Đạo làm con xưa và nay

Hiếu thuận với cha mẹ là đạo lý muôn đời của người Việt. (Ảnh: P.V)
Hiếu thuận với cha mẹ là đạo lý muôn đời của người Việt. (Ảnh: P.V)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị đã đổi thay, nhưng đạo làm con và chữ hiếu vẫn là nền tảng đạo đức không thể thiếu trong mỗi gia đình. Những giá trị này đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi mỗi người cần hiểu sâu sắc và linh hoạt trong việc áp dụng để vun đắp tình cảm gia đình trong bối cảnh mới.

Chữ hiếu ngày xưa - chữ hiếu ngày nay

Trong văn hóa phương Đông, chữ hiếu được coi là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Nó không chỉ là sự tôn kính, biết ơn đối với cha mẹ mà còn là trách nhiệm của con cái trong việc chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ về già. Hình ảnh người con hiếu thảo luôn là tấm gương sáng trong những câu chuyện dân gian, trở thành chuẩn mực cho các thế hệ noi theo.

Xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo, đề cao hiếu đạo, hiếu đễ được coi là gốc. Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử khẳng định “Hiếu đễ là gốc của nhân”. Khi Mạnh Ý Tử hỏi về hiếu đạo, Khổng Tử đáp rằng: “Chớ làm trái ngược” và “khi cha mẹ còn sống, lấy lễ mà thờ kính; lúc cha mẹ qua đời, lấy lễ mà chôn cất, lấy lễ mà tế tự”.

Kho tàng truyện cổ, truyện dân gian Việt Nam xưa, chiếm một số lượng không nhỏ là những câu chuyện về lòng hiếu thảo. Câu ca dao về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, có lẽ mỗi người Việt đều thuộc nằm lòng từ khi mới chào đời, trong tiếng hát ru: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ, kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Trong thời đại hiện nay, khi nhiều giá trị truyền thống dần bị lãng quên hoặc biến tướng, chữ hiếu cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Áp lực công việc, cuộc sống bận rộn, và sự xa cách địa lý khiến nhiều người con không thể chăm sóc cha mẹ như xưa. Sự phát triển của công nghệ và lối sống hiện đại cũng khiến một bộ phận người con dần xem nhẹ vai trò của chữ hiếu, coi nó là gánh nặng hơn là trách nhiệm thiêng liêng.

Chữ hiếu là sợi dây nối kết bền chặt nhất giữa các thế hệ. (Nguồn: Duyên Phan)

Chữ hiếu là sợi dây nối kết bền chặt nhất giữa các thế hệ. (Nguồn: Duyên Phan)

Đạo hiếu, ở thời nào vẫn vẹn nguyên giá trị trong cuộc sống, nhưng về hình thức, về cách thức thì ở mỗi thời có lẽ sẽ có sự đổi thay cho hợp với hoàn cảnh, thời cuộc, nhận thức của xã hội. Đạo hiếu trong truyền thống xa xưa, con cái chỉ được vâng lời, không được phép trái ý cha mẹ, khi còn trẻ thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “tại gia tòng phụ”. Khi lớn tuổi con cái phải ở bên, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ già. Người con gái theo chồng là “con nhà khác”, con trai cần cáng đáng, gánh vác chuyện gia đình, dòng họ, giữ tròn hiếu đạo.

Xã hội ngày nay, tinh thần cá nhân phát triển, mỗi con người đều có chủ kiến, có suy nghĩ của riêng mình, nên câu chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã trở nên lạc hậu. Vì công việc, vì mưu sinh, giờ đây con cái vì hoàn cảnh phải sống xa cha mẹ nhiều, có người còn cách xa cha mẹ đến nửa vòng trái đất, nên giữ trọn chữ hiếu ở khía cạnh ở bên, phụng dưỡng, chăm sóc đối với nhiều gia đình là khó khả thi.

