Văn hóa, đạo đức kinh doanh chính là “linh hồn” của doanh nghiệp, quyết định sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, doanh nhân. Chính vì ý nghĩa quan trọng này, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, nhằm khơi gợi, cổ vũ, khuyến khích xây dựng và lan tỏa nét đẹp văn hóa, đạo đức doanh nghiệp tới đông đảo đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, cộng đồng và xã hội...
Đây cũng chính là lý do Báo Pháp luật Việt Nam quyết định lấy chủ đề: “Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững” cho buổi tọa đàm ngày hôm nay.
Trước ý nghĩa và những hiệu ứng tốt đẹp của Chương trình Vinh danh Doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã chỉ đạo Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Chương trình hàng năm nhằm tìm kiếm và vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân sản xuất, kinh doanh giỏi; Làm tốt trách nhiệm xã hội; Tuân thủ pháp luật…, đồng thời lan tỏa các giá trị tốt đẹp này ra cộng đồng, xã hội…
Tham dự chương trình có các vị khách mời đặc biệt: Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế;. PGS.TS Đỗ Minh Cương – Viện phó Viện Văn hóa Kinh doanh; Ông Lại Tiến Mạnh - chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực tư vấn giải pháp về chiến lược marketing và thương hiệu tại Việt Nam. Ông hiện đang là General Manager của MiBrand, đại diện của Brand Finance tại Việt Nam.
Về phía Ban tổ chức: Là sự hiện diện của: TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Trưởng Ban tổ chức Chương trình Vinh danh Doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững”; Ông Đặng Ngọc Luyến - Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo Pháp luật Việt Nam; Ông Trần Đức Vinh – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Ông Nguyễn Đức Trường - Trưởng Ban Doanh nhân & Pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam; Thư ký Chương trình Vinh danh Doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững”…
TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Trưởng Ban tổ chức Chương trình Vinh danh Doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” |
Đặc biệt tham dự tọa đàm ngày hôm nay của Báo Pháp luật Việt Nam có đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn… thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau…
Tại buổi tọa đàm, các diễn giả và cũng là những chuyên gia kinh tế nổi tiếng và có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, sẽ có những bài tham luận xung quanh chủ đề “Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững”. Tiếp đó, các diễn giả sẽ giải đáp trực tiếp mọi băn khoăn, thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến chủ đề này.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, ông Trần Đức Vinh - Phó tổng biên tập báo PLVN chia sẻ:
"Trong 34 năm hình thành và phát triển, bên cạnh công tác làm báo, Báo PLVN luôn chú trọng tổ chức các chương trình, sự kiện, cuộc thi tìm hiểu pháp luật góp phần vào công tác truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, được Chính phủ, các bộ ban ngành và bạn đọc đánh giá cao.
Tiếp tục thực hiện vai trò, sứ mệnh là cơ quan báo chí, truyền thông về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời khơi gợi khát vọng lập nghiệp, sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng vì sự phát triển của doanh nghiệp và thiết thực thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, năm 2017, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Cuộc thi viết Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” nhằm tuyên truyền, vận động và cổ vũ doanh nhân, doanh nghiệp áp dụng pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời tìm kiếm và biểu dương những doanh nhân, doanh nghiệp điển hình, kinh doanh thành đạt, phát triển bền vững trên trên cơ sở tôn trọng pháp luật vì sự thịnh vượng chung của đất nước.
Tiếp tục thực hiện sứ mệnh đó, trong năm 2018, 2019, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp với đại diện của Ban Tuyên giáo Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng cục Thuế, Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức Chương trình vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” với mục đích đồng hành cùng Chính phủ xây dựng xã hội kiến tạo, khởi nghiệp vì sự phát triển của doanh nghiệp và thiết thực góp phần đưa Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống.
Theo kế hoạch, trong quá trình diễn ra cuộc thi viết, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tổ chức một số cuộc tọa đàm xoay quanh chủ đề của chương trình."
Phó tổng biên tập Trần Đức Vinh phát biểu khai mạc Tọa đàm. |
Nói về vai trò của đạo đức trong kinh doanh, Phó tổng biên tập Trần Đức Vinh chia sẻ:
"Đứng trên giác độ các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp dường như vẫn chưa chú ý đến sự cần thiết và tất yếu của đạo đức kinh doanh. Với mong muốn đạt được lợi nhuận trong thời gian càng sớm càng tốt, không ít doanh nghiệp coi vấn đề đạo đức như là yếu tố phụ, vì vậy khó tránh khỏi tình trạng làm ăn theo kiểu “chộp giật”, hay mang tính “ăn xổi”, điều này dẫn tới hiện tượng làm hàng giả khá phổ biến trên thị trường. Đã có không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp, vì đồng tiền mà đánh cược cả niềm tin đang dần cạn kiệt từ phía khách hàng; nhiều doanh nghiệp từng là thương hiệu đình đám trên thị trường bỗng chốc bị đổ bể. Đặc biệt trong kỷ nguyên công nghệ bùng nổ như hiện nay thì một thương hiệu được gây dựng trong cả chục năm sẽ bị tiêu tan chỉ sau một cú nhấp chuột.
