'Đánh thức' du lịch nội tỉnh 'ngủ đông' giữa mùa hè

Tỉnh Quảng Ninh đón khách nội tỉnh.
Tỉnh Quảng Ninh đón khách nội tỉnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều địa phương đang lên phương án kích cầu du lịch nội tỉnh, mở rộng lượng khách từ các địa bàn an toàn trong điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Ngành du lịch các tỉnh hy vọng dần khôi phục lượng khách nội tỉnh phần nào “đánh thức” các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn đang “ngủ đông” giữa mùa hè.

Các tỉnh rục rịch đón khách

Kể từ 13h ngày 11/6/2021, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ đón khách trở lại tại các điểm tham quan thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế do đơn vị quản lý, sau khi địa phương trải qua 28 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới.

Cùng với việc đón khách thăm các di tích lịch sử, văn hóa; các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh trở lại, Trung tâm cũng đề nghị người dân, du khách khi tham quan các điểm di tích Huế phải thực hiện tốt “5K” đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét, không tụ tập, khai báo y tế và các yêu cầu về phòng chống dịch khác. Trước mắt, Huế chỉ đón khách nội tỉnh. Hiện nay, để tiếp tục đảm bảo công tác phòng chống dịch, tạm thời Trung tâm chưa tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách.

Sau hơn 1 tháng không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, từ 12 giờ ngày 8/6/2021, tỉnh Quảng Ninh đã cho phép một số loại hình kinh doanh hoạt động trở lại gắn với yêu cầu phải kiểm soát, đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới.

Tỉnh Quảng Ninh mở cửa trở lại các khu, điểm du lịch, di tích, danh thắng, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở dịch vụ tổ chức đón du khách nội tỉnh. Bên cạnh đó, các quán cà phê, giải khát, nhà hàng, quán ăn, quán nước, xổ số; các dịch vụ văn hóa, thể thao, phòng tập gym, fitness, yoga, câu lạc bộ bi-a được hoạt động trở lại (trừ karaoke, vũ trường, mát xa, bar, pub, club, trò chơi điện tử). Các sân golf cũng được hoạt động đón khách nội tỉnh. Các cơ sở được hoạt động trở lại phải đảm bảo kiểm soát, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; thực hiện đúng phương án phòng, chống dịch và có cam kết, ràng buộc trách nhiệm.

UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Sở Du lịch tỉnh phối hợp với Sở Y tế làm việc với các tỉnh, thành phố, đề xuất triển khai phương án mở rộng khách du lịch từ các địa bàn an toàn, từ các du khách mạnh khỏe trong cả nước để khôi phục nhanh hoạt động du lịch dịch vụ trong dịp hè 2021 và thời gian sau đó. Đồng thời, xây dựng các chương trình kích cầu du lịch, các sản phẩm du lịch đặc sắc, an toàn, hiệu quả; khuyến khích tối đa các tour du lịch cung cấp các dịch vụ trọn gói, bao gồm dịch vụ xét nghiệm mẫu gộp SARS-CoV-2; công bố rộng rãi các tour, tuyến, các chương trình du lịch an toàn trong toàn quốc trước ngày 11/6.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh phấn khởi dọn dẹp, sát khuẩn, sơn sửa, trang trí lại một số hạng mục để sẵn sàng phục vụ du khách. Đây là dịp để người dân được đi ra ngoài, tham gia các hoạt động ngoài trời và cũng là dịp để thử nghiệm mô hình du lịch nội tỉnh đến những vùng không có dịch để nhân rộng, dần khôi phục lại ngành du lịch trong thời gian sớm nhất. Người dân Quảng Ninh vui mừng vì dịch bệnh đã được kiểm soát tại địa phương. Họ được tham gia các hoạt động ngoài trời với Bãi Cháy biển xanh, nắng vàng hay các khu di tích, điểm vui chơi tại thị xã Đông Triều, Uông Bí, Vân Đồn…

Cũng trong ngày 8/6/2021, UBND TP Đà Nẵng có công văn về việc cho phép một số loại hình dịch vụ hoạt động trở lại, sau khi phải tạm dừng đề phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, từ ngày 9/6/2021, các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được bán, phục vụ khách tại chỗ. Tuy nhiên, phục vụ tối đa không quá 50% công suất của nhà hàng, quán ăn và phục vụ tại chỗ không quá 21 giờ hàng ngày. Các nhà hàng, quán ăn phải ký cam kết với chính quyền địa phương về việc đảm bảo an toàn (đây là một trong những điều kiện được hoạt động trở lại). Đồng thởi, tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2 cho chủ nhà hàng, quán ăn và người làm việc tại nhà hàng, quán ăn theo kế hoạch của UBND thành phố.

Hoạt động tắm biển được hoạt động trở lại, với các điều kiện và biện pháp như: Thời gian tắm biển hàng ngày: Buổi sáng từ 4 giờ 30 đến không quá 7 giờ 30 phút. Buổi chiều từ 16 giờ 30 đến không quá 18 giờ 30 phút. Chỉ tắm biển tại các khu vực được phép theo quy định và rời đi ngay sau khi tắm biển; không tập trung đông người trên bãi biển; cấm tụ tập vui chơi, chơi thể thao, ăn, uống, bán hàng rong... tại bãi biển; giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác; đeo khẩu trang trước và ngay sau khi tắm biển xong.

