Danh hiệu Di sản thế giới của UNESCO: Phía sau sự vinh danh...

Người dân Edinburgh đã kêu gọi từ chối Danh hiệu UNESCO vào năm 2015.
Người dân Edinburgh đã kêu gọi từ chối Danh hiệu UNESCO vào năm 2015.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Danh sách Di sản thế giới của UNESCO có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn di sản thiên nhiên, di sản lịch sử trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà danh hiệu này mang lại là những hệ quả đáng suy ngẫm.

Danh hiệu được “săn đón” bởi tiềm năng du lịch

Công ước năm 1972 về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới UNESCO đã tạo ra một danh sách các địa điểm văn hoá và tự nhiên có giá trị trên khắp thế giới cần được bảo tồn. Được thành lập từ năm 1975, thống kê đến tháng 7/2021 cho biết đã có 1,154 địa điểm đã được công nhận.

Mặc dù Tổ chức UNESCO đã không thể ngăn chặn tất cả các “thảm kịch” đến với các điểm di sản trên thế giới, ví như tượng Phật Bamiyan ở Afghanistan bị Taliban phá hủy vào năm 2001 hay đền thờ Baal ở Palmyra (Syria) bị phá bỏ vào năm 2015; nhưng danh sách này vẫn góp phần quan trọng trong nỗ lực bảo vệ di sản toàn cầu và được công chúng biết đến nhiều nhất.

Một vị trí uy tín trong Danh sách Di sản thế giới của UNESCO vốn được nhiều quốc gia “săn đón” bởi khả năng có thể quảng bá các điểm đến lịch sử và tự nhiên của họ, mang lại cho họ một vị trí trên bản đồ du lịch thế giới.

Mặt khác, danh hiệu này cũng có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội khác cho khu vực được liệt kê, đơn cử dòng vốn tài trợ từ nước ngoài, tái tạo kinh tế, chính sách bảo tồn, giải pháp giáo dục và các hoạt động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân địa phương.

Thành phố Angkor (Campuchia) là một ví dụ điển hình khi sở hữu một trong những di tích khảo cổ quý nhất bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Một số ngôi đền trong thành phố này đã xuất hiện từ thời trung cổ hoặc còn sót lại từ thời Khmer Đỏ.

Việc được công nhận bởi UNESCO đã “mở khoá” tài trợ từ các đơn vị bảo tồn quốc tế giúp cải thiện đáng kể hiện trạng của di tích này, đảm bảo tương lai phát triển bền vững của điểm đến để thu hút du khách.

Một câu chuyện tương tự là những ngôi nhà từ thế kỷ 19 tại Aapravasi Ghat, Mauritius – một quốc gia ở Tây Phi đã được UNESCO công nhận vào năm 2006. Danh hiệu Di sản thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của người dân Maurititi – chủ yếu là hậu duệ của lực lượng nhân công Ấn Độ nhập cư đã được người Anh, sau khi xâm chiếm được đạo này, đưa qua đây để khai khẩn các đồn điền mía.

Các nguồn tài trợ từ bên ngoài giúp khai thác tiềm năng và nâng cấp giá trị điểm đến này vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa của cư dân vừa phục vụ các thị trường du lịch lớn, đặc biệt là du lịch biển truyền thống.

Chính vì ý nghĩa quảng bá, rất nhiều thành phố trên thế giới đều “thèm muốn” có một vị trí trong danh sách nêu trên. Thổ Nhĩ Kỳ xem xét đề cử mọi thị trấn lịch sử của nước mình, chính quyền thành phố Dubai (Ấn Độ) ra sức trùng tu lại toàn bộ khu phố lịch sử với hy vọng được UNESCO công nhận…

Thị trấn cổ Lệ Giang ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Thị trấn cổ Lệ Giang ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Mặt trái của du lịch đại chúng

Mặc dù không thể phủ nhận những giá trị mà Danh hiệu Di sản thế giới UNESCO mang lại, nhiều nhà bảo tồn cho rằng, trên thực tế, tiềm năng du lịch có được từ danh hiệu này có thể là một “chén canh độc” đối với một số thành phố di sản trên thế giới.

Đơn cử, thị trấn cổ Lệ Giang trước đây ít được biết đến ở miền nam Trung Quốc đã trở thành một “thỏi nam châm” hút khách du lịch kể từ khi trở thành Di sản thế giới vào năm 1997. Sự phát triển du lịch nhiều năm nay ở điểm đến này đã trở thành mối đe dọa lớn đối với chính những giá trị mà thị trấn đã được công nhận, ví như truyền thống văn hoá bản địa, cảnh quan thiên nhiên, di sản xuống cấp,…

Quả thực, mục đích chính của UNESCO là huy động sự đoàn kết của các chính phủ và cộng đồng trong việc bảo tồn di sản. Tuy nhiên, không phải lúc nào lý tưởng này cũng được thực hiện. Trong nhiều trường hợp, các biện pháp bảo vệ di sản bị xa rời khởi mục đích ban đầu, những nhà quản lý lại dùng chính lý do bảo tồn để làm động lực quảng bá du lịch hoặc các lý do chính trị - kinh tế khác.

