Đảng phải thực sự đoàn kết để làm gương cho dân

GS Hoàng Chí Bảo trong một buổi nói chuyện về chuyên đề Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng.
GS Hoàng Chí Bảo trong một buổi nói chuyện về chuyên đề Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ta đang quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh thì một nhân tố quan trọng hàng đầu là Đảng phải đoàn kết, Trung ương phải làm gương.

Sức mạnh của Đảng là sự đoàn kết, nhất trí

Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc và Đảng ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Tất cả cán bộ và đảng viên dù ở cương vị khác nhau, làm công tác khác nhau, cũng đều phải đoàn kết, nhất trí để làm tròn nhiệm vụ của Đảng giao cho”. Là người sáng lập, rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết, Người hiểu rõ “Sức mạnh của Đảng là sự đoàn kết, nhất trí”.

“Bởi vậy, nếu nói về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, trước hết phải nhấn mạnh đến đoàn kết trong Đảng. Mà Đảng đã cầm quyền thì đoàn kết càng hệ trọng, càng cần thiết”- GS. TS. Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ.

Theo GS Bảo, niềm tin của Bác về đoàn kết là niềm tin rất mãnh liệt, trong Di chúc của Bác thì đoạn nào, ý nào cũng đều thấm nhuần tư tưởng đoàn kết. Ví dụ, Bác dặn phải dùng sức mạnh đoàn kết để xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới. Để làm được điều đó thì cần dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân, toàn Đảng, do đó Đảng và dân phải gắn bó máu thịt với nhau. 

Chính vì thế Bác căn dặn cán bộ, đảng viên phải thật sự nêu cao đạo đức cách mạng để thật sự là người đày tớ trung thành, tận tụy của nhân dân, thật sự chống được chủ nghĩa cá nhân. Mà có chống được chủ nghĩa cá nhân thì mới có đạo đức cách mạng và đạo đức cách mạng chính là sức mạnh để đoàn kết.

Là người có tầm nhìn chiến lược nên Bác đã đưa ra nhiều dự báo, đồng thời lo lắng nhiều thứ. Nỗi lo lắng, dằn vặt lớn nhất của Bác là sợ xảy ra tình trạng mất đoàn kết trong Đảng. Bởi thế Bác đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải lấy đức làm gốc thì mới có thể có động cơ sống đúng đắn vì dân, vì nước, không rơi vào chủ nghĩa cá nhân, gây mất đoàn kết trong nội bộ. Bác cho rằng, nếu có ý kiến khác nhau trong Đảng cũng là chuyện bình thường, nhưng quan trọng là không để xảy ra mất đoàn kết mà phải thuyết phục nhau để tiến tới sự nhất trí, không chia rẽ.

“Có câu chuyện xúc động về Bác thế này, một lần Bác gọi Thư ký của mình là đồng chí Vũ Kỳ đến bảo rằng: “Chú xuống nhà bếp dặn làm bánh ngọt cho Bác”. (Trước đó, Bác đưa ra quy định là làm bánh vào ngày thứ Bảy của tuần cuối tháng). Bác dặn làm 2 loại, một loại ăn ngay trong lúc làm việc, một loại “làm cho các chú đem về làm quà cho các cháu”. 

Người giải thích rằng, nếu bây giờ đóng cửa lại để suốt ngày phê bình nhau thì căng thẳng lắm, mà liệu có thành công không, có kết quả không? Bác ân cần cho biết: không gì quý hơn là sự thành thật, chân thành, cho nên có ý kiến khác nhau cũng là chuyện bình thường.

Bác sẽ mời tất cả các chú lại đây (toàn cán bộ cao cấp) ngồi uống nước, ăn bánh với Bác, có chuyện gì không phải với nhau thì nói hết trước mặt Bác để hiểu nhau, thông cảm và xích lại gần nhau để làm việc lớn cho Cách mạng, chứ không phải chia rẽ, gây mất đoàn kết. Bác đóng vai trò là người khách quan, công tâm để hóa giải các mâu thuẫn, xung đột, bất đồng thường xảy ra trong quan hệ giữa con người với con người”.

Bác còn nói: “Cách mạng là sự nghiệp lớn của dân tộc, của quần chúng, mất đoàn kết mà làm cách mạng thất bại là có tội với dân, với nước..”. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ viết những tư tưởng về đoàn kết mà còn là người thực hành về đoàn kết. Lấy mình làm tấm gương để quy tụ tất cả lại thành một sức mạnh thống nhất.”- GS Hoàng Chí Bảo kể lại.

Bác hiểu rõ Đảng chỉ là một phần nhỏ trong dân, dân mới là quan trọng. Dân ví như biển cả, Đảng ví như hạt cát. Vì thế, trong Đảng phải thực sự đoàn kết để làm gương cho dân, bởi một tấm gương sống còn quý hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Nên nói ít làm nhiều, chủ yếu nêu gương để dân noi theo; mà dân chỉ tin Đảng, chỉ yêu mến những cán bộ, đảng viên - những người có đạo đức, có thành tâm đoàn kết.

Đoàn kết không có nghĩa là bao che

GS. Hoàng Chí Bảo cho biết, hiện nay vấn đề đoàn kết trong Đảng đang là vấn đề rất thời sự. Đảng ta đang quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh thì một nhân tố quan trọng hàng đầu là Đảng phải đoàn kết, Trung ương phải làm gương. Cho nên Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã ban hành Quy định 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đây chính là một việc làm để thực hiện lời di chúc của Bác.

Nhưng đoàn kết không có nghĩa là bao che, bỏ qua những khuyết điểm, sai phạm của nhau. Ngược lại, muốn làm gương cho dân, muốn củng cố niềm tin của dân với Đảng thì yêu cầu đặt ra đầu tiên là phải xử lý nghiêm mọi vi phạm của cán bộ, đảng viên.

Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì “bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm minh, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của Nhân dân”. 

Nhắc lại việc từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý bị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật, người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta phải thốt lên rằng: Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta.

“Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào giữ vững được sự đoàn kết thì nơi đó trong sạch vững mạnh, nơi nào để xảy ra mất đoàn kết, nhất là trong số những người có chức, có quyền, cơ quan lãnh đạo thì sẽ dẫn đến sự nao núng tinh thần cả trong Đảng lẫn trong dân, nhất là làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trong dân.

Bằng chứng rõ nhất là một số cán bộ hư hỏng, tội lỗi, thậm chí bị trừng trị bằng luật pháp… Nhưng phải hiểu rằng, tất cả những điều ấy đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là rơi vào chủ nghĩa cá nhân. Cho nên, phải tẩy sạch chủ nghĩa cá nhân thì mới toàn tâm toàn ý vì dân, vì Đảng được. Mà muốn toàn tâm toàn ý vì dân thì ngoài đạo đức cách mạng trong sáng phải luôn luôn tâm niệm một điều là đoàn kết”- GS Hoàng Chí Bảo nói. 

“Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người hành động, nói ít làm nhiều. Trong cuộc đời của Người có thể kể đến 5 thực hành lớn: thực hành lý luận trong thực tiễn; thực hành dân chủ; thực hành dân vận; thực hành đoàn kết và đại đoàn kết; thực hành cần kiệm liêm, chính.“Đoàn kết - đoàn kết - đại đoàn kết, Thành công - thành công- đại thành công” là tổng kết lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hành đoàn kết là thực hành tiêu biểu, nổi bật, mẫu mực của Người”- GS Hoàng Chí Bảo.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...