Danh sách các trường đại học đào tạo ngành lĩnh vực bán dẫn

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST).
Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện Việt Nam có khoảng 40 trường đại học đang đào tạo các lĩnh vực liên quan đến bán dẫn. Trong năm 2024, nhiều trường cũng thông báo mở hoặc chuẩn bị mở các ngành học trong lĩnh vực bán dẫn.

Đại học Bách khoa Hà Nội hiện có 2 chuyên ngành đào tạo trực tiếp và 7 ngành đào tạo gần về thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử, hỗ trợ ứng dụng chip bán dẫn, đó là các ngành: Điện tử Viễn thông; Thiết kế vi mạch; Hệ thống nhúng Điện/Tự động hóa; Cơ điện tử; Kỹ thuật máy tính/Khoa học máy tính; Vật lý kỹ thuật; Vật liệu/Vật liệu điện tử; Công nghệ Vi điện tử và nano với tổng số hơn 3.300 sinh viên.

Lộ trình đào tạo các cử nhân, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực chip bán dẫn tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã rút ngắn đào tạo tại doanh nghiệp từ 6-9 tháng xuống 3-6 tháng.

Chuyên ngành Thiết kế vi mạch trong ngành đào tạo Kỹ thuật Điện tử Viễn thông và ngành Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano được Đại học Bách khoa Hà Nội mở năm 2023, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành bán dẫn.

Các chương trình này tập trung vào cung cấp nhân lực chất lượng cao, chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và sản xuất - đóng gói - kiểm tra vi mạch.

Đại học Quốc gia Hà Nội mỗi năm đào tạo 1.500 sinh viên có liên quan đến thiết kế vi mạch, công nghiệp bán dẫn và dự kiến sẽ tăng số lượng đào tạo lên gấp đôi.

Ngoài kỹ sư, cử nhân sẽ đào tạo cả sinh viên đã học những ngành liên quan trong vòng 6 tháng đến 1 năm để kịp thời bổ sung nhân lực cho ngành này, chú trọng đào tạo thêm các chuyên gia phát minh sáng chế.

Đại học Quốc gia Hà Nội giao cho Trường Đại học Công nghệ triển khai các kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học tập trung vào những lĩnh vực có liên quan tới công nghiệp bán dẫn/chip bán dẫn từ rất sớm.

Từ năm 2024, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội bắt đầu triển khai đào tạo ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn (mã ngành: 7520401). Chương trình đào tạo hướng tới trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến thiết kế, chế tạo và đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn tích hợp. Qua đó, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chuyên môn cao, đón đầu xu hướng phát triển của ngành công nghiệp nhiều tiềm năng này.

Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đào tạo 17 ngành về khoa học công nghệ, với 20 chương trình độ đại học; trong đó có 17 chương trình cấp bằng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và 3 chương trình cấp song bằng hợp tác với trường đại học Pháp.

Các chương trình đào tạo của trường được giảng dạy bằng tiếng Anh. Riêng ngành Dược học có ngôn ngữ giảng dạy 70% bằng tiếng Anh và 30% bằng tiếng Việt.

Năm học 2024-2025, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội dự kiến tuyển sinh hơn 1.000 chỉ tiêu, tăng 100 chỉ tiêu so với năm 2023.

Trường Đại học FPT cùng Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT đã thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu hụt tại Việt Nam.

Khoa dự kiến đón lứa học viên, sinh viên đầu tiên vào năm 2024 với định hướng đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, thực hiện nghiên cứu cho ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

Từ năm học 2024-2025, Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) dự kiến mở chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn.

Thời điểm này, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ đội ngũ giảng viên để tham gia giảng dạy chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn. Đây là những giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy đại học ngành Kỹ thuật điện tử và các ngành gần.

Trường cũng tuyển dụng giảng viên cơ hữu (kể cả người nước ngoài và người Việt Nam) có trình độ và kinh nghiệm thực tế thiết kế, kiểm thử, sản xuất, đóng gói vi mạch được đào tạo từ các nước phát triển; đội ngũ chuyên gia quốc tế, đặc biệt là Việt kiều có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực vi mạch; chuyên gia có kinh nghiệm đang làm việc tại các công ty liên quan đến bán dẫn tại Việt Nam dưới dạng hợp đồng thỉnh giảng và hướng dẫn thực hành.

