Dâng hương tưởng niệm 300 năm ngày sinh đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng dâng hương tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ảnh: PV
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng dâng hương tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ảnh: PV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 27/12, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ VH-TT-DL, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng, lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; đại diện lãnh đạo các tỉnh: Bắc Ninh, Ninh Bình, Bình Định, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế...

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đại diện hội đồng họ Lê Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương cùng tham dự.

Đoàn đã đến dâng hương tại khu mộ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở thôn Hải Thượng (xã Sơn Trung) và Khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại thôn Bảo Thượng (xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Đoàn dâng hương tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ảnh: PV

Đoàn dâng hương tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ảnh: PV

Trước anh linh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các đại biểu thành kính dâng hoa, dâng hương và bày tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân sâu sắc trước những công lao, cống hiến to lớn của Đại danh y đối với nền y học, văn hóa nước nhà và thế giới.

Những giá trị di sản về y đức, y đạo, y thuật mà Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác để lại cho đời sau là vô cùng quý giá, trở thành cẩm nang cho nền y dược học Việt Nam.

Dịp này, đoàn đại biểu đã tham quan gian trưng bày chuyên đề “Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - cuộc đời và sự nghiệp” và các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, sản vật địa phương của huyện Hương Sơn.

Tượng danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn. Ảnh: PV

Tượng danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn. Ảnh: PV

Tối 27/12 diễn ra Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) tại quảng trường Thành Sen (TP Hà Tĩnh). Chương trình gồm có các nội dung: phần lễ kỷ niệm, trao bằng chứng nhận Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; chương trình nghệ thuật "Trăm năm ngàn năm Hải Thượng Lãn Ông".

Cùng với lễ kỷ niệm là chuỗi hoạt động, sự kiện sôi nổi bên lề như: Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” tại TP Hà Tĩnh do Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức; Trưng bày chuyên đề “Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Cuộc đời và sự nghiệp” tại huyện Hương Sơn do Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp thực hiện (cả hai sự kiện đều diễn ra ngày 25-28/12).

Trước đó tỉnh Hà Tĩnh đã tổng duyệt chương trình lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ảnh: PV

Trước đó tỉnh Hà Tĩnh đã tổng duyệt chương trình lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ảnh: PV

Cũng trong dịp này, Bộ Y tế phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ tổng kết công tác y, dược học cổ truyền, Hội nghị khoa học y, dược cổ truyền toàn quốc lần thứ 3 và trao giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông lần thứ 7 (diễn ra vào ngày 26/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh)...

Lê Hữu Trác (1724-1791), quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương - nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Lê Hữu Trác là người có tư chất thông minh, ông từng đậu Tam trường, sau đó tiến thân bằng con đường binh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi xông pha trận mạc, ông cảm thấy không phù hợp.

Năm 1746, ông rời quân ngũ trở về quê ngoại Hương Sơn để phụng dưỡng mẹ già. Tại đây, Lê Hữu Trác đã dành phần đời còn lại chuyên tâm nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một lương y tài đức vẹn toàn, một trí thức bậc thầy, một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII. Ông đã để lại cho hậu thế những di sản quý giá về y học, văn học, văn hóa, khoa học...

Cuộc đời và sự nghiệp của ông được kết tinh bởi tri thức uyên thâm, tư tưởng tiến bộ, đạo đức trong sáng, thể hiện qua những tác phẩm đồ sộ mà giá trị còn mãi đến ngày nay. Sau khi mất, ông được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam”.

Tại phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11/2023 đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024”, trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Ngày 26/11/2024, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký quyết định về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 đối với 6 di tích trong toàn quốc. Trong đó, có Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu bấm nút khai mạc liên hoan.

100.000 du khách đến với Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh

(PLVN) - Ngày 29/12, Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực” diễn ra ngày 26 - 29/12 tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), thu hút hơn 100.000 du khách.

Đọc thêm

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm
(PLVN) - Đền Chầu Đệ tứ tọa lạc tại xã Hà Ngọc (Hà Trung, Thanh Hóa) hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc độc đáo và tiếng hát văn sâu lắng, mênh mang bên dòng sông Lèn. Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, đền còn đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đây thật sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt vào những ngày đầu xuân, lễ hội.