Có thể hiểu mâu thuẫn này như sau, nguồn tài trợ đổ về di sản giúp nâng cấp giá trị di sản sao cho phù hợp với tiêu chuẩn du lịch. Việc thu hút được càng nhiều khách du lịch sẽ thu về càng nhiều nguồn vốn đầu tư và doanh thu để bảo tồn. Tuy nhiên, du lịch càng phát triển nhanh thì điểm đến càng dễ bị tổn hại, cuộc sống của người dân bản địa càng dễ bị ảnh hưởng, ví như họ sẽ không theo nghề truyền thống lâu năm mà chuyển sang làm du lịch.

Điều này đã được nhà nhân chủng học người Bỉ David Berliner chỉ ra trong nghiên cứu của ông về cố đô Luang Prabang của Lào, được công nhận là di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1995.

Theo đó, ông đã phản biện và chứng minh rằng, một trong những hệ quả mâu thuẫn của các biện pháp bảo vệ di sản của UNESCO là tạo ra sự phát triển du lịch ồ ạt. Một trong những biểu hiện rõ nhất là một số nhà kinh doanh du lịch cố ý dàn dựng, bóp méo lịch sử để thu hút du khách. Một số điểm đến lịch sử bị khai thác quá tải, hệ quả để lại là ô nhiễm môi trường, hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng.

Một ví dụ khác khu rừng thiêng Osun-Osogbo tại Nigeria (châu Phi) sau khi được công nhận vào năm 2005. Theo nghiên cứu của hai nhà khoa học Saskia Cousin và Jean-Luc Martineau, việc đưa Rừng thiêng Osun-Osogbo vào Danh sách Di sản thế giới là kết quả của gần 15 năm nỗ lực từ phía bang Osun trong việc vận động hành lang và phục dựng các phong tục, truyền thống cổ xưa của nơi này, nhằm tạo ra tính chính thống về văn hóa và lịch sử, đáp ứng tiêu chuẩn của UNESCO. Hai nhà nghiên cứu phân tích, mục đích để khu rừng được công nhận là một chiến lược của chính quyền thủ đô trẻ tại bang Osun nhằm cạnh tranh với thành phố đối thủ của mình – Ife.

Mặt khác, Danh hiệu Di sản thế giới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận dân cư địa phương. Đó là ví dụ của khu phố lịch sử Casco Viejo ngụ tại thành phố Panama (Cộng hoà Panama) được UNESCO công nhận vào năm 1997. Sau khi có quyết định này, những cư dân nghèo sống trong khu phố bị yêu cầu di dời đến nơi khác để địa điểm này trở thành điểm thu hút khách du lịch.

Những nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, thời điểm Casco Viejo phát triển lên cũng ghi dấu sự “sụp đổ” của những khu vực lân cận, khi tầng lớp dân nghèo ở những nơi này cũng bị ảnh hưởng và bị buộc phải rời khỏi ngôi nhà của họ. Hiện nay, khu phố cổ này là nơi sinh sống cho phần lớn những người nước ngoài giàu có.

Nền du lịch trước dịch được đánh giá tăng trưởng theo cấp số nhân kể từ khi được liệt kê vào danh sách di sản, nhưng mặt trái của nó là quá trình đô thị hoá di sản và tình trạng bất bình đẳng trầm trọng giữa các tầng lớp trong xã hội.

Danh hiệu quý giá bị “xem nhẹ”

Trong một số trường hợp khác, Danh hiệu Di sản thế giới UNESCO chưa chắc đã được “chào đón” ở một số quốc gia. Vào năm 2015, khi thành phố Edinburgh (Scotland) được liệt kê trong Danh sách Di sản thế giới UNESCO, nhiều nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn, kiến trúc sư,… đã kêu gọi từ chối danh hiệu này bởi họ cho rằng không cần thiết phải quảng bá du lịch để bảo tồn những ngôi nhà di sản hàng thế kỷ của thành phố.

Bất kỳ quyết định nào về việc cho phép xây dựng tòa nhà nào cũng cần phải xem xét cẩn thận hậu quả đối với sự hấp dẫn của địa điểm đối với du khách, người dân, sinh viên và doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bao lâu nay của thành phố này.

