Đập tan tham vọng bá chủ biển Đông: Giương cao “nỏ thần” pháp lý…

Quang cảnh cuộc tọa đàm. Ảnh: X.H
Quang cảnh cuộc tọa đàm. Ảnh: X.H
(PLO) - Được coi là “Hội nghị Diên Hồng” của giới giảng dạy, nghiên cứu và học tập luật học, không khí buổi tọa đàm khoa học “Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế” do Đại học Luật Hà Nội tổ chức hôm qua - 20/5 đã nóng lên theo từng luận điểm pháp lý đanh thép chứng minh và bảo vệ chủ quyển biển đảo Việt Nam.
Những ghi chép lịch sử đã chứng minh không phải đến bây giờ Trung Quốc mới có những hành động gây hấn phục vụ cho tham vọng bá chủ biển Đông. Vào các năm 1951 và 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; năm 2009, Trung Quốc gửi công hàm tới Liên Hợp quốc (LHQ) đi kèm bản đồ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên biển Đông (đường lưỡi bò) do phía Trung Quốc đơn phương vạch ra với dã tâm sở hữu 80% diện tích biển Đông; năm 2011 tàu Trung Quốc đã cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí Bình Minh và Viking 2 của Việt Nam; năm 2012, TCty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ngang nhiên chào thầu các lô dầu khí nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; và mới đây ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đặt trái phép giàn khoan nước sâu chỉ  cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 130 hải lý…
“Đây chính là cuộc xâm lược mềm!”
TS Trần Công Trục – nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ khẳng định rằng: “Đây không còn là sự thử thách hay thăm dò dư luận nữa mà chính là bước tiến mới, nguy hiểm của Trung Quốc để thực hiện tham vọng bá chủ biển Đông. Đây chính là cuộc xâm lược mềm của Trung Quốc để xâm chiếm biển Đông và tài nguyên trên biển Đông của Việt Nam”. 
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Bá Diến - Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế - nhấn mạnh thêm, những hành động trái phép của Trung Quốc trên biển Đông là những bằng chứng thực tế nhất cho thấy Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nền tảng của Hiến chương LHQ cũng như 7 nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế theo tuyên bố của LHQ. 
“Việc hạ đặt giàn khoan 981 là hành động tiếp nối của việc chiếm giữ Hoàng Sa, cho thấy hành động của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng và có hệ thống, có tính toán phục vụ cho dã tâm hiện thực hóa tham vọng về đường lưỡi bò trên biển Đông” - PGS.TS Nguyễn Bá Diến khẳng định.
Căn cứ pháp lý - “nỏ thần” của Việt Nam
Theo TS Trần Công Trục, hiện quốc tế đã và đang có hai luồng quan điểm: Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng giàn khoan 981 nằm hoàn toàn trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; còn luồng quan điểm thứ hai cho rằng,  giàn khoan 981 nằm trong vùng chồng lấn chủ quyền biển giữa hai quốc gia. Để xóa bỏ sự nghi ngờ xuất phát từ luồng quan điểm thứ hai, TS Trần Công Trục cho rằng: “Việt Nam cần phải có những luận cứ pháp lý vững chắc để đập tan nghi ngờ này”.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Diến, trước nay để giải quyết vấn đề biển Đông với Trung Quốc, Việt Nam vẫn dùng biện pháp ngoại giao, nhưng khi diễn biến tình hình ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì một trong những giải pháp làm nên sức mạnh Việt Nam đó là luật pháp, là lẽ phải. “Những quy định của luật pháp quốc tế nói chung và về biển nói riêng chính là “nỏ thần” của Việt Nam và là “tử huyệt”, điểm yếu của Trung Quốc” - PGS.TS Nguyễn Bá Diến nhấn mạnh. 
Sở dĩ nói quy định của luật pháp quốc tế chính là “nỏ thần” của Việt Nam và là “tử huyệt” của Trung Quốc bởi năm 1996, Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước Luật Biển 1982 vốn được coi là Hiến pháp về biển của thế giới. Căn cứ theo quy định của Công ước, những hành động của Trung Quốc đã đi trái với nguyên tắc giải quyết tranh chấp. 
Bên cạnh đó, soi chiếu hành động của Trung Quốc với những điều khoản trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (gọi tắt là DOC) - văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết năm 2002 và Tuyên bố chung của Việt Nam – Trung Quốc  về các nguyên tắc giải quyết các vụ việc trên biển Đông năm 2011 cho thấy Trung Quốc đang đi ngược lại những cam kết pháp lý với quốc tế và Việt Nam. 
“Để triển khai “mặt trận đấu tranh pháp lý” hiệu quả và huy động được sức mạnh tập thể của cả dân tộc thì trước tiên phải đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân hiểu chính xác về quyền của Việt Nam trên các vùng biển, đảo, phân biệt được đâu là chủ quyền tuyệt đối, đâu là quyền tài phán… Từ chỗ hiểu này chúng ta sẽ định ra được cách ứng xử và đối phó phù hợp trong các tình huống khác nhau” - TS Trần Công Trục nhấn mạnh.
* TS Lê Quý Quỳnh, học giả về Luật Biển: “Phía Trung Quốc cho rằng vùng biển đặt giàn khoan thuộc lãnh hải Trung Quốc tính từ đảo Tri Tôn. Đây là một tuyên bố hoàn toàn không có tính pháp lý bởi đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Như vậy, vị trí của giàn khoan 981 nằm sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc nhằm tránh một cuộc đàm phán về pháp lý sòng phẳng với Việt Nam. Khi viện dẫn cho lý lẽ của mình Trung Quốc đã cố tình lờ đi các thỏa thuận pháp lý rành rành trong Công ước Luật Biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông, Tuyên bố chung của Việt Nam – Trung Quốc  về các nguyên tắc giải quyết các vụ việc trên biển Đông”.
* TS Nguyễn Toàn Thắng - chuyên gia nghiên cứu pháp luật quốc tế và Luật Biển quốc tế: “Việt Nam cần giải quyết vấn đề biển Đông trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế. Khi sử dụng quyền tài phán quốc tế, Việt Nam có thể cân nhắc giữa hai hình thức tài phán là Tòa Công lý quốc tế - một trong 6 cơ quan chính của LHQ và Tòa án Luật Biển Quốc tế. Tuy nhiên, cũng có khó khăn là những cơ quan tài phán này không có thẩm quyền đương nhiên mà phải được các bên tranh chấp công nhận. Trong vấn đề này, theo tôi chúng ta nên sử dụng Công ước Luật Biển 1982 vì Phần 15 của Công ước quy định trong trường hợp các bên không lựa chọn được cơ quan tài phán thì lựa chọn trọng tài theo quy định của Phụ lục 7 Công ước Luật Biển”. 

Tin cùng chuyên mục

Chân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

infographicChân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

(PLVN) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội Luật gia Việt Nam Khóa XIII nhiệm kỳ 2019-2024 giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đọc thêm

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.