Điều kì diệu của 'cơ chế tự chữa lành'

 Sống lành mạnh, khoa học chính là cách để nâng cao khả năng “tự chữa lành” của cơ thể. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Nói đến “cơ chế tự chữa lành” của cơ thể không phải là những luận điểm phản khoa học, trào lưu “thuận tự nhiên” cực đoan đang lan truyền như từ chối can thiệp y tế, thuốc men, vaccine để tự khỏi bệnh. Đây là nguyên lý kì diệu của cơ thể trong quá trình thích ứng với tự nhiên và những liệu pháp khoa học, tôn trọng tự nhiên, không lạm dụng thuốc để cơ thể có điều kiện phát huy hết vai trò “tự chữa lành” của mình.

Vũ điệu của đại dương

Vũ điệu của đại dương
(PLVN) - Ngày xửa ngày xưa, có những nàng tiên cá đã đổi giọng hát của mình để lấy đôi chân nhịp bước trên bờ cát trắng. Vẻ đẹp thần tiên, nên thơ uyển chuyển của các nàng đã in hằn vào ký ức mỗi người trên khắp thế giới từ thuở thơ ấu. Để đến ngày nay, đã có không ít cô gái, chàng trai sẵn sàng đặt đôi chân vào những chiếc đuôi cá tạo ra các vũ khúc dưới mặt nước sâu thẳm.

Cuộc gặp tuổi 18

 Ảnh minh họa. (Ảnh: FB)
(PLVN) - Tôi gặp Lạc khi chúng tôi vừa tròn mười tám. Cái tuổi dường như mới chập chững bước vào những quyết định quan trọng của cuộc đời, dường như cảm thấy còn rất trẻ nhưng lại vừa trải qua những kì thi cam go và những quyết định trọng đại khi chọn ngành mà người ta vẫn hay cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này. Rồi cũng không biết tự khi nào và cũng bằng lí do gì, tôi lại chơi thân với Lạc.

Hội xuân trên miền đá lạnh

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Mùa xuân đến. Bản Ðèo Hoa ngập tràn tiếng đàn, tiếng sáo. Một góc Pattaya giữa ngút ngàn mây núi. Tối nào cũng vậy, lũ trai bản lại rủ nhau đốt một đống lửa thật to dưới tán một cây săng lẻ. Ðống lửa là những khát khao rừng rực cháy trong lòng chúng. Những hớp rượu nếp nương cứ ừng ực tuôn vào, những bài ca cứ thế ngân lên. Những cô gái trẻ ngồi bên khung cửi tay dệt vải mà tâm hồn như những con chim đậu trên cành.

Tập trung cao độ để vô địch AFF Cup

Đội tuyển Việt Nam đang rộng cửa vào chơi trận chung kết AFF Cup 2024. (Ảnh: VFF)
(PLVN) - Với chiến thắng 2 - 0 ở lượt đi, Đội tuyển Việt Nam đang rộng cửa giành vé vào chơi trận chung kết AFF Cup 2024. Chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam trước Singapore coi như đã an bài với Singapore vì với thực lực hiện tại Singapore khó mà lật ngược thế cờ tại sân Việt Trì.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: VHPT)
(PLVN) - Ngày 26/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và Hà Nội; các tướng lĩnh quân đội, các nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng.

Di sản ca trù trong công nghiệp văn hóa

Hoạt động hát ca trù tại đền Quan Đế (Hà Nội) thu hút du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Tất Sơn)

(PLVN) - Việc đưa ca trù thành một sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu du lịch trong bối cảnh công nghiệp văn hóa là cơ hội để bảo tồn, phát huy và quảng bá loại hình nghệ thuật này. Song, điều quan trọng là làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng đương đại, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống, giá trị cốt lõi.

'Bẫy' mê tín dị đoan dụ dỗ phụ nữ gặp khủng hoảng hôn nhân

Nhiều thầy bói trên mạng rất giỏi quảng bá, “đánh” vào tâm lý phụ nữ nhẹ dạ đang gặp đau khổ trong tình cảm, hôn nhân. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Một số phụ nữ đang gặp bất hạnh trong tình cảm, khó khăn trong hôn nhân chính là “con mồi” béo bở cho những kẻ hoạt động mê tín dị đoan. Chiêu trò dụ dỗ của các “thầy” chuyên bói bài, tử vi, cung cấp bùa phép... tràn lan ngoài đời lẫn trên mạng khiến nhiều chị em rơi vào “bẫy” lừa, mất tiền bạc, tổn thương tinh thần.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".