Đất chín

Đất chín
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 1. Lúc tỉnh dậy, Huê thấy mình nằm trong một căn phòng sang trọng. Chiếc bàn kê sát cửa sổ có lọ hoa hồng ta đang nở bung rực rỡ, kế đó là một chiếc tủ kính treo đầy váy áo đẹp, rồi đến tủ đựng giày, dép...

Huê hoảng hốt, chống tay ngồi dậy, thấy toàn thân đau nhức ê ẩm, thái dương giật nhoi nhói, mũi khó thở. Huê chợt nhớ lại mọi chuyện. Sau năm tuần được sinh sống, học tập trong Biệt thự Hoa hồng với các cô gái chân dài khác, thì đêm qua cô đã bị loại khỏi cuộc thi sắc đẹp đó, chỉ vì vòng thi trang phục dạ hội, cô đi catwalk thua kém bạn bè.

2. Hôm ấy, có đoàn khách nước ngoài sang thăm làng gốm cổ, bởi sản phẩm gốm nơi đây từ xa xưa đã có mặt tại rất nhiều bảo tàng danh giá ở vài nước trên thế giới, đích thân bà chủ là chị Thoa dẫn đoàn khách đi giới thiệu. Mấy ông bà Tây thấy hai người thợ hì hục cào cào hót hót đất trong bể cứ chụp ảnh tanh tách. Bỗng, chị Thoa vẫy Huê ra bảo Huê dẫn khách đi giới thiệu. Huê ngại, từ trước tới nay chỉ biết làm, đâu có biết nói cái gì? Chị Thoa bảo Huê làm sao thì nói vậy.

Đầu tiên Huê nói về việc chọn đất, là thứ trầm tích lắng đọng hàng ngàn năm của sáu đầu nguồn dòng sông hội tụ lại. Người ta bỏ qua lớp đất bùn, cát, sỏi, đào sâu tới đất sét trắng mới khai thác được, lớp đất này ít tạp chất nhiều khoáng chất, có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn màu trắng sáng. Khai thác đất nguyên thủy xong phải đưa đi xử lí nghiêm ngặt. Vào bể giã, đất sét thô ngâm lâu cho đến khi đất giã ra là đất đã chín, lại đánh cho đều thành hỗn hợp lỏng, rồi tháo qua bể lắng. Đất sẽ lắng đọng xuống, một số tạp chất là các chất hữu cơ nổi lên, sỏi đá nặng lắng xuống dưới, được thải bỏ, lấy phần ở giữa, rồi đưa sang bể lọc để lấy phần mịn nhất, sau chuyển qua bể ủ. Tại đây, ủ đất càng lâu càng tốt, sẽ khử sạch các tạp chất còn dính dáng lại…

Khi đoàn khách tỏa ra người thì tham quan gian hàng trưng bày, người thì vào tập nặn bình, nặn bát thì Ngân ra chỗ Huê đang làm, chìa tay bắt, năm nay em bao nhiêu tuổi? Dạ hai mươi ạ. Người đẹp như em nên đi tham gia cuộc thi Hoa khôi sắp tới. Chị có ông anh là giám đốc một công ty Người mẫu, nếu em tham gia chị sẽ điện cho anh ấy giúp đỡ. Em đọ sao được với các cô thành phố hả chị? Đừng nghĩ cứ thành phố mới nhất. Em không đi thi cũng phí. Tuy làm việc vất vả nhưng chân tay em vẫn thon dài, mềm mại, eo thì thắt đáy lưng ong, da thịt săn chắc, mắt đen biêng biếc thế này cơ mà. Nhưng da em đen thui. Ngân cười lớn, em biết vì sao đoàn khách du lịch cứ sán vào em mà chụp không? Chính là do nước da màu bánh mật đượm nắng của em đấy.

3. Sau cuộc nói chuyện, đầu óc Huê chỉ nghĩ tới việc đi thi Hoa khôi, nên khi tháo chỗ hỗn hợp đất lỏng từ bể giã sang bể lắng, Huê lóng ngóng sai một khâu làm nước chảy xối xả hơn xả lũ. Đăng vội chạy lại đỡ cho.

Ăn cơm tối xong, Đăng nói, từ lúc chị Ngân nói chuyện thi Hoa khôi, em chẳng tập trung công việc gì. Em hơi dao động. Em cũng muốn đi thi? Nhà mình làm gì có điều kiện. Đăng nhìn lên bàn thờ, nơi có bức chân dung của bố mẹ. Anh sẽ ủng hộ em.