Đạo đức kinh doanh chính là yếu tố nền tảng cho sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp, tăng cường sự trung thành của nhân viên, điều chỉnh hành vi của doanh nhân, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đạt được thành công bền vững, các doanh nghiệp phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình."
"Tọa đàm “Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững” kỳ vọng tạo ra một diễn đàn với sự trao đổi thẳng thắn, đa chiều về văn hóa, đạo đức, trách nhiệm xã hội, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo môi trường thuận lợi nhằm cải tạo, xây dựng và phát huy đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước.
Buổi tọa đàm sẽ là diễn đàn để các diễn giả, chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh.
Trên tinh thần đó, chúng tôi mong đại biểu các DN, luật sư trao đổi thẳng thắn, cởi mở để buổi tọa đàm của chúng ta thành công tốt đẹp." - Phó tổng biên tập Trần Đức Vinh phát biểu.
Phát biểu tại Tọa đàm, Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế - làm rõ 2 vấn đề là pháp luật và đạo đức trong kinh doanh. Tại sao cần đến khái niệm đạo đức ở đây?
Theo luật sư Huỳnh, đứng trước tình huống nào đó, tự chúng ta suy nghĩ đánh thức những giá trị nên làm hay không, làm thì làm như thế nào.
Ông Huỳnh lấy ví dụ, khi người nông dân quyết định trồng rau này cho con mình ăn, rau kia đi bán. Cái gì chi phối suy nghĩ người nông dân? Hay việc tem mác sản phẩm made in China bị gắn mác made in Việt Nam khiến lòng tin của chúng ta bị phản bội.
"Đạo đức kinh doanh là ứng xử, những nguyên tắc trong kinh doanh. Mối quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân. Được mùa, nông dân thấy giá ngoài rẻ, phá giá hợp đồng; doanh nghiệp chán nản. Như vậy, người nông dân phá vỡ niềm tin của doanh nghiệp. Đến khi giá cả không được thì doanh nghiệp lại không mua của nông dân nữa. Đạo đức không có gì xa lạ, truyền từ đời sống vào trong kinh doanh." - ông Huỳnh khẳng định.
Trong mối quan hệ với pháp luật kinh doanh, luật sư Huỳnh cho rằng 2 thứ này vừa song song, có mối tương hộ, bổ trợ cho nhau. Làm tốt đạo đức trong kinh doanh, làm đỡ chi phí tuân thủ pháp luật hơn nhiều. Đạo đức văn hóa doanh nghiệp cũng tốt hơn nhiều. Thi hành pháp luật nghiêm thì khuyến khích phẩm chất vốn có của người kinh doanh hay cũng có thể nghiêm trị những người trong kinh doanh.
Theo luật sư Huỳnh, đạo đức kinh doanh cũng có việc đáng báo động. Hiện nay Việt Nam là quốc gia hội nhập sâu rộng nhất trong các nước Đông Nam Á, chúng ta kí rất nhiều hiệp định trong năm vừa qua. Điều đó thể hiện, doanh nghiệp nước ngoài họ có niềm tin doanh nghiệp, nhà nước ở Việt Nam thể hiện ở đạo đức kinh doanh tốt, thực thi pháp luật tốt.
"Lòng tin, sự chung thực, chữ tín, thương người như thể thương thân, chữ tín. Nếu có đạo đức kinh doanh tốt thì chúng ta sẽ tham gia vào giá trị toàn cầu tốt. Biến đạo đức kinh doanh thành thói quen, ngăn ngừa được sự gian lận trong kinh nghiệp." - ông Huỳnh nói.
Chia sẻ với Tọa đàm, PGS.TS Đỗ Minh Cương – Viện phó Viện Văn hóa Kinh doanh - đã giúp mọi người hiểu hơn về đạo đức trong cuộc sống nói chung, đạo đức trong kinh doanh nói riêng cũng như vai trò, tác dụng và tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh.
