Đào tạo nhân lực trong cách mạng công nghệ 4.0: Bệnh sính bằng cấp sẽ giảm?

Ngành truyền thống sẽ hết "nóng"?
Ngành truyền thống sẽ hết "nóng"?
(PLO) - Thói quen sính bằng cấp, chọn trường uy tín để học hay bảng điểm cao mới dễ được tuyển dụng có thể sẽ bị thay đổi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là những nhận định của các chuyên gia giáo dục…

Cử nhân thất nghiệp… đầu bảng

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Viện Khoa học lao động và xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố qúy III/2017, cả nước có 1.074,8 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 6,8 nghìn người so với quý II/2017 và 42,9 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm còn 2,21%.

Số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 237 nghìn người, tăng 53,9 nghìn người so với quý II, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,51%. Ở nhóm trình độ cao đẳng có 84,8 nghìn người thất nghiệp, tăng 1,9 nghìn người so với quý II/2017, tỷ lệ thất nghiệp nhóm này giảm nhẹ xuống còn 4,88% nhưng vẫn ở mức cao nhất. Đối với nhóm trình độ trung cấp có 95,5 nghìn người thất nghiệp, tăng 3,1 nghìn người, tỷ lệ thất nghiệp là 3,77%.

Lí giải về việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học trở lên, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết, lí do căn bản nhất chính là quý III là thời điểm sinh viên các trường đại học vừa mới tốt nghiệp, cùng với đó sinh viên thường mất một khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng mới tìm được việc làm. Ngoài ra, tình hình thị trường lao động cũng thay đổi thường xuyên và phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Cũng theo ông Vinh, nhiều doanh nghiệp phản hồi rằng thực tế khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, doanh nghiệp thường phải mất thời gian đào tạo từ 3 - 6 tháng. Các kỹ năng khác như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng mềm vẫn là những khiếm khuyết trong đào tạo mà các cơ sở cần cải thiện trong thời gian tới để sinh viên ra trường có việc làm và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đặt ra nhiều thách thức cho việc phát triển nguồn nhân lực, khi áp dụng các công nghệ tự động thì những ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, điện tử… có nguy cơ giảm việc làm rất lớn.

Ông Vinh cũng cho rằng, lao động đã qua đào tạo ở nước ta hiện vẫn còn thấp song ngay cả đã qua đào tạo nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng được, đặc biệt là những kỹ năng mềm và sáng tạo chưa được đào tạo bài bản và đầy đủ. Do đó, nếu không thay đổi trong chiến lược đào tạo để giúp bổ khuyết cho sinh viên những kỹ năng mới này thì duy trì việc làm sẽ là thách thức rất lớn.

Đồng thời, theo một số chuyên gia, công nghệ đang tạo ra nhiều thay đổi về tiêu dùng, lao động và việc làm, qua đó trực tiếp tác động đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Chẳng hạn, theo cách truyền thống, nhà tuyển dụng thường dựa vào bằng cấp, bảng điểm. Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn hàng đầu thế giới hiện lại dựa nhiều vào kỹ năng tại chỗ khi phỏng vấn tuyển dụng.

Sẽ đi quá xa đào tạo… lối mòn

Đứng trước cuộc CMCN lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo hay những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu lao động, các trường ĐH không thể dự đoán được kỹ năng mà thị trường lao động cần trong tương lai gần, do tốc độ thay đổi công nghệ quá nhanh.

PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, tiến bộ công nghệ 4.0 đã làm thay đổi bức tranh của thị trường lao động: lao động giản đơn đã có robot đảm nhiệm, thị trường chủ yếu chỉ cần những việc đòi hỏi lao động sáng tạo ở trình độ cao. Cuộc cách mạng đã làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề và các trình độ... PGS Sơn nhận định, CMCN 4.0 này đang làm giãn rộng khoảng cách giữa việc đào tạo của các trường ĐH và những gì xã hội thực sự cần. Trước thách thức đó, các trường ĐH cần định hướng lại những ngành đào tạo, những lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu để đón trước bám sát yêu cầu của thị trường không chỉ trong nước mà cả thị trường trong khu vực và trên thế giới. Bách khoa Hà Nội đã xác định những lĩnh vực đào tạo cần ưu tiên hướng tới CMCN 4.0 như: CNTT, điều khiển tự và động hóa, điện tử- viễn thông, khoa học và kỹ thuật vật liệu, năng lượng sinh học... Đây là những ngành thế mạnh của trường và trường đang tập trung để phát triển cho tốt hơn...