Một tuần sau, Đăng đèo Huê ra ga.

4. Tiếng mở cửa, anh Vũ, là anh họ Ngân vào phòng, bê cho Huê một cốc sữa nóng. Vũ là người đã giúp đỡ cho Huê rất nhiều khi Huê chân ướt chân ráo đến đây. Chính Vũ đã đưa Huê đi sắm sửa trang phục, chỉnh trang nhan sắc khi cô còn tham gia các vòng thi sơ khảo. Cho đến khi đã được chọn là một trong mười lăm cô gái được vào Biệt thự Hoa hồng, qua các buổi tập luyện, học tập và từng đêm thi, Vũ vẫn theo sát Huê, động viên giúp đỡ rất nhiều để Huê vững tin hơn.

Nhưng rồi sau năm tuần, ở vòng thi cuối cùng thì Huê đã bị loại. Người ta tính điểm cộng từng tuần học tập và các đêm thi, cô đã thua các thí sinh khác ở khoản tiếng Anh và trực tiếp là đêm trình diễn cat walk trong trang phục dạ hội, cô không có phong thái đài các, quý phái, trang trọng, mà cô còn quá chân chất, mộc mạc, vẫn dáng dấp bước đi của cô thợ gốm ngày nào, theo như lời nhận xét của ban giám khảo. Nghe nhận xét và đọc điểm xong, chân Huê run run muốn khuỵa xuống. Huê đau khổ nghĩ cô chính là thứ đất khai thác vừa phải trải qua các công đoạn xử lí ở các bể để biết rằng cô không phải là đất sét trắng tinh khiết, cô chỉ như thứ cát đá pha tạp giờ bị tách ra, hất đi khỏi bể.

Em đã tỉnh rồi à?Anh Vũ ngồi xuống giường, đưa cho Huê chiếc khăn mặt ướt. Cứ ở đây với anh, làm người mẫu kiếm tiền rất dễ ! Mấy hôm nữa có một sô, anh sẽ xin cho em đi diễn ngay. Vũ đưa tay khẽ vuốt tóc Huê. Đăng gọi điện bảo, nếu bị loại thì em về xưởng gốm làm ngay, đừng lang thang trên đó nhiều cạm bẫy lắm. Huê không về, bảo đã tìm được việc làm tử tế.

Thực ra là Huê đang rất xấu hổ, cô không dám về làng lúc này. Cả làng, cả xã đã hồi hộp theo dõi chương trình, nhắn tin ủng hộ cho Huê năm tuần qua. Đăng nữa. Công sức của Đăng hai năm tích cóp đã tiêu vèo vào những bộ váy áo, trang sức, giầy dép, phấn son... để cho Huê tỏa sáng trong năm đêm trên sân khấu. Không biết những đêm ấy, Ngọc có rời lò gốm ra xem Huê diễn ở trên ti vi không?

5. Huê còn nhớ, buổi sáng hôm đó, cả xưởng đang làm thì ông Men bảo sang làng bên có việc, Ngọc đã rủ Huê trốn ra sông tắm để lần tìm đất sét trắng. Ngọc bảo, đất sét trắng ở dòng sông Lục đầu giang này là loại quý hiếm đã làm nên tinh hoa gốm cổ làng ta. Tương truyền ngày xưa bà Tổ nghề gốm, một lần đi thuyền ra sông lấy đất cùng đám thợ đã tìm ra một mỏ đất sét trắng đặc biệt không hề lẫn một chút tạp chất nào, đem về gia công, chế tác ra những chiếc bình hoa cổ, nghe đâu giờ còn một chiếc bình đang được trưng bày trong bảo tàng Thổ Nhĩ Kì. Lặn ùng ục một lúc, ngoi lên, tay Ngọc đã có một vốc đất sét trắng to, Huê hỏi có phải mỏ đất sét trắng đặc biệt ấy không? Ngọc bảo trước sau gì Tổ nghề cũng sẽ báo cho con cháu tìm thấy, có điều phải chờ xem ai mới là người có được cơ duyên ấy?

