Đằng sau những cây ô liu hàng thế kỷ bị đốn hạ ở Tây Ban Nha

Cây ô liu ở Andalusia, Tây Ban Nha. Ảnh: Perry van Munster
Cây ô liu ở Andalusia, Tây Ban Nha. Ảnh: Perry van Munster
(PLVN) - Những cây ô liu có tuổi thọ hàng thế kỷ bị đốn hạ do nông dân Tây Ban Nha muốn cắt giảm chi phí khi giá dầu ô liu toàn cầu giảm.

Những cây ô liu hàng thế kỷ đang bị chặt để làm củi hoặc bán làm đồ trang trí trong vườn khi ngành công nghiệp dầu ô liu của Tây Ban Nha chuyển sang trồng những cây trẻ hơn, năng suất hơn với hy vọng giảm giá thành.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực dầu ô liu ở Tây Ban Nha đã đối mặt với những thời điểm khó khăn: Giá dầu ô liu toàn cầu lao dốc rồi mức thuế trừng phạt 25% do Mỹ đánh vào dầu ô liu của Tây Ban Nha. Sau khi giá giảm xuống mức khiến nhiều người phải vật lộn để hòa vốn, ngành công nghiệp này đã từ từ phục hồi, mặc dù giá vẫn còn thấp so với mức của năm 2018.

Sự biến động giá dầu ô liu cũng ảnh hưởng đến việc cơ cấu lại các vườn ô liu đã được truyền qua nhiều thế hệ. Juan Antonio Galindo, chủ sở hữu của một trang trại rộng 40 ha gần Seville, nói với đài truyền hình RTVE: “Thật đáng tiếc về những cây ô liu hàng thế kỷ này. “Nhưng tôi phải chặt bỏ chúng để chuyển sang thâm canh…”

Ông ước tính động thái này sẽ cắt giảm hơn 70% chi phí sản xuất của mình, dù việc này cũng khiến ông trăn trở, tiếc nuối.

Rafael Pico, người đứng đầu hiệp hội các nhà xuất khẩu dầu ô liu của Tây Ban Nha, cho biết, khoảng 70% các nhà sản xuất dầu ô liu Tây Ban Nha là các hoạt động quy mô nhỏ thường dựa vào các phương pháp canh tác truyền thống.

“Không thể tránh khỏi… Theo tôi, sẽ có một cuộc tái cơ cấu các vườn ô liu này theo hướng thâm canh và siêu thâm canh”, ông nói, chỉ ra sự phát triển của nghề trồng ô liu thâm canh ở Úc và Mỹ, "Nếu không, nông dân Tây Ban Nha có thể thấy mình bị loại khỏi thị trường."

Cạnh tranh toàn cầu có khả năng sẽ gia tăng, sau khi EU và Mỹ đạt được thỏa thuận tạm thời đình chỉ thuế quan đối với dầu ô liu của Tây Ban Nha, cùng với một số mức thuế trả đũa khác được áp dụng trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump.

Tuy nhiên, trong khi một số nông dân chặt bỏ những cây ô liu lâu năm để chuyển sang trồng thâm canh, thì một số người khác đã tìm cách nắm lấy sự kỳ dị của những cây ô liu lâu đời nhất của Tây Ban Nha. Từ thành phố Traiguera của Valencia đến thị trấn Casabermeja, miền nam Tây Ban Nha, những người nông dân vẫn tiếp tục sản xuất dầu ô liu được truyền từ lịch sử của những cây này.

Những nỗ lực này đã được thúc đẩy bởi các nhà lập pháp. Năm ngoái, vùng Catalonia đã đưa ra biện pháp pháp lý tăng cường bảo vệ những cây ô liu lâu đời nhất của khu vực, lặp lại đạo luật tương tự được đưa ra ở Valencia vào năm 2006.

Một người trồng ô liu nói: Có những cách khác để giữ vị trí của dầu ô liu Tây Ban Nha. “Những người trồng ô liu ngày càng ý thức rằng tương lai của chúng ta nằm ở sự khác biệt của các loại dầu ô liu và truyền tải đến người tiêu dùng những tác động xã hội và môi trường ẩn sau mỗi lít dầu ô liu”, người này nói.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.