Đạp xe quanh hồ Tây không chỉ là trào lưu

Đạp xe ở Hồ Tây đã trở thành thói quen lành mạnh của nhiều người dân Thủ đô. (Nguồn: Nụ Lương)
Đạp xe ở Hồ Tây đã trở thành thói quen lành mạnh của nhiều người dân Thủ đô. (Nguồn: Nụ Lương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trào lưu đạp xe xung quanh Hồ Tây đang nở rộ trong vài năm gần đây. Xu hướng thể thao này không chỉ được người trẻ yêu thích, mà tất cả các độ tuổi đều có thể tham gia và được xem như một bộ môn thể thao giúp mọi người nâng cao sức khỏe, kết nối, giao lưu với bạn bè mới.

Cải thiện sức khỏe, thư giãn tinh thần

Thời gian gần đây, cứ vào khoảng 5 giờ sáng, khi bình minh bắt đầu nhú lên khỏi mặt hồ lăn tăn gợn sóng, cũng là lúc những chiếc xe đạp bon bon lăn bánh. Người người, nhà nhà đủ mọi lứa tuổi hào hứng đạp xe tập thể dục xung quanh hồ. Chẳng biết từ khi nào bộ môn đạp xe trở thành “liều thuốc” hữu hiệu vừa giữ gìn sức khỏe, vừa giúp mọi người giải trí.

Lương Thị Nụ (28 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, mỗi tuần, cô đạp xe từ một đến hai lần vào những ngày nghỉ. Sau một thời gian luyện tập, cô đã có thể dễ dàng hoàn thiện chặng đường đạp hơn 15km quanh hồ Tây: “Mỗi buổi đạp xe vào sáng sớm đều khiến tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn. Cơ thể dẻo dai, săn chắc, hiện tại, tôi rất tự tin vào thân hình, sức khỏe của mình”. Nụ chia sẻ, trong tuần, lịch làm việc dày đặc khiến cô không có thời gian để sống chậm, thưởng thức phong cảnh xung quanh. Cuối tuần, cô có nhiều thời gian để thảnh thơi đạp xe hít thở không khí buổi sáng trong lành, thư giãn, trò chuyện cùng những người bạn. Nụ nói: “Thay vì tụ tập bạn bè, người thân trong những quán cà phê, quán ăn ồn ào, chúng tôi chọn cách hoạt động thể thao vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa có thời gian tâm sự chuyện trò sau một tuần làm việc vất vả”.

Cô cũng cho biết, bây giờ có rất nhiều cung đường đạp xe ở Hà Nội, tuy nhiên, hồ Tây vẫn là lựa chọn hàng đầu của tất cả những người yêu thích luyện tập thể thao: “Hồ Tây vừa có phong cảnh đẹp, không khí thoáng đãng, dễ chịu, mát mẻ, rất phù hợp cho việc tập thể dục, thể thao. Đặc biệt, với những người đạp xe không chuyên, cung đường hồ Tây bằng phẳng, độ dài vừa phải đủ tạo thử thách, nhưng không làm kiệt quệ sức lực”.

Tại Thủ đô Hà Nội, trào lưu đạp xe bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ vào khoảng những năm 2021, khi dịch bệnh COVID-19 khiến toàn bộ hệ thống phòng tập ở Thủ đô đóng cửa. Các hoạt động thể thao ngoài trời bắt đầu được nhiều người hướng đến. Sau dịch bệnh, đạp xe đã trở thành thói quen, bộ môn yêu thích của nhiều người. Đặc biệt là thanh, thiếu niên hiện nay, khi phần lớn thời gian họ đều “giam” mình trong bốn bức tường, từ phòng làm việc, phòng học, phòng tập thể thao, nhà ở. Cuối tuần, đạp xe là cơ hội để người trẻ ra ngoài thư giãn một cách lành mạnh, vừa giữ dáng, vừa ngắm nhìn phong cảnh lại có thể trò chuyện với bạn bè.

Đối với những người trung tuổi, đạp xe đạp quanh hồ Tây đang trở thành thói quen không thể thiếu mỗi ngày. Chị Nguyễn Kim Anh (46 tuổi, Lạc Long Quân, Hà Nội) cho biết, mỗi ngày chị đều dành khoảng 2 - 3 tiếng đạp xe quanh hồ Tây. Chị Kim Anh chia sẻ, trước đây, chị không có thói quen tập thể thao, cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng thừa cân, mệt mỏi: “Phải tập trong phòng gym bí bách, ồn ào khiến tôi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Dù biết tập thể thao rất tốt cho sức khỏe, nhưng mãi vẫn không duy trì được thói quen lành mạnh này”.

Cho đến khi chị Kim Anh được một người bạn rủ rê nhập hội đạp xe, qua một tuần trải nghiệm, chị rất thích bộ môn này và đã theo được gần 2 năm. Chị chia sẻ: “Khi mới đạp xe, hai chân tê nhừ, rất mỏi. Nhưng sau này, dần dần cơ thể tôi đã thích nghi được với việc đạp xe, quãng đường đạp cũng tăng dần từ nửa vòng lên đến ¾ vòng và cuối cùng hoàn thiện hết toàn bộ quãng đường gần 20km đạp xe quanh hồ Tây”. Cũng nhờ đạp xe, chị đã giảm được 5kg, sức khỏe cải thiện rõ ràng, không bị đau mỏi cơ thể lúc thời tiết thay đổi hay ốm vặt nữa.

Chị vui vẻ nói: “Hiện tại, tôi duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Cơ thể tôi tuy không gầy đi như hội thanh, thiếu niên, nhưng săn chắc, khỏe khoắn. Đầu năm nay, tôi có thể leo lên đỉnh núi Yên Tử một cách dễ dàng khiến các đồng nghiệp vô cùng khâm phục”.

Không chỉ thu hút người trẻ, người trung tuổi, hoạt động đạp xe quanh hồ Tây còn trở thành bộ môn yêu thích của nhiều cụ già. Bà Nguyễn Thị Bình (68 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã có hơn ba năm đạp xe liên tục cho biết: “Đạp xe vừa để rèn luyện sức khỏe, đồng thời giúp chúng tôi thư giãn rất nhiều”. Bà Bình chia sẻ, ở tuổi ngoài 60, cơ thể người già bắt đầu kém linh hoạt, dễ đau nhức, mệt mỏi, nên không thể đạp nhanh và khỏe như người trẻ. Nhưng không vì vậy, mà các cụ già bó hẹp cuộc sống của mình xung quanh bốn bức tường. Mỗi sáng đều đặn, hè như đông, hội người cao tuổi lại tập trung thành một nhóm đạp xe, vừa đi, vừa trò chuyện, ngắm cảnh.

Bà Bình hạnh phúc nói: “Đạp xe cũng phải chọn nơi có phong cảnh hữu tình để thưởng thức. Mùa hè chúng tôi đạp qua những hồ sen hồng, rặng hoàng yến vàng ruộm, những đóa bằng lăng tím lịm. Đến mùa thu hoa sữa thơm ngây ngất, mùa đông lá vàng rơi rụng, xuân tới sương khói trên hồ “mờ nhân ảnh”. Đối với những người cao tuổi, chỉ cần cuộc sống thư giãn, chậm rãi như vậy là đã có một ngày tràn đầy năng lượng rồi”.

Những tình bạn nhiều lứa tuổi

Đạp xe quanh Hồ Tây không những rèn luyện sức khỏe, cải thiện vóc dáng mà hiện nay, bộ môn này còn trở thành nơi tụ họp, giao lưu kết bạn của nhiều người. Mỗi buổi sáng sớm, chiều muộn, chỉ cần đi một vòng quanh hồ Tây có thể các nhóm đạp xe từ năm đến mười, hai mươi người. Bộ môn thể thao đơn giản này đã trở thành “cầu nối” giữa người với người, tạo nên nhiều tình bạn bền chặt ở mọi lứa tuổi.

Bộ môn thể thao đơn giản này đã trở thành “cầu nối” tình bạn cho nhiều người. (Nguồn: Cho thuê xe đạp)

Bộ môn thể thao đơn giản này đã trở thành “cầu nối” tình bạn cho nhiều người. (Nguồn: Cho thuê xe đạp)

Cô Nguyễn Thị Thanh Chuyên (55 tuổi, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, sau hơn hai năm đạp xe, cô đã quen được với một nhóm tầm mười người. Mỗi sáng, từ 5 giờ, họ cùng nhau hẹn gặp ở Trích Sài, đạp một vòng quanh hồ Tây, sau đó cùng ăn sáng, đi chợ. Cuối tuần, mọi người có thời gian hẹn nhau đi cà phê, đi ăn, tâm sự, trò chuyện về cuộc sống thường nhật.

