Danh hài Vân Dung kể về tuổi thơ nghèo khó trong căn nhà 6m2

“Nhiều người ngủ ngoài đường, gầm cầu, ghế đá… mình được ngủ trong căn nhà 6m2 chui ra chui vào là giàu lắm rồi”, nghệ sĩ hài Vân Dung kể về tuổi thơ nghèo khó với tất cả những sự trân quý.

“Nếu không có quyết định của mẹ, có thể giờ này tôi đang đi chăn trâu, cắt cỏ”

Gia đình Vân Dung từng sống ở Thái Nguyên. Năm cô 6 tuổi, cả nhà mới chuyển từ Thái Nguyên về Hà Nội. “Lúc ấy tôi khóc như mưa, đau khổ tuyệt vọng lắm vì sẽ xa bạn bè, xa trường, không được ra đồi sắn, không được chăn trâu…”, Vân Dung nhớ lại.

“Nhưng đây là một quyết định đúng đắn của mẹ tôi. Vì nếu không có ngày đó thì tôi sẽ không được học hành đầy đủ và trưởng thành như hôm nay. Có thể là bây giờ tôi đang đi chăn trâu cắt cỏ hoặc vào rừng nhặt củi. Tôi luôn cảm ơn quyết định này của mẹ”, nữ danh hài tâm sự.

Sinh ra là con nhà nghèo, danh hài Vân Dung luôn nhớ về tuổi thơ với tất cả sự biết ơn, trân trọng. (Ảnh: Xuân Ngọc).

Sinh ra là con nhà nghèo, danh hài Vân Dung luôn nhớ về tuổi thơ với tất cả sự biết ơn, trân trọng. (Ảnh: Xuân Ngọc).

Sinh ra là con nhà nghèo nhưng danh hài Vân Dung luôn nhớ về tuổi thơ với tất cả sự biết ơn, trân trọng. “Ngày xưa tôi không nghĩ nhà tôi nghèo, vì nhìn xung quanh tất cả mọi người đều nghèo. Nhiều người ngủ ngoài đường, gầm cầu, ghế đá… mình được ngủ trong căn nhà 6m2 chui ra chui vào là giàu lắm rồi.

Nhiều người không có cơm để ăn nhưng mình có cơm ăn, tuy không có thịt nhưng chan sữa, đổ đường vào ăn. Bố mẹ tôi công tác trong quân đội nên được phát sữa phân phối. Tôi nghĩ đó là hạnh phúc và sung sướng hơn rất nhiều người rồi”, Vân Dung tâm sự.

Căn nhà 6m2 cứ mưa xuống là thành… bể nước

Miêu tả về căn nhà tuổi thơ 6m2 dột nát bên hồ Hoàng Cầu (Hà Nội), Vân Dung kể, gọi là phòng thì đúng hơn. Trong phòng có vỏn vẹn một chiếc giường 1m6 cũng là bàn học của cô và chị gái Vân Trang, có bếp dầu, một cái nồi, một cái chảo và một chiếc xe đạp.

Cứ mỗi bận mưa xuống là nhà thành… bể nước, ngập đến đầu gối, nồi niêu, xoong chảo nổi lềnh phềnh.

Danh hài Vân Dung cùng mẹ và chị gái. (Ảnh: NVCC).

Danh hài Vân Dung cùng mẹ và chị gái. (Ảnh: NVCC).

Vân Trang là chị gái duy nhất của nữ danh hài xứ Bắc, đang sống ở Hà Nội và hơn em gái 1 tuổi. Vân Trang chia sẻ: “Ngày bé, nhà tôi rất nghèo, bố mẹ chỉ có thể định hướng cho các con nên hai chị em tôi luôn tự nhủ phải thật sự cố gắng. Hơn nữa, đó là thời bao cấp, hầu như mọi người đều thiếu thốn, con cái phải tự bước bằng đôi chân của mình”.