Còn GS.TS Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng ĐH Thủy lợi cho biết, để thay đổi kịp với cuộc CMCN 4.0 hiện nay, trường chú trọng đổi mới mô hình, chương trình đào tạo và phương thức tuyển sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cố gắng đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để sinh viên có điều kiện nghiên cứu tốt hơn. Ông Kim cho rằng trường học cần đẩy mạnh kênh truyền thông để sinh viên, nghiên cứu sinh chủ động nắm bắt cơ hội, lựa chọn chương trình học phù hợp vị trí đào tạo, nghiên cứu khoa học hoặc theo công việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, mọi hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường ĐH sẽ đối mặt yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới trong tương lai. Ví dụ, cạnh tranh nguồn lực diễn ra không chỉ trong nước mà cả toàn cầu dẫn đến “chảy máu” chất xám. Cụ thể, nhiều sinh viên giỏi của các trường nghiên cứu tiến sĩ ở nước ngoài không trở về.

Thực tế đòi hỏi ngành Giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải. Tất cả tạo ra bức tranh giáo dục đào tạo sinh động mà các phương thức truyền thống chắc chắn sẽ không thể đáp ứng.

Cùng quan điểm, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho rằng với đặc thù của cuộc CMCN 4.0, cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi rất nhanh. Hầu hết các thiết bị trong thời đại CMCN 4.0 đều là thiết bị đa ngành, đơn cử như chiếc điện thoại thông minh đã kết hợp rất nhiều chức năng chứ không chỉ là công cụ để nghe, nói. Để làm ra sản phẩm này cần phải có sự phối hợp rất nhiều ngành nghề.

Và theo PGS Hoàng Minh Sơn, để không bị tụt hậu thì bản thân các trường phải định hướng rõ để đào tạo, mỗi trường phải xác định sứ mệnh của mình, đào tạo các ngành lĩnh vực rao sao? Chúng ta phải xác định vai trò của trường ĐH sẽ thay đổi sao để phù hợp với xu thế? Nếu các trường trong nước không thay đổi kịp thì sinh viên sẽ đi học ở các nước khác, đó là thách thức đối với các trường...Vai trò trường ĐH là tạo môi trường để sinh viên có thể học qua trải nghiệm, qua nghiên cứu, sáng tạo và người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là hướng dẫn hỗ trợ sinh viên phát triển năng lực bản thân, hỗ trợ nghiên cứu sáng tạo, định hướng dẫn dắt người học... Các trường ĐH phải khai thác được thế mạnh, ưu điểm của những công cụ lĩnh vực số, chuyển hóa số để làm sao quá trình dạy và học hiệu quả hơn và hiệu quả đó dẫn đến chất lượng giáo dục nâng cao.

Thầy Đỗ Văn Dũng cũng cho biết thêm, do đặc thù của thời đại, giảng viên lên lớp không còn chiếu bài giảng vì gần như tất cả kiến thức sinh viên có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Với CMCN 4.0, sinh viên phải tự học là chính. Vai trò của người thầy cũng thay đổi từ trạng thái dạy học sang hướng dẫn. Giảng viên hướng dẫn sinh viên học qua các dự án, giải quyết các bài toán từ thực tế. Việc này đòi hỏi giảng viên phải tăng cường ra thực tế để có dự án hướng dẫn sinh viên.  

PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ, Trưởng ban ĐH, ĐH Quốc gia TP HCM  nhận định: Các hình thức đào tạo online, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng... sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. Điều này tạo áp lực lớn cho các trường về chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy, xây dựng không gian học tập.

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất là các trường đại học nên liên danh với doanh nghiệp lớn để hình thành mô hình ĐH mới - ĐH doanh nghiệp. Thay đổi từ chỗ “dạy những gì giới học thuật sẵn có” sang cách “dạy những gì thị trường cần, doanh nghiệp cần”, hoặc thậm chí xa hơn là “dạy những gì thị trường và doanh nghiệp sẽ cần”… 

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.