Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư: Mô hình đào tạo mới của Học viện Tư pháp

(PLVN) -Ngày 08/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2083/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành Trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, trong đó việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm đào tạo chung nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư được xác định là một giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tư pháp, tòa án và kiểm sát. 

Ngày 08/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 2543/QĐ-BTP ban hành Chương trình khung đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Trên cơ sở đó, ngày 23/12/2016, Giám đốc Học viện Tư pháp đã ký Quyết định số 1401/QĐ-HVTP ban hành Chương trình chi tiết đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Chương trình được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng về sự gắn kết những đặc thù nghề nghiệp của ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và kinh nghiệm đào tạo, sử dụng học viên sau đào tạo tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Kiến tập Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 3 tại TP Hồ Chí Minh
Kiến tập Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 3 tại TP Hồ Chí Minh 

Học viện Tư pháp đã đào tạo được 03 khoá, trong đó Khoá I, khoá II ở Hà Nội, Khoá III ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang chuẩn bị triển khai đào tạo Khoá IV. Qua hai năm đào tạo, Chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía học viên, phía giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy và sự đánh giá cao từ lãnh đạo các Bộ, ngành.

Về văn bằng tốt nghiệp: Học viên hoàn thành toàn bộ Chương trình được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghề luật sư.

Học viên khoá 3 tại TP Hồ Chí Minh thăm và học tập tại Trại Giam Long Hoà, Long An
Học viên khoá 3 tại TP Hồ Chí Minh thăm và học tập tại Trại Giam Long Hoà, Long An 

Về nội dung chương trình: Chương trình được xây dựng theo hệ thống tín chỉ, tổng số tín chỉ mà học viên phải tích lũy là 53 tín chỉ và được chia thành 04 giai đoạn: Giai đoạn Nghề luật và môi trường nghề nghiệp; Giai đoạn Đào tạo kỹ năng cơ bản các chức danh; Giai đoạn Đào tạo thực tế, thực tập nghề nghiệp; Giai đoạn Đào tạo chuyên sâu. Nội dung chương trình cơ bản phù hợp, giúp học viên có được cái nhìn đa chiều từ góc nhìn nghề nghiệp của cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. 

Về hoạt động kiến tập, thực tập: Được tổ chức một cách bài bản, có kế hoạch, học viên được tham gia kiến tập, thực tập tại Viện kiểm sát, Toà án, Văn phòng luật sư, Cơ sở giam giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý…bước đầu giúp học viên hình dung ra công việc, môi trường nghề nghiệp và có dự định, kế hoạch công việc của mình trong tương lai.  

Về giảng viên: Nguồn giảng viên đa dạng gồm cả giảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp và giảng viên thỉnh giảng là các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm; Các nhà khoa học chuyên ngành Luật; Các giảng viên đều được tập huấn nhằm nắm bắt những điểm đặc thù của chương trình đào tạo chung và yêu cầu, định hướng khi giảng dạy. 

Về giáo trình, tài liệu: Học viện Tư pháp đã xây dựng hệ thống giáo trình, đề cương môn học, hồ sơ tình huống phong phú, với 50 hồ sơ tình huống Dân sự, Hình sự, Hành chính; 06 Giáo trình, Tập bài giảng và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho chương trình đào tạo chung. 

Về phương pháp giảng dạy: Phương pháp đào tạo hiện đại, tăng cường thực hành, diễn án, tọa đàm. Học viện áp dụng tối đa phương pháp song giảng, tam giảng cho các bài học trong chương trình để học viên có cơ hội nắm bắt được kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và có được cái nhìn đa chiều cả từ lý luận và thực tiễn về nghề nghiệp.

Hoạt động kiến tập của học viên đem lại nhiều kết quả thiết thực
Hoạt động kiến tập của học viên đem lại nhiều kết quả thiết thực 

Về chính sách ưu đãi miễn, giảm học phí: Học viện Tư pháp có các chính sách ưu đãi miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách như:

- Miễn 100% tổng mức thu học phí đối với người có công với cách mạng theo quy định taị Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có);

- Giảm 50% tổng mức thu học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau:

+ Con liệt sĩ;

+ Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.

- Giảm 30% tổng mức thu học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh;

+ Cựu chiến binh (theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế)

Học viện Tư pháp ưu đãi giảm 30% tổng mức thu học phí đối với những học viên là người đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nghiệp vụ kiểm sát hoặc đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp.

