Đào tạo ba chung – mô hình mới của Học viện Tư pháp

Đào tạo ba chung – mô hình mới của Học viện Tư pháp
(PLVN) -Qua hai năm đào tạo, Chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía học viên, phía giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy và sự đánh giá cao từ lãnh đạo các Bộ, ngành.

Ngày 08/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2083/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành Trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, trong đó việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm đào tạo chung nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư được xác định là một giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tư pháp, tòa án và kiểm sát. Ngày 08/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 2543/QĐ-BTP ban hành Chương trình khung đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Trên cơ sở đó, ngày 23/12/2016, Giám đốc Học viện Tư pháp đã ký Quyết định số 1401/QĐ-HVTP ban hành Chương trình chi tiết đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Chương trình được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng về sự gắn kết những đặc thù nghề nghiệp của ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và kinh nghiệm đào tạo, sử dụng học viên sau đào tạo tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.

 

Học viện Tư pháp đã đào tạo được 03 khoá, trong đó Khoá I, khoá II ở Hà Nội, Khoá III ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang chuẩn bị triển khai đào tạo Khoá IV. Qua hai năm đào tạo, Chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía học viên, phía giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy và sự đánh giá cao từ lãnh đạo các Bộ, ngành.

Về văn bằng tốt nghiệp: Học viên hoàn thành toàn bộ Chương trình được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghề luật sư.

Về nội dung chương trình: Chương trình được xây dựng theo hệ thống tín chỉ, tổng số tín chỉ mà học viên phải tích lũy là 53 tín chỉ và được chia thành 04 giai đoạn: Giai đoạn Nghề luật và môi trường nghề nghiệp; Giai đoạn Đào tạo kỹ năng cơ bản các chức danh; Giai đoạn Đào tạo thực tế, thực tập nghề nghiệp; Giai đoạn Đào tạo chuyên sâu. Nội dung chương trình cơ bản phù hợp, giúp học viên có được cái nhìn đa chiều từ góc nhìn nghề nghiệp của cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. 

Về hoạt động kiến tập, thực tập: Được tổ chức một cách bài bản, có kế hoạch, học viên được tham gia kiến tập, thực tập tại Viện kiểm sát, Toà án, Văn phòng luật sư, Cơ sở giam giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý…bước đầu giúp học viên hình dung ra công việc, môi trường nghề nghiệp và có dự định, kế hoạch công việc của mình trong tương lai.  

 

Về giảng viên: Nguồn giảng viên đa dạng gồm cả giảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp và giảng viên thỉnh giảng là các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm; Các nhà khoa học chuyên ngành Luật; Các giảng viên đều được tập huấn nhằm nắm bắt những điểm đặc thù của chương trình đào tạo chung và yêu cầu, định hướng khi giảng dạy. 

Về giáo trình, tài liệu: Học viện Tư pháp đã xây dựng hệ thống giáo trình, đề cương môn học, hồ sơ tình huống phong phú, với 50 hồ sơ tình huống Dân sự, Hình sự, Hành chính; 06 Giáo trình, Tập bài giảng và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho chương trình đào tạo chung. 

Về phương pháp giảng dạy: Phương pháp đào tạo hiện đại, tăng cường thực hành, diễn án, tọa đàm. Học viện áp dụng tối đa phương pháp song giảng, tam giảng cho các bài học trong chương trình để học viên có cơ hội nắm bắt được kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và có được cái nhìn đa chiều cả từ lý luận và thực tiễn về nghề nghiệp.

Thời gian sắp tới Học viện Tư pháp tập trung thực hiện các giải pháp nhằm khẳng định hiệu quả của mô hình đào tạo mới, đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên chức danh tư pháp, lần đầu tiên được tại Việt Nam. Để tìm hiểu về Chương trình và thông tin tuyển sinh khoá IV lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư xin vui lòng liên hệ:

- Phòng Đào tạo và Công tác học viên, Học viện Tư pháp;

Địa chỉ: Phòng A105, tầng 1, nhà A, Học viện Tư pháp, số 9 Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;

Điện thoại: (024) 62873115 (Máy lẻ: 115, 236).

- Khoa đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Học viện Tư pháp;

Địa chỉ: Phòng A302, tầng 3, nhà A, Học viện Tư pháp, số 9 Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;

Điện thoại: (024) 62873230 (Máy lẻ: 230).

- Hoặc truy cập Website: http://hocvientuphap.edu.vn

Đọc thêm

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.