“Đạo đức cách mạng” - “tấm khiên” ngăn chặn suy thoái - Bài 2: Tại cơ chế hay tại mình không chịu tu dưỡng, rèn luyện?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 26, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Ảnh: Đăng Khoa).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 26, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Ảnh: Đăng Khoa).
(PLVN) -  Tham nhũng (tham ô, nhũng nhiễu) là hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực; nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường, những “viên đạn bọc đường” có sức “công phá” khủng khiếp. Chính vì thế, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống “giặc ở trong lòng” lại càng trở nên vô cùng quan trọng, cấp thiết.

Điểm chung là suy thoái đạo đức, lối sống

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có cả thời cơ và thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của nước ta, nhất là bốn nguy cơ (trong đó có nạn tham nhũng) mà Đảng đã chỉ ra từ giữa nhiệm kỳ Đại hội VII (tháng 1, năm 1994) vẫn còn tồn tại, có mặt gay gắt hơn.

Ngày 12/9/2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng đối với vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị liên quan. Vụ án mà nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh vướng vòng lao lý.

Trong đó, đối với hành vi của Nguyễn Nhân Chiến, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, cáo trạng có nêu: vào dịp lễ, Tết các năm 2015, 2016, 2017, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc AIC) đã nhiều lần đưa tiền cho Nguyễn Nhân Chiến, tổng số tiền 3 tỷ đồng. “Ngoài ra, quá trình điều tra, Nguyễn Nhân Chiến khai nhận trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2020, vào các dịp lễ, Tết hàng năm, Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhiều lần gặp và đưa cho Chiến quà là tiền mặt với tổng số 10 tỷ đồng…”.

Ngày 27/1/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Xem xét vi phạm của một số đảng viên tại Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Lâm Đồng, An Giang, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của các địa phương này “đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương”.

Mới đây, ngày 11/10/2024, xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm, trong đó có 3 đồng chí nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, Bộ Chính trị nhận thấy: trong thời gian giữ cương vị lãnh đạo tại Đảng bộ tỉnh, các đồng chí này “đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương”.

Báo cáo tại Phiên họp thứ 26 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (tháng 8/2024) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 308 tổ chức đảng, 11.005 đảng viên (tăng 34 tổ chức đảng và 1.055 đảng viên so với cùng kỳ). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Tham nhũng, tiêu cực chính là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức

Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là cẩm nang về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời cung cấp hệ thống cơ sở lý luận - thực tiễn quan trọng để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là cẩm nang về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời cung cấp hệ thống cơ sở lý luận - thực tiễn quan trọng để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Là một đảng viên với 58 năm tuổi Đảng, hàng chục năm nghiên cứu về Lịch sử Đảng, từng tham gia giảng dạy nhiều lớp dự nguồn cán bộ cao cấp, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc chia sẻ: “Suy thoái về đạo đức cách mạng chính là gốc rễ của những sai phạm, tiêu cực. Vi phạm đạo đức dẫn đến bao nhiêu vụ việc mà trong đó nhiều cán bộ có chức, có quyền làm ra những chuyện không thể chấp nhận được. Tham nhũng, tiêu cực chính là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức. Dù là tham nhũng “vặt” hay tham nhũng “lớn”, tham nhũng cũng đều phá hoại ghê gớm như nhau, nó làm băng hoại đạo đức xã hội, khiến cán bộ, đảng viên không còn đủ năng lực để làm việc nữa. Vậy nên, vấn đề chống suy thoái về đạo đức là vấn đề rất lớn hiện nay của chúng ta”.

Sinh thời, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “So với tham nhũng thì tiêu cực có nghĩa rộng hơn, do đó, phải xác định phạm vi của tiêu cực mà chúng ta cần tập trung phòng, chống là những hành vi có liên quan đến tham nhũng; đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tham nhũng là một loại hành vi tiêu cực do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, là loại biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tham nhũng và tiêu cực, nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau; nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tham nhũng là do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng; tham nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực. Nếu chỉ phòng, chống tham nhũng về tiền bạc, tài sản thôi thì chưa đủ, mà nguy hại hơn là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đây mới là cái gốc của tham nhũng; không suy thoái, hư hỏng thì làm gì dẫn đến tham nhũng? Tiền bạc, tài sản có thể còn thu hồi được, nhưng nếu suy thoái về đạo đức, tư tưởng là mất tất cả. Vì vậy, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức là trị tận gốc của tham nhũng”.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Không chỉ phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà còn gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Bởi nguyên nhân sâu xa của tham nhũng là do chủ nghĩa cá nhân, do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao. Vì vậy, phải chấn chỉnh, uốn nắn từ suy nghĩ, nhận thức mới có thể phòng, chống từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc tình trạng tham nhũng”.

Theo TS. Cù Văn Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Các vấn đề xã hội, trong bối cảnh hiện nay, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở khía cạnh nào cũng xuất hiện những nét mới. Về chính trị thì có một bộ phận cán bộ, đảng viên hoài nghi về con đường chủ nghĩa xã hội, về đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng, đạo đức lối sống thì diễn biến rất phức tạp.

