quan đến quyền lợi của người dân. 
Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ giao Tổng cục Quản lý đất đai và Tổng cục Môi trường tích cực phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ rà soát nhóm/ chuỗi các TTHC có liên quan. Trước hết sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ rà soát, xây dựng kế hoạch rà soát cụ thể đối với các lĩnh vực đất đai và môi trường, bảo đảm tính khả thi và theo tinh thần cải cách TTHC.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Hoàng Thư 

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.