Đánh giá thực hiện cơ chế chính sách đặc thù đã ban hành để quy định cho phù hợp

Đại biểu Lê Nhật Thành phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Lê Nhật Thành phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội (QH) đưa ra tại phiên thảo luận tại tổ chiều 31/5, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết của QH về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP Đà Nẵng.

Chỉ quy định những nội dung mới

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) cho biết, hiện nay có 10 tỉnh, TP trong cả nước được thí điểm cơ chế đặc thù. Vì vậy, cần xem xét, đánh giá các chính sách đặc thù để xem xét, thực hiện việc thí điểm cho phù hợp.

Cùng quan điểm, Đại biểu Lê Nhật Thành (Đoàn TP Hà Nội) đề nghị bổ sung tờ trình của Chính phủ về đánh giá thực tiễn của các địa phương được áp dụng cơ chế đặc thù thời gian qua, trong đó có nội dung triển khai chính sách khai thác, phát triển quỹ đất đô thị tại để dự báo những vấn đề phát sinh, là cơ sở bổ sung quy định tại dự thảo Nghị quyết.

Theo Đại biểu Khuất Việt Dũng (Đoàn TP Hà Nội), cơ chế đặc thù của từng tỉnh thì nên phù hợp với từng địa phương, Chính phủ cần bổ sung đánh giá cơ chế chính sách đặc thù đã được ban hành tại các địa phương và bổ sung giải trình các ý kiến còn khác nhau tại báo cáo thẩm tra.

Đại biểu Khuất Việt Dũng phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Khuất Việt Dũng phát biểu tại phiên họp.

Còn Đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ (Đoàn TP Hà Nội) đề nghị rà soát lại 2 dự thảo Nghị quyết với các quy định pháp luật hiện hành, một số chính sách đã được pháp luật hiện hành quy định thì không nên quy định lại tại dự thảo Nghị quyết (như khoản 1 Điều 5 dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù tỉnh Nghệ An).

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để rà soát và quy định cơ chế chính sách đặc thù một cách tổng thể tại 2 dự thảo Nghị quyết, trong đó có quy định về việc đề xuất tăng cường bộ máy và biên chế cho TP Vinh (Nghệ An); về quy định cơ cấu tổ chức của UBND phường tại dự thảo Nghị quyết chính sách đặc thù TP Đà Nẵng,…đảm bảo nguyên tắc tổ chức của cơ quan hành chính Nhà nước và tạo sự bình đẳng với các địa phương khác.

Tán thành về sự cần thiết có cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy đối với TP Vinh - trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An, Đại biểu Đỗ Đức Hiển (Đoàn TP Hồ Chí Minh) chỉ ra rằng, với việc dự kiến nhập toàn bộ thị xã Cửa Lò và 4 xã của huyện Nghi Lộc vào TP Vinh thì quy mô, phạm vi quản lý của TP Vinh sẽ tăng lên gần gấp rưỡi so với hiện nay và quy mô dân số tăng hơn 100 nghìn người.

Tuy nhiên, Đại biểu cho rằng, bên cạnh lý do này, cũng cần nghiên cứu, bổ sung những lý giải thuyết phục hơn nữa về vai trò, chức năng của TP Vinh đối với tỉnh Nghệ An nói riêng và đặt trong mối quan hệ liên kết, phát triển vùng nói chung để làm cơ sở đầy đủ hơn cho những đề xuất này.

Bởi, mục đích của việc sắp xếp, mở rộng quy mô của đơn vị hành chính theo yêu cầu tại Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị là để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

“Trên thực tế, đã có địa phương sau khi sắp xếp, sáp nhập, quy mô diện tích và dân cư, phạm vi quản lý tăng lên gấp nhiều lần nhưng cũng không đề nghị tăng thêm tổ chức bộ máy”, Đại biểu nói.

Bên cạnh đó, Đại biểu cũng đề nghị làm rõ thêm trong dự thảo Nghị quyết những nội dung mà chính quyền tỉnh Nghệ An phân quyền, phân cấp thêm cho chính quyền TP Vinh; bổ sung thông tin để làm rõ sau khi mở rộng TP Vinh thì khối lượng công việc, trách nhiệm của chính quyền TP sẽ tăng lên thế nào; việc bố trí, sắp xếp đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách và việc đổi mới phương thức hoạt động của HĐND khi được tăng cường để có đủ cơ sở cho QH xem xét, quyết định.

Chỉnh lý quy định về miễn trách nhiệm khi thử nghiệm có kiểm soát cho phù hợp

Liên quan đến dự thảo Nghị quyết của QH về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP Đà Nẵng, Dự thảo Nghị quyết quy định tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thử nghiệm được miễn trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật khi đã thực hiện đầy đủ nội dung quy định trong cơ chế thử nghiệm có kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về vấn đề này, Đại biểu Đỗ Đức Hiển chỉ ra rằng, Điều 3 Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (khoản 2). Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự (khoản 5).

Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tại phiên họp.

“Nếu quy định tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thử nghiệm được miễn trách nhiệm dân sự là không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Mặt khác, điểm d Khoản 1 Điều 23 của Luật Khoa học và Công nghệ quy định người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ “được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại, rủi ro gây ra cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nguyên nhân khách quan, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về nghiên cứu khoa học”, như vậy, trường hợp gây ra thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật”, Đại biểu phân tích.

Do đó, Đại biểu đề nghị chỉnh lý lại quy định của dự thảo Nghị quyết cho phù hợp.

Đối với đề xuất thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, Đại biểu Lê Nhật Thành đề nghị làm rõ cơ sở đề xuất, bổ sung nội dung quản lý nhà nước về Khu thương mại tự do như quy hoạch, môi trường.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Đọc thêm

Phải tin tưởng, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển KTTN trình Bộ Chính trị.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Sáng qua (2/4), tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.

Khánh Hòa kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

Lễ kỷ niệm diễn ra trang trọng.
(PLVN) - Tối 2/4, tại Quảng trường 2 tháng 4 (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025), hướng đến 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Việt Nam - Armenia: Tận dụng tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp Armenia và Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Sáng 2/4 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp (DN) Việt Nam - Armenia. Sự kiện do Bộ Tài chính Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia
Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.

Điều trăn trở về 1.533 dự án còn vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Ngày 30/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Tại buổi tiếp, làm việc với Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ đang tham dự chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam vào ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ Việt Nam cam kết dành mức chi đến 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển con người cả về đức, trí, thể, mỹ.