PGS.TS Đỗ Minh Cương – Viện phó Viện Văn hóa Kinh doanh, |
PGS.TS Đỗ Minh Cương nhấn mạnh về thực hành đạo đức. Ông cho rằng để giáo dục vấn đề dạo đức trong kinh doanh, không phải là những bài rao giảng, mà là việc noi gương, việc làm theo. "Tấm gương đạo đức có tác dụng rất lớn. Nói nhiều mà không thực hành thi không có tác dụng." - ông nói.
Về quan hệ đạo đức, pháp luật, văn hóa doanh nghiệp, ông khẳng định cốt lõi là các giá trị, đạo đức là một giá trị của văn hóa, nó chính là: Chân, thiện, mỹ.
Câu chuyện đạo đức kinh doanh là thực hành đạo đức trong kinh doanh. Nó mang tính chuyên ngành của kinh doanh, nhưng nó vẫn bắt nguồn từ đạo đức dân tộc, văn hóa dân tộc.
Sau khi phân tích các khía cạnh của khái niệm đạo đức trong kinh doanh, soi chiếu với các quan niệm của truyền thống, hiện đại, ông khẳng định rằng đạo đức kinh doanh chính là luân lý triết lý và hành vi đạo đức trong kinh doanh.
Theo Viện phó Viện Văn hóa Kinh doanh, đạo đức là hệ thống điều chỉnh cá nhân và xã hội bằng các triết lý, chuẩn mực và quy phạm xã hội. Ông biểu diễn bằng mô hình quả vải, cấu trúc bao gồm các tư tưởng, triết lý, lý luận, nguyên tắc, giá trị đạo đức. Cụ thể hóa thành những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, tình cảm đạo đức. Sống động nhất của đạo đức, theo ông Cương là hành động, ứng xử thực, tấm gương, câu chuyện đạo đức.
"Đạo đức kinh doanh bắt đầu từ nền tảng đạo đức dân tộc, xuyên suốt quá trình kinh doanh. Chúng ta ảnh hưởng từ tín ngưỡng bản địa, tục thờ tổ tiên; ảnh hưởng từ nho, phật, lão và học thyết chính trị. Ở Việt Nam, Trần Hưng Đạo quan niêm lòng nhân ái là kế sâu rễ bền gốc. Còn phương Tây thì đề cao công lý, quyền con người... Nhưng chung qquy, đạo đức kinh doanh là nền tảng,tài sản quý giá của doanh nhân, doanh nghiệp, là điều kiện phát triển nhân cách trong kinh doanh và kinh doanh bền vững", ông Cương nói.
Chuyên gia về văn hóa kinh doanh này lấy ví dụ, Viettel xác định 8 giá trị cốt lõi, những giá trị này đều có câu chuyện đạo đức, những câu chuyện thật. Vingroup tuyên bố giá trị cốt lõi là tín, tâm, tốc... Ông cho rằng, nếu doanh nhân, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị xử lý thì họ cống hiến nhiều nhưng vẫn không đạt chuẩn về văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân có văn hóa. Bản thân doanh nhân, doanh nghiệp phải là tấm gương cho người dân. Họ cần cả đạo đức và văn hóa để xây dựng doanh nghiệp. Đặt tiêu chuẩn thượng tôn pháp luật là cơ bản, tối thiểu để đạt danh hiệu doanh nhân", ông Cương nhấn mạnh.
ông Lại Tiến Mạnh - chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực tư vấn giải pháp về chiến lược marketing và thương hiệu tại Việt Nam |
"Đạo đức trong kinh doanh, bài học từ các thương hiệu lớn" - là câu chuyện được ông Lại Tiến Mạnh - chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực tư vấn giải pháp về chiến lược marketing và thương hiệu tại Việt Nam - chia sẻ trong buổi Tọa đàm hôm nay.
Ông Lại Tiến Mạnh cho biết, ông hiện đang là General Manager của MiBrand, đại diện của Brand Finance tại Việt Nam. Dẫn chứng từ câu chuyện về giày Nike và mỹ phẩm The Body shop; gian lận khí thải của Wonwagen, ông khẳng định đạo đức kinh doanh chính là giá trị cốt lõi dể xây dựng, giữ gìn giá trị thương hiệu doanh nghiệp.
Ông Mạnh cho rằng trong bức tranh đầy gam màu xám của những ông lớn doanh nghiệp trên thế giới vẫn có điểm sáng. Ông chia sẻ câu chuyện một doanh nghiệp lớn ở VN: Honda, không thưởng tết cho công nhân vì họ nói công nhân sẽ về nhà, chi tiêu hoang phí, ăn nhậu. Họ không thưởng tết mà thưởng vào tháng 5. Họ nói muốn công nhân giữ được tiền. Sự tinh tế của người Nhật muốn điều tốt đẹp cho nhân viên của họ, biến thành chính sách cho công ty. Và chính sách này của công ty đã được nhn viên đồng tình.