Ngày nay, vai trò của các thành viên trong gia đình không còn bị ràng buộc bởi giới tính hay vị trí xã hội như trước. Việc chăm sóc cha mẹ già không chỉ còn là trách nhiệm của con trai, mà còn là của con gái và thậm chí cả các thành viên khác trong gia đình. Sự phân chia trách nhiệm cần được thực hiện công bằng và dựa trên khả năng của từng người. Chính vì vậy, chữ hiếu trong thời hiện đại khó giữ được những tính chất như đạo hiếu truyền thống, mà có sự uyển chuyển, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong thời hiện đại, con cái phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống cá nhân, và xã hội. Do đó, sự hiểu biết và thông cảm từ phía cha mẹ cũng là một biểu hiện của đạo hiếu. Thay vì yêu cầu con cái phải hy sinh quá nhiều, cha mẹ có thể hỗ trợ bằng cách khuyến khích, động viên, và tạo điều kiện cho con cái cân bằng giữa công việc và trách nhiệm gia đình.

Việc uyển chuyển trong cách thức thể hiện chữ hiếu không làm mất đi giá trị cốt lõi của nó, mà ngược lại, giúp cho chữ hiếu trở nên phù hợp và có ý nghĩa hơn trong cuộc sống hiện đại.

Đạo làm con thời hiện đại

Sinh ra ba người con, các con đều thành đạt, nhưng bà cụ Nguyễn Thị Mận (65 tuổi), quê Bình Thuận không sống chung với người con nào lúc về già. Nhiều người hỏi cụ tại sao các con không đón cụ lên hưởng phước mà để cụ thui thủi một mình ở quê, có người còn bóng gió các con cụ không “giữ tròn đạo hiếu”. Chỉ có cụ mới thực sự hiểu “cái khó” trong gia đình mình. Các con cụ ai cũng rất thương mẹ, mong muốn được sống chung với mẹ, nhưng cụ đã thử lên thành phố, sống cùng các con.

Gần cả cuộc đời sống ở vùng quê biển, cụ quen với những bà con chòm xóm, làn gió biển mặn mòi, vị cá tươi ngon. Lên thành phố, dẫu nhà cao cửa rộng, cụ thấy ngột ngạt, buồn tẻ đến đổ bệnh. Chính vì thế, dẫu các con ngăn cản, cụ vẫn một mực quyết tâm về quê sống một mình bên nếp nhà nhỏ vui tươi của mình. Các con, đứa thì làm bác sĩ phẫu thuật có tiếng, đứa là tiến sĩ giảng dạy ở trường đại học, đứa kinh doanh phát đạt, cũng chẳng ai có thể bỏ sự nghiệp, gia đình về quê với cụ được. Thế là họ đành phân công nhau, cứ vài tuần hoặc bản thân họ, hoặc dâu rể con cháu về thăm cụ. Tiền bạc và đồ dùng bồi bổ họ gửi cho mẹ rất nhiều. Họ dự định, nếu mẹ yếu thì sẽ thuê hẳn một hộ lý trông mẹ, còn đến lúc có tuổi hơn, khi ấy biết đâu mẹ lại đổi ý, lên sống với họ. Bởi thế, dẫu người ngoài có nói ra nói vào, cụ Mận vẫn hiểu lòng các con, vẫn biết các con hiếu thảo với mình, chỉ là hoàn cảnh thế nào thì buộc phải hành xử như thế ấy.

Khi con cái vì hoàn cảnh địa lý không thể ở bên chăm nom, công nghệ số thể góp phần kết nối, thu hẹp khoảng cách với cha mẹ. (Nguồn: P.D)

Khi con cái vì hoàn cảnh địa lý không thể ở bên chăm nom, công nghệ số thể góp phần kết nối, thu hẹp khoảng cách với cha mẹ. (Nguồn: P.D)

Trong xã hội hiện đại không có những khắt khe về chữ hiếu, về đạo làm con như thời phong kiến, nhưng cũng có không ít khó khăn, gian nan để người con có thể trọn đạo với cha mẹ. Hoàn cảnh, mưu sinh, khoảng cách địa lý, áp lực kinh tế chỉ là một vài trong số rất nhiều yếu tố khó khăn.