Học viện ưu đãi giảm học phí cho học viên nộp hồ sơ sớm và nộp học phí cho toàn khóa học với các mức như sau:

+ Từ học viên thứ nhất đến học viên thứ 10: Giảm 30% tổng mức thu học phí của toàn khóa học;

   + Từ học viên thứ 11 đến học viên thứ 20: Giảm 20% tổng mức thu học phí của toàn khóa học;

+ Từ học viên thứ 21 đến học viên thứ 30: Giảm 10% tổng mức thu học phí của toàn khóa học;

+ Từ học viên thứ 31 đến học viên thứ 50: Giảm 5% tổng mức thu học phí của toàn khóa học;

Thời gian sắp tới Học viện Tư pháp tập trung thực hiện các giải pháp nhằm khẳng định hiệu quả của mô hình đào tạo mới, đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên chức danh tư pháp, lần đầu tiên được tại Việt Nam. Để tìm hiểu về Chương trình và thông tin tuyển sinh khoá IV lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư xin vui lòng liên hệ:

- Phòng Đào tạo và Công tác học viên, Học viện Tư pháp;

Địa chỉ: Phòng A105, tầng 1, nhà A, Học viện Tư pháp, số 9 Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;

Điện thoại: (024) 62873115 (Máy lẻ: 115, 236).

- Khoa đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Học viện Tư pháp;

Địa chỉ: Phòng A302, tầng 3, nhà A, Học viện Tư pháp, số 9 Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;

Điện thoại: (024) 62873230 (Máy lẻ: 230).

- Hoặc truy cập Website: http://hocvientuphap.edu.vn 

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi

Các đại biểu tại Tổ 13 thảo luận về dự án Luật.
(PLVN) - Sáng 23/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Qua thảo luận, các đại biểu bày tỏ hoàn toàn tán thành sự cần thiết ban hành Luật; nhấn mạnh, đây là một bước đi đúng đắn, cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như xu thế hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Khánh Hòa tiên phong hoàn thành kết nối hệ thống hộ tịch điện tử theo mô hình chính quyền hai cấp

Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hộ tịch tại Sở Tư pháp Khánh Hòa
(PLVN) - Khánh Hòa vừa ghi dấu ấn nổi bật khi trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn tất kiểm thử tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là kết quả thể hiện rõ tinh thần chủ động, sự phối hợp hiệu quả và quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và cải cách hành chính theo định hướng của Trung ương và Chính phủ.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết về xử lý vướng mắc do pháp luật trình Quốc hội thông qua

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Cuối phiên họp, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.

Nghị quyết về xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật: Kiến nghị đẩy sớm thời gian có hiệu lực

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp sáng 23/6
(PLVN) - Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật sáng 23/6, các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc ban hành Nghị quyết với các nội dung như Tờ trình và dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình; đồng thời đề nghị Quốc hội cho phép Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày Quốc hội thông qua để các cơ quan có đủ thời gian tập trung cho công tác rà soát, xử lý, tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự

Quang cảnh buổi khảo sát. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Qua thực tiễn triển khai công tác thi hành án dân sự từ năm 2020 đến hết tháng 3/2025 cho thấy, còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự. Bên cạnh những nguyên nhân như đội ngũ chấp hành viên, công chức thi hành án thiếu so với yêu cầu, còn hạn chế về trình độ, năng lực, cơ sở vật chất chưa bảo đảm… thì còn một nguyên nhân từ một số quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật liên quan chưa thống nhất, thiếu tính khả thi.

Xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay một số vướng mắc, bất cập trong các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có tính cấp bách; bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xử lý các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Ngọc và đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số cơ quan, đơn vị.

Tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực hoàn thành các mốc tiến độ cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đi kiểm tra thực địa tại các hạng mục chính của dự án.
(PLVN) -Ngày 26/5, tại cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm kiểm tra tiến độ triển khai, hướng tới mục tiêu hoàn thành thi công vào 15/7/2025 và hướng đến khai thác chính thức từ 1/1/2026.

Cục Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tư pháp Cao Xuân Thủy tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Đảng bộ Cục Kế hoạch – Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030.
(PLVN) - Chiều 20/6, tại trụ sở Bộ Tư pháp, với phương châm Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Cục Kế hoạch – Tài chính đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái – Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp.

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp
(PLVN) -Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu trong lĩnh vực tư pháp.