'Đạo đức cách mạng' - 'tấm khiên' ngăn chặn suy thoái - Bài cuối: 'Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong'

Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Đảng được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 15.644 điểm cầu trong cả nước (tháng 7/2024). (ảnh: VGP)
Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Đảng được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 15.644 điểm cầu trong cả nước (tháng 7/2024). (ảnh: VGP)
(PLVN) -  Đảng ta (nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XIII) đặc biệt coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức, coi đây là giải pháp quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, các yêu cầu về việc nêu gương, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, coi trọng việc đấu tranh, phê phán các hành vi phi đạo đức, biểu dương gương sáng về đạo đức.

“Mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng... Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo”. Để làm tốt điều đó, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên “phải làm gương mẫu trong lao động sản xuất và trong học tập”; “phải xung phong gương mẫu trong mọi công việc, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân”; “phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói, tay làm để làm gương cho Nhân dân”. Bởi, “Muốn hướng dẫn Nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.

Thậm chí, chỉ cá nhân mình nêu gương vẫn chưa đủ, như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở, còn cần nêu gương từ cả người thân trong gia đình mình. Đây là điều mà các quy định của Đảng, đặc biệt là Quy định số 144-QĐ/TW đề cập hết sức sâu sắc, không để cho vợ con, họ hàng lợi dụng danh nghĩa, uy tín của mình để trục lợi.

Có thể nói, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên phải được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó không thể tự nhiên mà có, mà phải do chính mỗi cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện hằng ngày, thông qua quá trình phấn đấu không ngừng.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, quả đúng như vậy, nêu gương có tác dụng rất sâu sắc. Người ta chỉ cần nhìn vào người đứng đầu gương mẫu là có thể cảm phục và noi theo. Còn nếu như người đứng đầu bê trễ, không toàn tâm với công việc thì cái gương xấu ấy cũng có tác động rất ghê gớm” - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, có ba điểm cần lưu ý về trách nhiệm nêu gương: Một là, cán bộ, đảng viên cần phải nêu gương về mặt quan điểm chính trị, bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung thành với lí tưởng cách mạng của Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Thứ hai, cán bộ, đảng viên phải nêu gương về mặt hoàn thành trách nhiệm công việc, có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình và làm cho tốt. Thứ ba là, nêu gương về đạo đức, lối sống. Cán bộ, đảng viên phải sống thế nào cho trong sạch, để người ta coi trọng, phong cách làm việc phải giản dị, khoa học, gần dân, sát dân, lắng nghe dân, hết lòng vì lợi ích chung, đã nói là phải làm.

Quy định số 144-QĐ/TW - “hệ quy chiếu” để mỗi cán bộ, đảng viên soi chiếu

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, Đồng chí Lương Cường (hiện là Chủ tịch nước, khi đó là Thường trực Ban Bí thư) yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, để tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động. (Ảnh: quochoi.vn)

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, Đồng chí Lương Cường (hiện là Chủ tịch nước, khi đó là Thường trực Ban Bí thư) yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, để tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động. (Ảnh: quochoi.vn)

Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Quy định số 37-QĐ/TƯ về “Những điều đảng viên không được làm” thay thế Quy định số 47-QĐ/TƯ năm 2011; Kết luận số 21-KL/TƯ ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương... Những quy định đó là biểu hiện cụ thể của việc “phòng ngừa” suy thoái, là “lằn ranh” cảnh báo mỗi cán bộ, đảng viên phải biết điểm dừng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy, muốn “diệt cỏ dại phải trồng nhiều hoa”. Và muốn hoa tốt tươi, ngoài việc tưới tắm, chăm bón mỗi ngày chúng ta còn phải siêng “nhặt cỏ”, “bắt sâu”. “Xây” hay “phòng” và “chống” như hai bánh của một cái xe vững chắc. “Chống” triệt để, bảo đảm cho công việc “xây” thành công. “Xây” phát triển mạnh mẽ thì đối tượng “chống” sẽ được xóa bỏ tận gốc. Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, nhất thiết phải triển khai đồng bộ trên cả hai mặt “xây” và “chống”. Đó là mối quan hệ biện chứng, là hai mặt của “tấm khiên chắn” ngăn chặn suy thoái. Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ngày 9/5/2024 chính là công cuộc “xây” mà Đảng ta đã tiếp thu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh. “Xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, cùng với “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.

Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, xuất phát từ nhu cầu cấp bách, việc Bộ Chính trị ban hành Quy định 144-QĐ/TW là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cả về lý luận và thực tiễn. Quy định số 144-QĐ/TW có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hành động, góp phần đưa các chuẩn mực đạo đức cách mạng giai đoạn mới nhanh chóng đi vào cuộc sống. Quy định 144-QĐ/TW chính là sự tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng và là bước cụ thể hóa nhiệm vụ về xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng mà Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Trong số 5 nội dung về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên ở giai đoạn mới thì toàn bộ các mục của điều đầu tiên đều gắn với hai chữ “Nhân dân”. Trong đó, điểm 2 Điều 1 của Quy định 144-QĐ/TW nhấn mạnh với mỗi cán bộ, đảng viên “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh”. Nội dung này nhắc chúng ta nhớ đến bức thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Cứu quốc ngày 17/10/1945. Trong thư, Người nêu rõ: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân,…”.

Nếu như trước đây, trong giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh cách mạng, giành độc lập cho dân tộc thì hình mẫu về người cộng sản được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra với các tiêu chuẩn về “Tư cách người cách mệnh” thì Quy định 144-QĐ/TW cũng mang vai trò, sứ mệnh định hình lại tư cách người cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Bên cạnh những quy định có tính nguyên tắc đã được Đảng ta xác định từ nhiều năm qua, Quy định 144-QĐ/TW còn bổ sung những điểm mới như: “Thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín”; “Không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi”; “Kiên quyết đấu tranh, phê phán mọi hành vi né tránh, đùn đẩy, hoặc có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm”; “Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, hành động vì lợi ích chung, vì nước, vì dân”;...

Đưa quy định vào cuộc sống, trở thành tiêu chí lựa chọn cán bộ

Có thể thấy, việc ban hành Quy định 144-QĐ/TW là một bước tiến mới nhằm cụ thể hóa hơn nữa các quy định về tiêu chuẩn đạo đức đối với cán bộ, đảng viên mà Đảng ta đã ban hành trước đó.

Làm thế nào để nhanh chóng đưa Quy định 144-QĐ/TW vào cuộc sống? Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, có 2 điểm cần lưu ý để đưa Quy định 144-QĐ/TW đi vào đời sống một cách thực chất. “Thứ nhất là, khi quy định đã có thì các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thực hiện rốt ráo, phải đưa ngay Quy định 144-QĐ/TW vào trong sinh hoạt Đảng, phải đưa Quy định 144-QĐ/TW vào hành động một cách thiết thực, cụ thể. Thứ hai là, khi đã có Quy định 144-QĐ/TW rồi thì mỗi người cán bộ, đảng viên phải biết “tự soi, tự sửa”, thực chất là thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình trong Đảng. Bản thân cán bộ, đảng viên phải biết mình yếu chỗ nào để tự sửa chữa và thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện thì nhất định sẽ tốt lên” - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc chia sẻ.

TS. Cù Văn Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Các vấn đề xã hội cho rằng, để đưa Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống, cần phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cần phải có những bài học, tấm gương điển hình “nói đi đôi với làm”, tránh hình thức, làm chiếu lệ, qua loa. Đặc biệt là vai trò nêu gương của người đứng đầu, cấp ủy chính quyền cũng như công tác tuyên truyền, truyền thông.

Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đồng lòng, quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong tổ chức triển khai thực hiện, Quy định số 144-QĐ/TW sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả, thực sự là giải pháp quan trọng làm cho đạo đức cách mạng trở thành căn cốt của văn hóa Đảng, là tấm gương phản chiếu để mỗi cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”, đồng thời khẳng định quyết tâm của Đảng ta trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.

Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc, Quy định 144-QĐ/TW là các tiêu chuẩn, tiêu chí, thước đo về chuẩn mực đạo đức cách mạng góp phần nâng cao hiệu quả công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên; là cơ sở để các cấp ủy đảng xem xét, đánh giá, lựa chọn cán bộ, đảng viên đưa vào quy hoạch cấp ủy khóa mới; là tiền đề quan trọng trong việc chuẩn bị nhân sự giới thiệu để Đại hội Đảng các cấp bầu cấp ủy khóa mới, để Đại hội XIV của Đảng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.