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống. Tuy nhiên, trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh, mỗi người Việt Nam trung bình có 10 năm phải sống với bệnh tật. Người cao tuổi không những mắc nhiều bệnh phải điều trị mà cần người phục vụ, chăm sóc nên chi phí xã hội cho người cao tuổi rất lớn. Trong khi đó, tại Việt Nam, mô hình gia đình hạt nhân (gia đình hai thế hệ) đang dần thay thế cho mô hình gia đình truyền thống (có từ ba thế hệ trở lên) khiến số người thân chăm sóc cho người cao tuổi cũng ít đi. Hiện nay, chuyện một gia đình phải cáng đáng, phụng dưỡng hai bên nội ngoại, chăm sóc cha mẹ đôi bên già yếu, bệnh tật không còn quá hiếm trong xã hội.

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, đạo làm con và chữ hiếu vẫn có thể được gìn giữ và phát huy trong thời hiện đại nếu những người con hiểu đúng và linh hoạt trong cách thể hiện. Chăm sóc cha mẹ không chỉ là việc cung cấp vật chất, mà còn là sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Một cuộc gọi hỏi thăm, một tin nhắn động viên, hay chỉ đơn giản là thời gian ngồi lại bên cha mẹ, lắng nghe cha mẹ chuyện trò cũng có thể là cách thể hiện chữ hiếu trong cuộc sống bận rộn ngày nay. Việc chăm sóc cha mẹ ở xa cũng có thể được hỗ trợ bởi công nghệ, với những ứng dụng kết nối, giúp các gia đình giữ liên lạc thường xuyên. Những việc làm nhỏ bé này tuy giản dị nhưng lại chứa đựng giá trị to lớn, giúp duy trì và củng cố mối quan hệ gia đình trong bối cảnh hiện đại.

Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ VHTT&DL ban hành, có tiêu chí về sự hiếu thảo, lễ phép: Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính. Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống. Đây cũng là những điều cơ bản mà mỗi người trong xã hội hiện đại cần “nằm lòng” để luôn giữ cho mình chữ hiếu làm ngọn đèn soi sáng con đường đời.

Dù xã hội có thay đổi, dù thời gian có trôi qua, đạo làm con và chữ hiếu vẫn luôn là nền tảng vững chắc giúp giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất trong mỗi gia đình, là sợi dây nối kết bền chặt nhất giữa các thế hệ.

Giữa dòng chảy không ngừng của cuộc sống hiện đại, việc giữ gìn và truyền lại những giá trị này cho thế hệ sau là cách để mỗi người khẳng định và bảo vệ bản sắc văn hóa, giúp tạo dựng một xã hội nhân văn và đầy yêu thương.

Tin cùng chuyên mục

Những món đồ trang trí đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống rất được người dân ưa chuộng. (Ảnh: PV)

Rộn ràng sắc màu truyền thống đón Tết Nguyên đán

(PLVN) - Chỉ còn khoảng ba tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Năm 2025, xu hướng đón Tết cổ truyền hướng về những giá trị văn hóa truyền thống. Những sản phẩm dân gian mộc mạc, gần gũi đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Các địa điểm, hoạt động mang đậm văn hóa truyền thống cũng đang là ưu tiên của người dân.

Đọc thêm

Sự lịch thiệp của Madam Pang

Bà Madam Pang động viên đội tuyển Thái Lan sau trận chung kết AFF Cup (Ảnh FAT)
(PLVN) - Bà Nualphan “Pang” Lamsam, còn được biết đến với biệt danh "Madam Pang" - Vị Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) đã có những cư xử đẹp sau trận chung kết AFF Cup 2024.  Bà được nhận xét: "đẹp lịch sự từ cốt cách"

Hồi hướng và chuyển hóa công đức

Hồi hướng và chuyển hóa công đức
Thực hành hồi hướng không vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung. Kinh Kim Cang dạy: “Hồi hướng không chấp tướng mình, tướng người, tướng chúng sinh, ấy là chân thật hồi hướng