Tính đến thời điểm hiện tại, Quảng Bình vẫn là một địa phương an toàn khi luôn thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và chưa từng ghi nhận bất cứ ca nhiễm COVID-19 nào. Chính vì vậy, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chính thức được mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách nội tỉnh. Thực hiện Công văn số 877/UBND-NCVX về việc nới lỏng một số biện pháp hạn chế trong phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh, các điểm du lịch tại Phong Nha – Kẻ Bàng gồm có: Động Phong Nha, Động Thiên Đường, Suối Moọc, Sông Chày – Hang Tối, Công viên Ozo, Thung lũng Hava, Vườn thực vật và điểm du lịch tâm linh Đền tưởng niệm AHLS đường 20 Quyết Thắng (Hang Tám Cô) mở cửa trở lại để phục vụ khách nội tỉnh từ 0h00 ngày 29/05/2021.

Du khách khi đến tham quan các điểm du lịch Quảng Bình cần mang theo một trong các loại giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy phép lái xe… để chứng minh là người Quảng Bình khi làm thủ tục tại quầy vé. Riêng các điểm du lịch: Động Phong Nha, Suối Moọc, Sông Chày – Hang Tối và Đền tưởng niệm AHLS đường 20 Quyết Thắng (Hang Tám Cô) vẫn đón khách ngoại tỉnh với điều kiện du khách sinh sống, làm việc tại Quảng Bình, có giấy tạm trú hoặc giấy xác nhận của cơ quan tại Quảng Bình khi đến mua vé. Bên cạnh đó, du khách khi đến tham quan các điểm du lịch phải luôn tuân thủ nguyên tắc “5K” trước và trong suốt quá trình tham quan để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Du lịch ở hầu hết các tỉnh, thành trước mắt chủ yếu hướng tới khách nội vùng. Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours cho biết, khu vực Cát Bà (Hải Phòng) an toàn nhưng chỉ chấp nhận cho phục vụ khách địa phương. “Nhu cầu của khách đông dần lên từ đầu tháng 7, tất nhiên du lịch phục hồi nhưng không thể phát triển ào ào ngay được”, ông Hoan nói.

“Bình thường mới, cơ hội mới”

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch đăng ký, thường xuyên tự đánh giá và cập nhật lên hệ thống an toàn COVID-19 quốc gia. Cơ sở lưu trú phải công bố mã QR tại sảnh đón tiếp, khu vực dễ quan sát để khách kiểm tra mức độ an toàn. Bộ chỉ cho phép cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo an toàn Covid-19 được đón và phục vụ khách. Tính tới nay có khoảng gần 13 nghìn cơ sở du lịch đăng ký. Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh là hai địa phương dẫn đầu về số lượng đăng ký, cập nhật khai báo an toàn.

Để các doanh nghiệp kịp thời khôi phục hoạt động sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế, Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ tổ chức Hội chợ VITM Hà Nội 2021 từ ngày 29/7 đến ngày 01/8/2021 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hanoi - Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

Với chủ đề “Bình thường mới, cơ hội mới”, Hội chợ VITM Hà Nội 2021 sẽ góp phần kích hoạt lại ngành du lịch và các ngành nghề liên quan. Đây là sự kiện thường niên do Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) tổ chức và năm nay, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành du lịch đang triển khai hoạt động với mục tiêu kép là phòng chống dịch, vừa khôi phục và phát triển du lịch.

Ngoài các hoạt động kích cầu và giới thiệu sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp, địa phương trên cả nước, VITM Hà Nội 2021 còn là cơ hội lý tưởng cho cơ quan xúc tiến du lịch và các doanh nghiệp du lịch quảng bá điểm đến, giới thiệu các sản phẩm du lịch của mình đến các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch thông qua gian hàng và các hoạt động họp báo, hội thảo; người dân có nhiều cơ hội tìm hiểu, lựa chọn các tour du lịch đặc biệt cho cá nhân và gia đình.

Hội chợ VITM Hà Nội 2021 dự kiến có 350 gian hàng, với 450 đơn vị đăng ký đến từ 40 tỉnh, thành trên cả nước; 4 đại diện quốc tế từ các thị trường Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) (đều có văn phòng đại diện tại Việt Nam). Trong đó có các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp lữ hành, các hãng hàng không... Năm nay, hội chợ còn có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp khách sạn, khu nghỉ dưỡng và tân binh hàng không Vietravel Airlines. Các hội chợ trước đây chủ yếu là các doanh nghiệp lữ hành tham gia thì hiện nay đã có các khách sạn, resort tham gia. Đó là điểm đặc biệt Hội chợ VITM Hà Nội năm nay và cũng chính là xu hướng chuyển dịch sang du lịch nội địa.

Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho hay, xuyên suốt 4 ngày diễn ra hội chợ sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức như gian hàng xúc tiến, quảng bá du lịch; Chương trình sơ kết 3 năm (2017-2020) của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Vinh danh các doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu của Hiệp hội Du lịch Việt Nam năm 2020 (VITA Awards); Lễ ra mắt CLB MICE; Hội thảo Nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới; Hội thảo về Du lịch Golf; Hoạt động về chuyển đổi số trong ngành Du lịch; Trình diễn nghệ thuật truyền thống quốc tế và Việt Nam. Một chương trình mới được giới thiệu là du lịch bằng xe tự lái Caravan, do Hội Lữ hành Hà Nội phát động.

Tin cùng chuyên mục

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Đọc thêm

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)
(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội
(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Hà Nội – Những con phố Studio

Hà Nội – Những con phố Studio
(PLVN) -  Hà Nội luôn biết cách “gây thương nhớ” cho ai sống trong lòng Hà Nội hoặc một lần bước chân qua. Một góc phố, một quán café, một con đường… có thể trở thành Studio tuyệt đẹp lưu giữ những khung hình mang nét đẹp rất riêng của Thủ đô.