Đánh giá chương trình du lịch liên kết 14 tỉnh, thành phía Nam

Doanh nghiệp du lịch của các địa phương ký kết ghi nhớ thỏa thuận hợp tác du lịch. Ảnh: Trọng Nghĩa
Doanh nghiệp du lịch của các địa phương ký kết ghi nhớ thỏa thuận hợp tác du lịch. Ảnh: Trọng Nghĩa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 22/10, Sở VH,TT&DL tỉnh Bạc Liêu phối hợp Sở Du lịch TP HCM tổ chức Hội nghị đánh giá điểm đến, đề xuất phát triển các chương trình du lịch liên kết TP HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở VH,TT&DL Bạc Liêu cho hay, tận dụng tối đa hiệu quả chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP HCM và ĐBSCL, du lịch Bạc Liêu đã có nhiều phát triển. Ước năm 2023, du lịch Bạc Liêu thu hút khoảng 4,2 triệu lượt khách. Mục tiêu đến 2025 sẽ đón tiếp từ 6 - 7 triệu lượt khách. Toàn tỉnh hiện có 11 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận; nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong vùng.

Ngành Du lịch TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã từng bước cụ thể hóa với nhiều chương trình, kế hoạch hợp tác, dựa trên 5 trụ cột: Hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về du lịch; trong công tác quảng bá du lịch; trong phát triển sản phẩm du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến kêu gọi đầu tư về du lịch.

Tại Hội nghị, ông Phan Đông Nhựt, đại diện Sở Du lịch TP HCM đánh giá còn một số tồn tại trong phát triển sản phẩm du lịch liên kết TP HCM và ĐBSCL như: Các cơ sở lưu trú gắn với thiên nhiên, khách sạn 4 sao trở lên, nhà hàng đạt chuẩn... còn thiếu; điểm đến mới chưa được đầu tư phát triển; chưa khai thác kết nối trên tuyến; thiếu sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm về đêm; các cơ sở ăn uống phục vụ thị trường chuyên biệt chưa đáp ứng; công tác quảng bá truyền thông chưa đầu tư.

Còn có những hạn chế như giao thông đường bộ chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đoàn; hoạt động “giao thương mậu biên” chưa được khai thác; phát triển sản phẩm chủ yếu theo không gian, trùng lặp, chưa đặc thù, thiếu chiều sâu: chưa xây dựng những chính sách cộng hưởng giữa các địa phương trong liên kết; một số địa phương trong liên kết chưa chủ động trong công tác phối hợp.

“Thời gian tới ĐBSCL cần có chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp; du lịch sinh thái; du lịch sông nước; du lịch văn hóa lịch sử. Đồng thời, phát triển các liên kết thông qua liên kết chuỗi giá trị du lịch đặc trưng của từng địa phương để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, hạn chế cạnh tranh giữa các địa phương”, đại diện Sở Du lịch TP HCM hiến kế.

Cũng tại Hội nghị, một số DN kinh doanh du lịch lữ hành đã đóng góp những ý kiến, những sáng kiến, giải pháp trong lĩnh vực vực du lịch để tiếp tục hình thành, phát triển các điểm đến, các sản phẩm liên kết mới, đa dạng hóa sản phẩm du lịch liên vùng, hình thành các chương trình du lịch đặc trưng mang tính kết nối các tuyến, điểm du lịch.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đánh giá, gần bốn năm qua, TP HCM đã giúp cùng rất nhiều về chương trình du lịch, hỗ trợ các tỉnh rất nhiều về kĩ thuật, dẫn dắt nhiều cách làm du lịch.

Phát biểu kết thúc Hội nghị, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM cho rằng, Hội nghị đánh giá chương trình đã đi vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thực tế, góp phần phục hồi hoạt động du lịch và tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL.

Đọc thêm

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.
(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu.

Đề xuất phương án xây dựng quốc lộ 5 trên cao

Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Bắc. (Ảnh: Thanh Sơn)
(PLVN) -   Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương vừa đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm quy hoạch và đầu tư quốc lộ 5 theo phương án đường trên cao. Hiện quốc lộ 5 có lưu lượng thực tế hiện nay khoảng 90.000 xe/ngày đêm, vượt hơn 6 lần lưu lượng thiết kế.

46 xã ở Bến Tre được công nhận xã An toàn khu

Nhà truyền thống của Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam). Ảnh: bentre.gov.vn
(PLVN) - Ngày 1/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thuộc tỉnh Bến Tre.

Thành phố Vĩnh Yên tổ chức cho học sinh trải nghiệm, tham quan thực tế

Các đại biểu tham quan trong nhà máy
(PLVN) - Mới đây, Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên tổ chức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1 (VPIC1). Đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả Đề án 687 về phát triển giáo dục & Đào tạo thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2020-2025