“Đánh thức” tiềm năng du lịch cộng đồng tại các bản làng dân tộc thiểu số

Phát triển du lịch giúp người dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
Phát triển du lịch giúp người dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Du lịch cộng đồng hiện nay đang là ngành công nghiệp không khói giúp nhiều tỉnh, thành phố phát triển kinh tế - xã hội. Có không ít bản làng dân tộc thiểu số đã xóa đói giảm nghèo nhờ du lịch. Tuy nhiên, còn những nơi đang gặp khó khăn trong việc “đánh thức” tiềm năng này.

Vài năm trở lại đây, du lịch đến những vùng địa điểm mới lạ, độc đáo đang được ưa chuộng ở Việt Nam. Nhờ sử dụng thế mạnh từ thiên nhiên, lịch sử, văn hóa mà nhiều địa phương đã thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

Lấy ví dụ như Làng Khuổi Ky ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Được biết, làng Khuổi Ky đa phần là người Tày, trước đây vốn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Mặc dù có lợi thế khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ, kiến trúc nhà đá đẹp, ẩm thực độc đáo, nhưng người dân chủ yếu chỉ biết làm nông, chưa tiếp cận với việc làm du lịch.

Để tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho Nhân dân, chính quyền địa phương đã nỗ lực giúp làng Khuổi Ky phát triển du lịch. Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Khuổi Ky chỉ còn 8,9%. Năm 2023, toàn huyện Trùng Khánh đón gần 1 triệu lượt khách, trong đó chỉ riêng làng đá Khuổi Ky đón khoảng 5.000 lượt, với hơn 20% là khách quốc tế.

Không chỉ làng Khuổi Ky, nhiều thôn bản khác ở Việt Nam nhờ “đánh thức” tiềm năng du lịch đã gia tăng thu nhập cho người dân. Ở tỉnh Hà Giang, Làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ) là điểm thu hút đông đảo du khách.

Mỗi ngày, thôn Nặm Đăm tiếp đón hàng chục tới hàng trăm khách từ nhiều nơi đến tham quan, lưu trú. Thôn Nặm Đăm phần lớn là người Mông sinh sống. Trước đây, kế sinh nhai của họ chủ yếu là trồng ngô, chăn nuôi, kinh tế rất khó khăn.

Nhận thấy tiềm năng du lịch của thôn Nặm Đăm, tỉnh Hà Giang tích cực hỗ trợ, khuyến khích người dân làm du lịch. Hiện tại, thôn Nặm Đăm đã trở thành địa điểm hấp dẫn du khách.

Thực tế, du lịch cộng đồng đã và đang đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho người dân địa phương, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cộng đồng; góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Mặc dù nhiều bản làng dân tộc thiểu số đã phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ du lịch. Vẫn còn đó, những địa phương có đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn đang loay hoay tìm hướng đi đúng đắn.

Như tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì (Hà Nội), có hơn 52% dân số là người dân tộc Mường, Dao, họ còn giữ nguyên được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo như lễ hội, ẩm thực, trồng cây thuốc,... Đặc biệt, thiên nhiên ban cho xã Khánh Thượng dãy núi non trùng điệp song song bên cạnh dòng sông xanh mướt.

Tuy nhiên, đại bộ phận người dân trong xã vẫn phụ thuộc vào việc làm nông “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” với nguồn thu nhập ít ỏi, manh mún. Trong xã vẫn còn nhiều hộ thuộc dạng cận nghèo hoặc vừa mới “thoát nghèo”.

Chia sẻ với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng Đào Văn Tuyên cho biết, hiện nay xã chưa có điểm nhấn du lịch độc đáo thu hút du khách. Đặc biệt, trục đường giao thông không thuận lợi, cách xa trung tâm khiến cho khách du lịch ngại ghé thăm. Người dân vốn đã gắn bó với nghề làm nông lâu đời, nên chưa có kinh nghiệm làm du lịch. Ngoài ra, nguồn kinh phí hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, truyền thông quảng cáo là một vấn đề nan giải.

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, du lịch cộng đồng được xem là một trong những loại hình du lịch chủ đạo được khẳng định cần đẩy mạnh. Có thể hiểu đây là mô hình du lịch mà cộng đồng dân cư bản địa trở thành “trung tâm” cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho du khách và được chia sẻ các nguồn lợi do du lịch mang lại.

Thông qua các hoạt động phục vụ du khách đến tham quan, như: lưu trú, ăn uống, trải nghiệm văn hóa bản địa, bán quà lưu niệm địa phương..., du lịch cộng đồng đang là sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Nhưng thực tế, vẫn còn nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc định hướng phát triển du lịch. Vì vậy, để tiến gần mục tiêu lấy du lịch làm mũi nhọn phát triển, chính quyền và Nhân dân các tỉnh, địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, định hình mục tiêu phát triển để có định hướng đào tạo, dẫn dắt người dân làm du lịch chuyên nghiệp, quy mô hơn, song vẫn không mất đi bản sắc truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa

(PLVN) - Ngày 29/10/2024, tại thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Đọc thêm

Trải nghiệm bay trên bầu trời qua lễ hội khinh khí cầu

Ngắm di sản thiên nhiên thế giới từ trên cao. (Ảnh: HLTV)
(PLVN) - Khinh khí cầu ngoài là thú chơi trên không, còn tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp, bắt mắt và nếu có thông điệp truyền thông tốt sẽ tạo được sức thu hút du khách. Với tạo hình đẹp, màu sắc rực rỡ và có thể bay trải nghiệm cùng phi công, bộ môn khinh khí cầu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ
(PLVN) - Cà ri Ấn Độ, bánh naan, gà tikka masala, bánh pani puri và cơm rang biryani không chỉ là những món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Khai mạc du lịch Thu - Đông tại Bình Liêu

Lãnh đạo huyện Bình Liêu bấm nút khởi động mùa du lịch huyện Bình Liêu năm 2024.
(PLVN) - Chương trình Du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Bình Liêu - Hội mùa về” khai mạc tối 25/10, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ
(PLVN) - Trong 2 ngày 23, 24/10, Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air) tổ chức Lễ khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad (Ấn Độ) và Chương trình chào đón chuyến bay từ Ahmedabad (Ấn Độ)-Đà Nẵng.

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.

Phụ nữ Dao Tiền thay đổi cuộc sống từ du lịch cộng đồng

Bà con làng Hoài Khao trình diễn nghề in thêu hoa văn bằng sáp ong dưới mái nhà âm dương. (Ảnh: Ngọc Anh)
(PLVN) - Từ khi các mô hình du lịch cộng đồng phát triển và lan tỏa trong nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nghề thủ công truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã dần trở thành sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Phụ nữ Dao Tiền với khát vọng thay đổi cuộc sống được “đánh thức”. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng nâng cao.

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn
(PLVN) - Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 nhằm phát triển khu vực lập quy hoạch trở thành Khu du lịch quốc gia, điểm đến hấp dẫn của tỉnh Cà Mau và vùng Tây Nam Bộ. Các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với du lịch sinh thái rừng ngập mặn, văn hóa vùng miền Tây sông nước, du lịch biển đảo...

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh
(PLVN) - Trà Vinh, một tỉnh thuộc ĐBSCL, không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên trù phú mà còn nổi bật với nền văn hóa Khmer phong phú và đa dạng. Đây là tài nguyên sẵn có mà nếu được khai thác hiệu quả, sẽ tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho du lịch và kinh tế địa phương.