Câu hỏi tương tự cũng xảy ra khi chính quyền thành phố Dresden (Đức) quyết định xây dựng cầu Waldschlösschen bắc qua sông Elbe vào năm 2007, họ phải đối mặt với nguy cơ bị UNESCO loại ra khỏi danh sách di sản. Sau đó, chính quyền thành phố đã cho rằng động thái này là cần thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội của họ và “tạm hiện” Danh hiệu Di sản thế giới UNESCO vào năm 2009. Quyết định này phần nào cũng dẫn đến sự sút giảm lượng khách du lịch đến nơi này.

Nhìn chung, những ví dụ nêu trên cho thấy các vấn đề về di sản có mối liên hệ chặt chẽ như thế nào với các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị tại địa phương đất nước sở tại. Theo đánh giá khách quan, không thể phủ nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ của UNESCO trong việc thúc đẩy công tác bảo tồn, nhưng trong một số trường hợp danh hiệu này cũng có thể góp phần đẩy di sản vào tình trạng trầm trọng hơn, gia tăng sự bất bình đẳng xã hội và biến tướng văn hoá truyền thống bản địa…

Đọc thêm

Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây

Du khách cập cảng Chân Mây và tham quan các điểm du lịch tại TP Huế.
(PLVN) -  Sở Du lịch thành phố Huế vừa phối hợp với Công ty Cổ phần cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến TP Huế bằng đường hàng hải năm 2025.

Đưa nghệ thuật truyền thống vào phát triển du lịch

Vở cải lương “Cành khế ngọt” được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch hút khách. (Ảnh: Trang Anh)
(PLVN) - Tuồng, chèo, múa rối… là những di sản văn hóa phi vật thể được Hà Nội “biến” thành sản phẩm du lịch độc đáo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Các nhà hát ở Thủ đô đang nâng cao kỹ năng biểu diễn của các nghệ nhân cũng như ý thức trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy giá trị của di sản phi vật thể.

Thu hút khách quốc tế dịp Tết Nguyên đán 2025

Khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng mạnh vào dịp đầu năm mới. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, những tháng đầu năm vẫn là tháng then chốt đối với ngành Du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm. Đón khách nước ngoài đến “khai xuân, đón Tết” đang là mục tiêu thúc đẩy du lịch mùa xuân ở Việt Nam.

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'
(PLVN) -  Tiềm năng du lịch đặc sắc hiếm nơi nào có được. Tầm nhìn, khát vọng về một khu du lịch trọng điểm quốc gia đã được chỉ rõ trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đến năm 2035 của Thủ tướng Chính phủ. Làm gì để những giá trị của Hồ Hòa Bình không còn là “tiềm năng” mà trở thành thế mạnh, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, PLVN đã trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung – Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Archi, đơn vị đang triển khai một số dự án ở khu vực Hồ Hòa Bình.

Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch của Bạc Liêu

Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch của Bạc Liêu
(PLVN) - Được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, cấp ủy, chính quyền, năm 2024, du lịch TP. Bạc Liêu có bước phát triển vượt bậc và khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm 2023, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và dịp Lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5, Giỗ tổ Hùng Vương…

Xu hướng đến Việt Nam bằng du thuyền tăng mạnh

Tàu biển Celebrity Solstice đến cảng Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). (Ảnh: Bích Chi)
(PLVN) - Khách du lịch đi bằng tàu biển, du thuyền tới Việt Nam gần đây tăng mạnh. Các công ty du lịch lữ hành, nhất là những doanh nghiệp có lợi thế ở mảng này đều đánh giá du lịch bằng tàu biển rất tiềm năng trong việc tăng khách quốc tế đến Việt Nam.

longformRực rỡ sắc hoa Tớ dày trên non cao Mù Cang Chải

Rực rỡ sắc hoa Tớ dày trên non cao Mù Cang Chải
(PLVN) - Những ngày này trên non cao Mù Cang Chải – Yên Bái, những bông Tớ dày đã bung nở khoe sắc hồng rực rỡ. Đây cũng là dịp du khách thập phương tìm đến mảnh đất của người Mông lắng nghe tiếng thở của đại ngàn trong thời khắc giao mùa.

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa
(PLVN) - Festival Hoa lần thứ X năm 2024, Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu xã hội ước đạt trên 3.600 tỷ đồng, góp phần quan trọng cho tỉnh vượt chỉ tiêu về lượt du khách khi đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024.

TP Hạ Long bắn pháo hoa chào năm mới 2025

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025
(PLVN) - Ngày 30/12, Theo thông tin từ Ban tổ chức, Chương trình nghệ thuật "Hạ Long - kỷ nguyên rực rỡ" chào năm mới của TP Hạ Long sẽ phục vụ miễn phí cho Nhân dân và du khách, được tổ chức lúc 21 giờ 15 phút, ngày 31/12/2024 tại Quảng trường 30/10. Nổi bật sẽ là màn bắn pháo hoa chào năm mới 2025.