Cô Chuyên chia sẻ: “Tôi làm kinh doanh tự do, con cái đều đã lớn, thời gian rảnh rỗi nhiều. Ở nhà mãi vừa mệt mỏi, vừa buồn, từ khi đạp xe tôi quen với nhiều người bạn cùng chí hướng. Chúng tôi đều mong muốn có một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ”. Ban đầu, nhóm đạp xe của cô Chuyên chỉ gặp nhau khi đi tập thể dục, sau này, mọi người dần thân thiết, cởi mở, gần gũi với nhau. Hiện nay, họ trở thành người bạn thân thiết, chia sẻ mọi thú vui trong cuộc sống hàng ngày.

Đối với người cao tuổi, bộ môn đạp xe cần nhiều sức bền, có những người “đồng đội” ở bên cạnh chính là động lực để họ vượt qua bản thân mình mỗi ngày. Bà Nguyễn Thị Bình tâm sự: “Chỉ cần một người không bỏ cuộc, cả đội sẽ cố gắng đạp hết khả năng của mình. Đạp xe có những người bạn thân thiết, giúp tôi không cảm thấy mệt mỏi nữa. Thời gian dường như trôi qua rất nhanh, ba tiếng đối với tôi chỉ như ba mươi, bốn mươi phút”. Bà Bình cho biết, sau giờ phút tập thể dục căng thẳng, đội nhóm của bà cùng nhau đến quán ăn sáng, nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đây là điều mà trước đây bà Bình thường không quan tâm.

Bà chia sẻ: “Khi chưa đi tập thể dục với nhóm ở hồ Tây, mỗi buổi sáng tôi chỉ đi bộ quanh khu, rồi đi chợ nấu cơm cho con cháu, bản thân mình không quan tâm, nhiều hôm còn bỏ ăn sáng”. Từ ngày tiếp xúc với nhóm đi xe đạp, bà được mọi người hướng dẫn nhiều cách giữ gìn sức khỏe, cả nhóm đôn đúc nhau ăn sáng - trưa - chiều đúng giờ, đủ chất để có sức khỏe chinh phục nhiều vòng hồ Tây hơn.

Giống như bà Bình, Lương Thị Nụ cho biết, đạp xe quanh hồ Tây với bạn bè giúp cho cô có khoảng thời gian vui vẻ, tích cực, nạp năng lượng sau một tuần làm việc căng thẳng. Hơn thế, đạp xe giúp cô kết nối với chính bản thân mình, tìm về với niềm đam mê, hứng khởi trước guồng quay vội vã của xã hội ngoài kia. Cô tâm sự: “Đối với tôi, hồ Tây sẽ luôn luôn là một “địa chỉ vàng” để thư giãn, tập bộ môn đạp xe. Tôi mong muốn ý thức của mỗi người sẽ ngày càng được nâng cao để hồ Tây luôn xanh, sạch đẹp. Đặc biệt, hy vọng vào mỗi cuối tuần, lượng xe ô tô ở hồ Tây sẽ được hạn chế lại, bảo đảm an toàn cho những người tập thể dục, thể thao”.

Theo Hiệp hội Y khoa Anh, đi xe đạp 20km/tuần có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch 50%. Một nghiên cứu khác với 10.000 cán bộ, công chức cho thấy, nhóm đi xe đạp khoảng 20 dặm trong một tuần sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch hơn nhóm người còn lại. Ngoài việc có tác dụng tốt cho tim, đi xe đạp đặc biệt tốt với người bị huyết áp cao. Chỉ cần dành thời gian vừa phải đi xe đạp hàng ngày, mọi người có thể ngăn chặn tình trạng huyết áp cao, tránh đột quỵ.

Cũng trong nghiên cứu này, cho thấy, đạp xe tác động mạnh mẽ đến cơ thể, giúp các cơ bắp săn chắc, thon gọn vòng eo. Còn đối với người cao tuổi, chỉ cần đạp xe một cách vừa phải, đều đặn sẽ cải thiện tuổi thọ và thư giãn tinh thần rất tốt.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chùa Muống còn là nơi kết nối các thế hệ, là chứng nhân của sự trường tồn và phát triển của đạo Phật trong lòng dân tộc.