Ông Mạnh khẳng định đạo đức kinh doanh không chết. Cũng theo ông Mạnh, có 4 Cấp độ hành xử của doanh nghiệp bao gồm: Trách nhiệm với xã hội, môi trường; Ứng xử với nhân viên, đối tác; Ứng xử với khách hàng; Tuân thủ pháp luật.
Trong phần trao đổi thảo luận, các DN cũng đã chia sẻ những câu chuyện, những uan điểm về đạo đức trong kinh doanh.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển và chuyển giao công nghệ Trần Minh Nhức chia sẻ vấn đề khó khăn của doanh nghiệp là phải đối mặt với hành vi phi đạo đức trong kinh doanh. Cụ thể ở đây là vấn nạn hàng giả.
Bà Nhung cho biết, Trần Minh đã mua công nghệ sản xuất mỹ phẩm của Hàn Quốc. Công nghệ mới, nhưng về VN chưa được 1 tháng đã có hàng nhái. Các mặt hàng này đều xuất phát từ Trung Quốc. Chỉ 1 tháng họ cáo sản phẩm y chang, tát nhiên hiệu quả không nhưhàng thật của chúng tôi."" - bà Nhung cho biết.
"Chúng tôi đã phải liên hệ với công ty mẹ để nghiên cứu sản hẩm không thể nhái được ở VN và TQ. Để có một sản phảm độc quyền, khó lam nhái, khó sản xuất đại trà. Chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm đi cùng với công nghệ. Xây dựng hệ thống nhận diện bằng cách liên hệ với công ty samsung để cho ra loại mã vạch có thể... định vị được sản phẩm đó đang ở đâu.
Ông Nguyễn Hồng Lam - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hồng Lam - cũng đã chia sẻ những bí quyết để thương hiệu ô mai Hồng Lam phát triển mạnh mẽ trên thị trường Đại diện Công ty Hồng lam:
"Tôi thành công bởi đã công nghệ hóa công nghiệp hóa và truyền thông hóa một sản phẩm cổ truyền. Tôi đi các tỉnh để xin đất làm dự án, họ dều nghi ngờ tôi đi buôn đất chứ không phải làm ô mai.'
Bí quyết của Hồng Lam chính là thân thiện trong việc sử dụng nguyên liệu, thân thiện với môi trường tự nhiênn, không thu mua hoa qủa trôi nổi. lên tận rừng, tận bản để thu mua nguyên liệu để đảm bảo. Thân thiện với nhân viên, than thiện với khách hàng.
Sản phẩm của Hồng Lam là tinh hoa đất trờii, tinh hóa chế biến, tinh hoa phân phối. Tinh hoa chỉ chở thành tin hoa nếu được người tiêu dùng chấp nhận. - ông khẳng định.
"Tôi dạy nhân viên phải chu đáo. Chu đáo không phải là bắt tay, khúm núm với khách hàng mà chu đáo với sản phẩm. Mỗi quả mơ được chăm sóc như bé con nằm trong bụng mẹ. Tôi không ép nó đẩy nhanh tốc độ mà thuận tự nhiên." - ông nói.
Sự chu đáo của Hồng Lam còn thể hiện ở việc ông bỏ cả một khoảng thời gian dài ở cửa hàng, để theo dõi từng cử chỉ của các vị khách tử khi bước vào cửa, đến khi nếm thử sản phẩm của Hồng Lam; để lắng nghe những ý kiến của họ dù là nhỏ nhất.
"Đó chính là đạo đức kinhh doanh." - ông Lam chia sẻ.
Đại diện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, doanh nhân Nguyễn Thị Ngọc Lan - Chủ tịch Atlantic Group - cho biết bà được lớn lên, được nuôi dưỡng bằng câu chuyện đạo đức, câu chuyện cổ tích. Chính vì thế, khi kinh doanh, bà không đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Vấn đề cốt lõi trong câu chuyện giáo dục của bà là phải tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống. Thực tế, để đi theo giá trị đạo đức doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chính những giá trị đạo đức truyền thống đó, đã giúp cho doanh nghiệp của bà phát triển.
Tai trợ cho buổi tọa đàm: Tập đoàn sơn Kova, Tập đoàn Geleximco, Công Ty TNHH tranh tiền phong thuỷ xưa và nay,- Công ty TNHH Minh Phú Châu, Công ty CP đầu tư Hải Phát, Trần Minh Group, Thẩm Mỹ Viện Thiên Hà, Gốm sứ Phùng Gia…