Đánh giá công trình kiến trúc có giá trị theo những tiêu chí nào?

Công trình kiến trúc được đánh giá theo tiêu chí lịch sử - văn hóa và tiêu chí nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan.
Công trình kiến trúc được đánh giá theo tiêu chí lịch sử - văn hóa và tiêu chí nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan.
(PLVN) -  Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật kiến trúc, trong đó, Bộ đề xuất tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị.

Theo đó, tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị xác định như sau: Tiêu chí lịch sử - văn hóa gồm: Công trình có giá trị tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử; công trình ghi dấu mốc lịch sử, sự kiện quan trọng, gắn với nhân vật lịch sử nổi bật của quốc gia; công trình gắn với văn hóa tiêu biểu của địa phương; niên đại, tuổi thọ công trình.

Tiêu chí nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan: Công trình có giá trị đặc trưng tiêu biểu cho một phong cách kiến trúc, loại hình kiến trúc; giá trị nghệ thuật kiến trúc của không gian tổng thể và bản thân công trình; giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên; giá trị về kỹ thuật xây dựng, sử dụng vật liệu.

Đánh giá công trình kiến trúc có giá trị theo những tiêu chí nào? ảnh 1

Bảng điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị: Các tiêu chí được đánh giá đạt yêu cầu quy định khi đảm bảo ≥ 60 điểm.

Dự thảo nêu rõ, công trình kiến trúc có giá trị được phân thành 2 loại như sau: Loại I: Đáp ứng 2 tiêu chí; Loại II: Đáp ứng được 1 tiêu chí.

UBND cấp tỉnh căn cứ quy định trên phân loại và quy định cụ thể biện pháp quản lý bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị kiến trúc của công trình, kinh phí thực hiện; đề xuất xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt với cấp có thẩm quyền khi công trình đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại pháp luật về di sản văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện Bộ Công an phát biểu tại buổi làm việc.

Phát huy giá trị, tiện ích thẻ căn cước công dân

(PLVN) -  Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) (CCCD).  Theo báo cáo tại buổi làm việc, Luật Căn cước công dân (CCCD) được Quốc hội khoá XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Đọc thêm

Ngân sách hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo xây nhà: Đảm bảo nền cứng, khung - tường cứng và mái cứng

Căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng: nền cứng, khung tường cứng, mái cứng. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc dự án 1 và tiểu dự án 1, dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025 (Chương trình).

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2023

Từ 1/3/2023, triển khai cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân.
(PLVN) - Cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân; siết chặt quản lý trong việc tiếp nhận tiền công đức; tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật với công việc nguy hiểm, độc hại… là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 3/2023.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm sát: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát, trong đó yêu cầu: về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, người cán bộ Kiểm sát cần bảo đảm 5 đức tính: công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 06/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (CBCC), viên chức.

Luật Nghĩa vụ quân sự: Định hướng sửa đổi một số bất cập để phù hợp với thực tiễn

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, gây khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, Bộ Quốc phòng kiến nghị Chính phủ giao Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật.