'Đánh lẻ'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gia tăng thêm áp lực đối với Trung Quốc trong cuộc xung khắc thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi nhắc lại lời dọa rằng sẽ áp thuế quan bảo hộ mậu dịch đối với thêm hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ ở mức độ giá trị 200 tỷ USD. 

Chỉ riêng phần thêm này thôi chứ chưa tính đến khối lượng giá trị 34 tỷ USD mà Mỹ đang áp thuế quan bảo hộ mậu dịch và dự tính thêm 16 tỷ USD nữa đã được phía Mỹ quyết định đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc thì cũng đã đủ để vượt xa tổng giá trị hàng hóa của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc năm ngoái. Nếu chỉ như vậy không thôi thì Trung Quốc cũng chỉ bị Mỹ tấn công thương mại như các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ.

Tất cả các đối tác này, đặc biệt là EU, cũng bị phía Mỹ dọa như thế và làm găng như thế. Giống Trung Quốc, EU cũng bị ông Trump cáo buộc “lũng đoạn và thao túng tiền tệ”, tức là chủ ý phá giá đồng Nhân dân tệ và đồng Euro để bù trợ và thúc đẩy xuất khẩu. Nhưng vì ông Trump trước khi nhắc lại lời dọa trên đối với Trung Quốc đã thoả thuận tạm thời không mờ rộng phạm vi và gia tăng mức độ xung khắc thương mại, không khuấy động thêm nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại, thậm chí lại còn buộc EU phải nhượng bộ ở một vài điểm khác bữa nên lời doạ ấy có được ý nghĩa và sức nặng khác trước.

Trung Quốc áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với đỗ tương của Mỹ thì EU chấp nhận nhập khẩu thêm đỗ tương của Mỹ. EU còn chịu chấp thuận cùng Mỹ tác động để cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - một biện pháp được coi là cũng nhằm cả vào mục đích đối phó Trung Quốc.

Vậy là Mỹ đã tách được EU ra khỏi liên quân các đối tác cùng nhau đối phó và đáp trả Mỹ. Vậy là Mỹ đã tạm hòa với EU để tập trung vào việc tăng cường tấn công thương mại Trung Quốc. Sách lược này chẳng phải là phân hóa đối tác để đánh lẻ hay sao?.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.