Lúc cả hai về tới xưởng, thấy có một cô gái ăn mặc rất bụi đang ngồi uống nước dưới gốc cây, vừa trông thấy Ngọc ướt sũng chạy về đã lao vào ôm chầm lấy rồi hôn tới tấp lên má. Huê không thể đi vào trong xưởng được nữa mà quay đầu chạy về nhà, chui vào giường nằm khóc. Nghe nói khi Ngọc học trên thành phố có một cô gái rất yêu Ngọc, chắc là cô ấy đã tìm về. Vài hôm sau thì Huê và Đăng xin nghỉ việc ở xưởng ông Men chuyển sang Hoa Đất.

Lúc Huê thông báo với Ngọc sẽ thôi làm ở xưởng của nhà Ngọc, Ngọc tím mặt, lặng ngắt. Mãi lâu sau thì hỏi, có phải tại cái cô gái hôm nọ đến, Huê đã nhìn thấy... nên ghen, cô ấy là bạn thân vừa có đề tài được công nhận nên vui quá đấy thôi, chứ Ngọc không...! Huê chẳng nhìn thấy gì cả, mà có nhìn thấy thì sao phải ghen, trai gái thích nhau làm cái đó là chuyện thường, Huê đã là gì của Ngọc đâu. Ngọc nghe, đờ đẫn cả người. Cứ tưởng rồi ông Men cũng sẽ tỏ thái độ khi anh em Huê xin thôi việc nhưng ông Men chỉ nói, ông biết thời gian qua, ông luấn quấn với nghiệp, chưa có cải tiến để cho ra được những sản phẩm thật tốt để có tiền trả công xứng đáng cho cánh thợ, nên các cháu muốn làm cho ai là quyền của các cháu, giữ người ở lại ai giữ người đi.

Ngọc đã mấy lần nhờ Đăng gọi Huê ra cổng gặp riêng để nói chuyện nhưng Huê tìm cớ cáo bận, không muốn gặp.

Giờ thì Huê biết mình là dạng ngựa non háu đá, có về làng, lỡ có gặp Ngọc, biết giấu mặt đi đâu?

6.Đã vài buổi xuống phòng tập với mấy cô người mẫu khác, tập đấy mà đầu óc Huê cứ để tận đâu đâu. Cô người mẫu tên Thủy Tiên trêu, đẹp và nguyên sơ như em, cứ nghe lời anh Vũ, sẽ không thiếu tiền. Mấy cô khác cùng cười rúc rích khiến Huê bối rối. Có tiếng người quản lí gọi tên, mấy cô vội vã đi lên tầng tư. Huê đang ngồi lau mồ hôi thì Vũ vào. Có việc cho em rồi, hôm nay đẹp trời đi dã ngoại chụp ảnh, một trang web đã đặt ảnh của anh, chỉ đích danh muốn em làm người mẫu.

Chỉ có Vũ và Huê. Đường khá dài. Vũ nắm tay Huê bảo sắp tới rồi, phải chọn mãi mới có cảnh thôn dã đẹp như mộng để chụp. Xe đỗ trên triền đê, nơi bờ bãi thoai thoải, cỏ gà xanh um như tấm thảm khổng lồ, vài chú trâu thũng thẵng gặm cỏ, những lũy tre trải dài đu đưa trong gió, cò trắng bay rập rờn trên sông, một con thuyền đánh cá nhỏ trên sông, Huê nhận ra bờ bãi bên kia chính là cảnh hoàng hôn quen thuộc trên quê hương mình. Cô ngắm thao thiết, Vũ bấm máy lia lịa, rồi chạy lại vuốt mấy lọn tóc đang lòa xòa trước mặt Huê, rồi đột ngột đặt lên má Huê nụ hôn. Huê ngượng đỏ mặt, quay đi. Vũ bảo Huê nằm nghiêng người. Rồi Huê vươn mình lên cỏ như cánh cò sắp bay lên. Cả cảnh Huê lội xuống sông. Váy trắng ướt sũng, tóc Huê sũng nước, đôi gò