Ngôi chùa cổ hơn 700 năm tuổi ở Hải Dương: Nơi hội tụ tinh hoa Phật giáo và dấu ấn Thiền sư Quán Viên

(PLVN) -  Chùa Muống (Quang Khánh tự) không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tín ngưỡng và tâm linh quý báu của dân tộc. Trải qua hàng trăm năm, ngôi chùa đã chứng kiến biết bao thăng trầm, nhưng vẫn đứng vững, trở thành biểu tượng của sự trường tồn của Phật giáo và các giá trị văn hóa dân tộc.

Đọc thêm

Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định
(PLVN) -  Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chào mừng kỷ niệm 125 Ngày thành lập tỉnh Bến Tre, 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi, chào mừng sự kiện Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày 17/1 là Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre và hướng tới kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Nữ tướng Nguyễn Thị Định.

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Lòng tử tế – Tài sản vô giá

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, người ta thường mải mê chạy theo đồng tiền, cho rằng nó là chìa khóa mở ra mọi cánh cửa. Nhưng thực tế, tiền bạc, dù nhiều đến đâu, cũng chỉ là vật chất. Nó có thể bị đánh cắp, bị mất đi, hoặc tan biến theo thời gian. Trong khi đó, lòng tử tế lại là một tài sản vô giá, một thứ mà chẳng ai có thể cướp đoạt hay mua bán được.

Hồi hướng và chuyển hóa công đức

Hồi hướng và chuyển hóa công đức
Thực hành hồi hướng không vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung. Kinh Kim Cang dạy: “Hồi hướng không chấp tướng mình, tướng người, tướng chúng sinh, ấy là chân thật hồi hướng

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống
(PLVN) - Trong cuộc sống, sự đúng - sai không chỉ là thước đo hành động mà còn là ánh sáng soi chiếu tâm hồn và đạo đức con người. Câu nói: “Khi ta đúng, người nào nói ta đúng thì người đó là bạn. Khi ta sai, người nào nói ta sai thì người đó là thầy. Nhưng khi ta sai mà người nào nói ta đúng thì người đó là kẻ thù” không chỉ khuyên răn chúng ta biết phân biệt thật giả, đúng sai, mà còn gợi mở về mối quan hệ giữa con người với nhau.

Sự mạnh mẽ trong im lặng

Sự mạnh mẽ trong im lặng
(PLVN) - Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và cả đau thương. Có những con người mang trên mình vẻ ngoài cứng cỏi, luôn nở nụ cười với thế gian, nhưng sâu bên trong là những vết thương chưa bao giờ lành. Họ không dễ dàng để lộ nỗi đau của mình. Nhưng đôi khi, chỉ một khoảnh khắc nhỏ, một câu nói vô tình, hay một ký ức lướt qua cũng đủ làm họ rơm rớm nước mắt. Không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã cố gắng mạnh mẽ quá lâu.

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước
(PLVN) - Hòa mình vào không khí trang nghiêm và linh thiêng của đại lễ Đức Phật thành đạo, những ngày này, Phật tử trên khắp cả nước cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công đức cao cả của Đức Phật. Đây không chỉ là dịp để mỗi người con Phật quay về với chánh pháp mà còn là dịp để khơi dậy niềm tin, khát vọng an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

'Vá' lại tâm hồn trong thế giới của thú cưng

Thú cưng đã giúp nhiều người sống lành mạnh hơn. (Nguồn: Linh Dương)
(PLVN) - Bằng dáng vẻ thân thiện, ngây ngô, đáng yêu, những chú cún cưng, mèo cưng hiện nay đang trở thành một người bạn thân thiết của mọi người. Nhờ chơi đùa, ngắm hình ảnh thú cưng nhiều người đã giải tỏa áp lực sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.

Những điều cần lưu ý trong Tháng củ mật

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng củ mật – tháng cuối cùng của năm âm lịch – là khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt. Đây là lúc mà ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, nhưng đồng thời cũng là thời điểm nhiều nguy cơ gia tăng như trộm cắp, lừa đảo, tai nạn giao thông và các vấn đề an ninh trật tự.

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm
(PLVN) - Tháng cuối năm, hay còn được gọi là "tháng củ mật," là thời điểm mọi người tất bật hoàn thành công việc và chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với nhiều quan niệm nên làm và kiêng kỵ để tránh điều không may, giữ gìn tài lộc và bình an.