Đại học quốc gia TP HCM đào tạo khoảng 6.000 sinh viên các nhóm ngành liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công nghệ bán dẫn. Trong giai đoạn 2023-2030, Đại học quốc gia TP HCM đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nền công nghiệp vi mạch Việt Nam và thế giới.

Theo đó, các trường đại học thành viên Đại học quốc gia TP HCM triển khai đào tạo trên 1.800 kỹ sư và 500 thạc sĩ ngành thiết kế vi mạch. Nhà trường sẽ xây dựng chương trình đào tạo hiện đại, cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho khoảng 15.000 kỹ sư.

Dự kiến trong năm 2024, trường sẽ thành lập hai phòng thí nghiệm mới, có khả năng chia sẻ trong toàn hệ thống Đại học quốc gia TP HCM lẫn các trường đại học khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, thành lập Viện Công nghệ Bán dẫn là đơn vị đầu mối, thực hiện nghiên cứu chuyên sâu, R&D trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Trường Đại học Bách khoa TP HCM có một số ngành đào tạo có chuyên ngành thiết kế vi mạch bậc đại học và sau đại học. Trong đó, bậc đại học có ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông với 250 sinh viên/năm, kỹ thuật viễn thông (Việt Pháp ) 20 sinh viên/năm và hệ thống mạch - phần cứng (chương trình tiên tiến với 30 sinh viên/năm). Bậc cao học, ngành kỹ thuật điện tử - kỹ thuật viễn thông cũng có chuyên ngành về thiết kế vi mạch.

Trường đại học Khoa học tự nhiên TP HCM cũng đang xây dựng đề án mở ngành đào tạo về thiết kế vi mạch và công nghệ bán dẫn, dự kiến sẽ tuyển sinh 2 ngành này trong năm tới.

Trường Đại học CMC dự kiến năm 2024 sẽ mở thêm ngành, chuyên ngành thiết kế vi mạch nhằm cung cấp nhân lực thiết kế vi mạch theo tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam và của thị trường toàn cầu.

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn cũng thông báo mở và tuyển sinh ngành thiết kế vi mạch trong năm 2024, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhà trường đặt sự chú trọng vào việc mang đến môi trường học tập và nghiên cứu hiện đại, đồng thời đảm bảo cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể tự tin và thành công trong lĩnh vực này.

Năm nay, 3 trường kỹ thuật của Đại học Đà Nẵng, gồm: Trường Đại học Bách Khoa, Trường đại học Sư Phạm Kỹ thuật, Trường đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn đào tạo ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, với tổng 200 chỉ tiêu.

Năm nay, Trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn tuyển sinh ngành thiết kế vi mạch bán dẫn nên nhà trường dành suất học bổng cho những sinh viên điểm cao đỗ vào ngành thiết kế vi mạch bán dẫn.

Chủ trương mở chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn thuộc ngành Kỹ thuật máy tính đã được Trường Đại học Cần Thơ thông qua. Để chuẩn bị cho chương trình đào tạo này, Trường Bách Khoa trực thuộc trường này đã ký kết hợp tác với Trường Đại học Quốc lập Thành Công (National Cheng Kung University - Đài Loan) để liên kết đào tạo song phương trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực Thiết kế vi mạch bán dẫn.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và đạo tạo tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế (Đại học Fullbright), trong 5 năm tới khoảng 20.000 và 10 năm tới khoảng 50.000 từ trình độ đại học trở lên. Hiện, nguồn nhân lực trong nước mới đáp ứng khoảng 20%.

Năm 2024, Việt Nam sẽ tuyển sinh đào tạo trên 1.000 sinh viên lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn và khoảng 7.000 ở các lĩnh vực liên quan…

Tin cùng chuyên mục

21 học sinh trường Hy vọng làm lễ trưởng thành: Trái ngọt sau hành trình yêu thương

21 học sinh trường Hy vọng làm lễ trưởng thành: Trái ngọt sau hành trình yêu thương

(PLVN) - Cuối tuần vừa qua, trường Hy Vọng tổ chức lễ trưởng thành cho 21 học sinh, dấu mốc xúc động khép lại hành trình ba năm gắn bó tại mái trường đặc biệt này – nơi nuôi dưỡng các em chịu thiệt thòi, mất mát do Covid-19. Đó không chỉ là ngày tốt nghiệp mà còn là lời khẳng định: các em đã sẵn sàng để lớn lên, mạnh mẽ và độc lập bước vào hành trình mới của cuộc đời.

Đọc thêm

Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.