Xuân Son - nơi trái tim thuộc về

Xuân Son hôn lên màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam (Ảnh TXNĐ)
(PLVN) - Có những điều làm nên giá trị của con người không nằm ở nơi khởi đầu, mà ở nơi họ quyết định gửi gắm lý tưởng và sống hết mình. Sinh ra trên đất Brazil xa xôi, Xuân Son đã không để nơi sinh ra đóng khung số phận mình. Anh chọn Việt Nam - một mảnh đất không chỉ là nơi đến, mà còn là nơi thuộc về.

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống
(PLVN) - Trong cuộc sống, sự đúng - sai không chỉ là thước đo hành động mà còn là ánh sáng soi chiếu tâm hồn và đạo đức con người. Câu nói: “Khi ta đúng, người nào nói ta đúng thì người đó là bạn. Khi ta sai, người nào nói ta sai thì người đó là thầy. Nhưng khi ta sai mà người nào nói ta đúng thì người đó là kẻ thù” không chỉ khuyên răn chúng ta biết phân biệt thật giả, đúng sai, mà còn gợi mở về mối quan hệ giữa con người với nhau.

Chấn thương của Nguyễn Xuân Son - Người hùng có bị lãng quên?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chúc mừng tuyển thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ảnh: Trần Minh
(PLVN) - Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam đã gặp phải một chấn thương nặng trong trận đấu với Đội tuyển Thái Lan khiến anh sẽ phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài. Giống như nhiều trường hợp tương tự trước đó, liệu rằng “Người hùng AFF Cup” Nguyễn Xuân Son có thể lấy lại phong độ ghi bàn hay sẽ sớm lụi tàn do hệ quả chấn thương để lại?

Sự mạnh mẽ trong im lặng

Sự mạnh mẽ trong im lặng
(PLVN) - Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và cả đau thương. Có những con người mang trên mình vẻ ngoài cứng cỏi, luôn nở nụ cười với thế gian, nhưng sâu bên trong là những vết thương chưa bao giờ lành. Họ không dễ dàng để lộ nỗi đau của mình. Nhưng đôi khi, chỉ một khoảnh khắc nhỏ, một câu nói vô tình, hay một ký ức lướt qua cũng đủ làm họ rơm rớm nước mắt. Không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã cố gắng mạnh mẽ quá lâu.

Thu hút khách quốc tế dịp Tết Nguyên đán 2025

Khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng mạnh vào dịp đầu năm mới. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, những tháng đầu năm vẫn là tháng then chốt đối với ngành Du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm. Đón khách nước ngoài đến “khai xuân, đón Tết” đang là mục tiêu thúc đẩy du lịch mùa xuân ở Việt Nam.

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'
(PLVN) -  Tiềm năng du lịch đặc sắc hiếm nơi nào có được. Tầm nhìn, khát vọng về một khu du lịch trọng điểm quốc gia đã được chỉ rõ trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đến năm 2035 của Thủ tướng Chính phủ. Làm gì để những giá trị của Hồ Hòa Bình không còn là “tiềm năng” mà trở thành thế mạnh, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, PLVN đã trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung – Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Archi, đơn vị đang triển khai một số dự án ở khu vực Hồ Hòa Bình.

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước
(PLVN) - Hòa mình vào không khí trang nghiêm và linh thiêng của đại lễ Đức Phật thành đạo, những ngày này, Phật tử trên khắp cả nước cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công đức cao cả của Đức Phật. Đây không chỉ là dịp để mỗi người con Phật quay về với chánh pháp mà còn là dịp để khơi dậy niềm tin, khát vọng an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

Tặng Huân chương Lao động cho tuyển Việt Nam và 6 cầu thủ

Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: VGP).
Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình chinh phục ngôi vương khu vực với kỷ lục 7 trận thắng, 1 trận hòa, ghi 21 bàn thắng - thành tích tốt nhất lịch sử giải đấu.