6 tuổi, Vân Dung đã biết tự nấu cơm. “Ngày xưa, hai chị em nấu cơm bằng bếp củi, bếp dầu chứ không nấu cơm bằng bếp điện, hay nồi cơm điện như bây giờ thì đơn giản quá. Nấu cơm bằng bếp củi mà không khê, không cháy, không sống, cơm vẫn phải thơm và có tí tí cháy ở dưới để chấm nước kho thịt”, Vân Dung hồi tưởng lại “chiến tích” thuở thơ bé.

Kí ức hai chị em đi chung… một đôi dép

Chị gái Vân Trang chia sẻ, tuy Vân Dung đôi lúc “chành chọe”, “bắt nạt” chị nhưng hai chị em vẫn rất yêu thương nhau. Còn Vân Dung, cô không sao quên được kí ức hai chị em đi chung một đôi dép.

“Hồi bé tôi rất nghịch nên đôi dép bị cụt đầu, mà đôi dép của chị vẫn đẹp. Nên sáng chị đi học, chiều cho em mượn dép đi. Và cứ thế, tôi đi học là chị không có dép nữa”, Vân Dung xúc động nhớ lại.

Chị gái Vân Trang chia sẻ, tuy Vân Dung đôi lúc “chành chọe”, “bắt nạt” chị nhưng hai chị em vẫn rất yêu thương nhau. (Ảnh: NVCC).

Chị gái Vân Trang chia sẻ, tuy Vân Dung đôi lúc “chành chọe”, “bắt nạt” chị nhưng hai chị em vẫn rất yêu thương nhau. (Ảnh: NVCC).

Thân thiết chị gái như vậy nhưng Vân Dung vẫn rất độc lập, cá tính, giờ đây, mỗi khi có chuyện không vui, cô vẫn giữ thói quen ít tâm sự và chia sẻ với ai. “Tôi sống khép kín vì sợ làm phiền người khác. Tôi sẽ tự mình giải quyết khi nào không giải quyết được thì mời chia sẻ với mẹ với chị, nhưng cũng rất hạn chế. Khi chia sẻ rồi thì rất mong sẽ nhận được những lời khuyên, những lời động viên để giúp mình có động lực vượt qua khó khăn”, Vân Dung kể.

 

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nhưng khác với em gái trở thành danh hài nổi tiếng, Vân Trang lại chọn đi con đường riêng

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nhưng khác với em gái trở thành danh hài nổi tiếng, Vân Trang lại chọn đi con đường riêng, hiện cô đã trở thành bà chủ chuỗi cửa hàng bún đậu mơ và cơm gà có tiếng.

“Bún đậu là món ăn dân dã, hầu như người nào ở miền Bắc cũng đều biết nhưng không mấy ai nghĩ đến chuyện nâng cấp món bún đậu lên cao cấp một chút nên tôi quyết định làm điều đấy. Vẫn giá bình dân nhưng mọi người được hưởng dịch vụ tốt hơn”, Vân Trang chia sẻ.

Hỏi Vân Trang, vì sao cô lại nói không dù cánh cửa nghệ thuật từng rộng mở khi cô lọt vào top 10 Hoa hậu Việt Nam, Vân Trang tâm sự: "Gia đình tôi chưa ai làm kinh doanh, nên tôi làm kinh doanh là một cái duyên. Hồi ở Ba Lan, có một đoàn làm phim cũng mời tôi tham gia một bộ phim ngắn. Nhưng tôi vướng phải rào cản về ngôn ngữ nên mất cơ hội làm người nổi tiếng" (cười).

Còn với danh hài Vân Dung, trước câu hỏi: “Nếu không theo đuổi nghệ thuật, Vân Dung có chọn con đường kinh doanh giống chị gái không”, cô nói: “Nếu không theo nghiệp diễn viên thì Vân Dung sẽ theo đuổi ước mơ làm giáo viên.

Vì hồi bé đi học tôi thấy cô giáo được các em học sinh và phụ huynh yêu mến, thần tượng nên tôi thích lắm. Nói vậy thôi chứ trong thâm tâm tôi vẫn luôn muốn làm một nghệ sĩ, tình yêu của khán giả ăn vào máu thịt của tôi rồi”.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.