bồng đảo ướt sũng phập phồng. Vũ bỏ cả máy ảnh trên cỏ, lao xuống nước ôm riết lấy Huê. Vũ nói trong hơi thở hổn hển, em đẹp lắm, anh yêu em! Vũ luồn tay vào vòm ngực đang phập phồng của Huê khéo léo cài trong đó một xấp tiền. Huê hoa mắt, toàn tờ năm trăm, ước chừng nhiều bằng nửa số tiền anh em cô tích góp mấy năm đợi xây nhà đã bị cô thiêu đốt trong đợt thi Hoa khôi này. Tiền làm cho chân tay Huê gần như tê liệt, làn môi Huê run rẩy khi môi Vũ vục vào. Chỉ cần nhắm mắt chiều Vũ một lần là Huê muốn gì Vũ sẽ cho, Vũ thì thầm. Huê để mặc cho tay Vũ kéo cái khóa váy tuồn tuột xuống tới ngang lưng, tụt khỏi đôi chân Huê đang lơ lửng trong nước, người Huê trắng lóa nhấp nhóa. Bãi cỏ xa dần, sóng dập dềnh như đang quấn chặt lấy hai người. Vũ như con rái cá lặn sâu xuống sông mà quắp chặt con mồi lôi ra giữa dòng. Nước từ miệng Vũ, từ miệng sông sộc đầy vào mồm, vào mũi, vào mắt Huê, Huê từ từ mềm nhũn như sợi tóc tiên khi tay Vũ riết róng, Vũ quấn lấy thân thể nguyên sơ mát lạnh của Huê định ấn sâu xuống khi dòng nước thủy triều đang rút, bàn chân Huê đang chới với, hút người chìm xuống thì chạm vào một lớp đất sét vừa trơn vừa mềm, luồng hơi mát lạnh chạy từ gan bàn chân lên tận ngực, như truyền một luồng điện lên khắp người khiến Huê bừng tỉnh cơn mê. Huê nghiêng người, cắn mạnh vào cổ Vũ, đồng thời co chân đạp mạnh vào vòm bụng Vũ, khiến Vũ đau, bất ngờ tuột tay, nổi lên trôi người ra xa. Huê nín thở vội lặn một hơi thật sâu xuống lòng sông, qua làn nước, cô đã nhìn thấy một màu trắng tinh khôi đầy trồi trội như mấy cái nia dưới đáy sông. Bàn chân Huê đang bấu lên đất sét trắng, đất mềm mại ôm quện từng ngón chân, Huê cong người chạm hai bàn tay như đóng dấu vào mỏ đất tự chín dưới đáy sông. Nước sông loang loáng ánh bạc, Huê lao vút lên, ước chừng bốn phía để định vị chỗ đoạn sông có mỏ đất sét trắng đặc biệt, rồi cô xoay người, sải tay bơi mải miết sang bờ bên kia...

Tin cùng chuyên mục

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)

Suốt đời học làm thầy

(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Đọc thêm

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Vùng trời tím biếc

Vùng trời tím biếc
(PLVN) - Nghe tiếng, tôi biết ông Đúc đến tìm bố, nên hờ hững bảo “họa sĩ ở trong phòng”. Tôi phụng phịu quay lại bức tranh đang vẽ dở. Cây khế lúc lỉu quả và hoa với lích chích tiếng chim kêu chẳng làm tôi tĩnh tâm được, có lẽ vì thế các bức vẽ chẳng bao giờ ra hồn. Chiều qua bố trúng gió nên có hơi sốt, tôi chỉ mua thuốc rồi đặt lên bàn mà không nói gì. Suốt bao năm qua tôi cứ tự đẩy bố xa khỏi mình.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Triệu chứng kẹt xe

Tranh minh họa: V. Học
(PLVN) - Sẽ không có gì đáng nói nếu như ông bố không rút “lệnh cho nhà”. Quân sẽ ngoan ngoãn nghe lời ông và không có gì oán thán. Đằng này ông cụ lại quay ngoắt một trăm tám mươi độ làm anh cay cú. Ngôi nhà cũ anh sẽ đầu tư xây mới, biến thành biệt thự tân thời. Một mình sở hữu hai căn, vậy coi như ổn với gã đàn ông một vợ, hai con.

Triển lãm “Non nước biên thùy” của Họa sĩ Đỗ Đức

Tác phẩm "Trên nương" của họa sĩ Đỗ Đức.
(PLVN) -  Ngày 11/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, diễn ra Lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Non nước biên thùy" của họa sĩ Đỗ Đức. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 7 của họa sĩ Đỗ Đức ở Hà Nội, sau triển lãm "Ngựa trên núi" cách đây đúng 10 năm (2014).

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ổng thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?