“Lối sống buông thả, thói ăn chơi diễn ra ở một bộ phận người có quyền chức. Tiền bạc và địa vị đã làm cho họ suy thoái. Họ rất chịu chơi, chịu chi, thậm chí bất chấp cả pháp luật và luân thường đạo lý. Nhưng những biểu hiện tiêu cực này lại không dễ dàng để nhận diện. Chính vì thế, đấu tranh với hiện tượng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên là rất lâu dài, bền bỉ và phức tạp. Muốn giải quyết được những vấn đề tham nhũng, tiêu cực tận gốc, từ sớm, từ xa thì phải chống tiêu cực, đặc biệt là chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, TS. Cù Văn Trung chia sẻ.

“Hàng loạt cán bộ cấp cao, sĩ quan cấp tướng, tá bị khởi tố trong các vụ án vừa qua là tại ai, tại cái gì? Tại cơ chế hay tại mình không chịu tu dưỡng, rèn luyện? Đây là bài học rất đau xót, cho nên mọi cán bộ, đảng viên phải luôn luôn tự soi, tự sửa, giữ gìn phẩm chất đạo đức, đừng vướng vào những chuyện tiêu cực, bất luận hoàn cảnh nào cũng không động lòng tham, không ham hố vật chất, quyền lực; danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất, tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu”. - Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh phiên họp.

Quốc hội giám sát tối cao về quản lý thị trường BĐS và phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Sáng 28/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Đọc thêm

Thủ tướng thăm 3 nước Trung Đông: Mở đường cho một giai đoạn hợp tác mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Chuyến thăm UAE, Qatar và Ả-rập Xê-út của Thủ tướng Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho những lĩnh vực hợp tác truyền thống, tạo đột phá mới thúc đẩy những lĩnh vực tiềm năng, và trên hết tạo dựng một cách vững chắc sự tin cậy chính trị để mở đường cho một giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam và ba nước cũng như toàn khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp thăm 3 nước có nền kinh tế hàng đầu Trung Đông

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohamed bin Zayed Al Nahyan, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani, Hoàng Thái tử kiêm Thủ tướng Vương quốc Ả-rập Xê-út Mohammed Bin Salman, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức UAE, Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc tại Vương quốc Ả-rập Xê-út từ ngày 27/10 đến ngày 2/11.

Nhận diện 'điểm nghẽn' để giải quyết, đưa kinh tế bứt phá

Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) - Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn… là những điểm nghẽn cần được nhận diện rõ để có giải pháp tháo gỡ hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024 và của cả nhiệm kỳ.

Điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường phát biểu nhậm chức. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Nhân dịp đồng chí Lương Cường được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo các nước Campuchia, Singapore, Italy, Kazakhstan, Phần Lan và Đảng nước Nga Thống nhất đã gửi các điện, thư chúc mừng.

'Đạo đức cách mạng' - 'tấm khiên' ngăn chặn suy thoái - Bài 1: 'Vũ khí sắc bén' để cán bộ, đảng viên vượt mọi thử thách

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gần dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân. (Ảnh: TL)
(PLVN) -  Đảng ta luôn xác định đạo đức cách mạng là một trong những nền tảng cốt lõi tạo nên sức mạnh của Đảng, là “gốc rễ” của mỗi người cách mạng. Đạo đức cách mạng vừa là nền tảng, là mục tiêu phấn đấu, đồng thời là hành trình cố gắng, nỗ lực thường xuyên, liên tục “tự soi, tự sửa” mỗi ngày của mỗi cán bộ, đảng viên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm và cầu Tứ Liên thành biểu tượng của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm và cầu Tứ Liên thành biểu tượng của Hà Nội
Chiều 25/10, kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng Trung tâm và cầu Tứ Liên để chào mừng các ngày lễ lớn, trở thành công trình biểu tượng của Hà Nội và đất nước.

Đảm bảo tính ổn định của tổ chức hành nghề công chứng

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), chiều 25/10, một số Đại biểu Quốc hội đề nghị kế thừa quy định đang phát huy hiệu quả của Luật Công chứng về mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng; đảm bảo tính ổn định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.

Ông Bùi Văn Cường thôi giữ chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội

Ông Bùi Văn Cường.
(PLVN) - Ông Bùi Văn Cường thôi giữ các chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV; nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Thủ tướng dự Hội nghị BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo các nước dự Hội nghị BRICS mở rộng năm 2024. Ảnh: VGP
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Nga. Trả lời phỏng vấn báo chí, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đã đạt những kết quả quan trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu giao nhiệm vụ cho Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Phát biểu giao nhiệm vụ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Bộ Chính trị đã thống nhất cao đồng ý phân công đồng chí Trần Cẩm Tú đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh toàn Đảng đang tích cực chuẩn bị đại hội các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng...

Bổ sung quy định giải quyết trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa các quy hoạch

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay, 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Có ý kiến Đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung nguyên tắc áp dụng sử dụng quy hoạch khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch để tránh lãng phí về thời gian, vật chất cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư và nguồn lực Nhà nước.