Đảng Dân chủ tìm lại ước mơ, kiểm soát Hạ viện Mỹ

Vượt ra khỏi cái bóng của Đảng Cộng Hoà
Vượt ra khỏi cái bóng của Đảng Cộng Hoà
(PLO) - Đã có thông tin chính thức Đảng Dân chủ giữ được Hạ viện với tỷ số 212/197. Sự kiện lịch sử này sẽ phá vỡ thế độc quyền của Đảng Cộng hoà về quyền lực và mở ra một thế hệ chính trị trẻ hơn và đa dạng hơn.

Các xu hướng bầu cử trong Hạ viện và Thượng viện nhấn mạnh sự khác biệt vùng chính trị và văn hoá trong các thành phố lớn và ngoại ô, trong đó Trump vẫn là nhân vật biểu tượng. Tổng thống Trump đã chọn ăn mừng thành công của Đảng Cộng hoà mặc dù không hoàn toàn chiến thắng. Đảng Cộng hoà nắm giữ Thượng viện với tỷ số 51/44 sau cuộc bầu cử giữa kỳ.

“Tối nay rất thành công. Cảm ơn tất cả mọi người” ông viết trên Twitter.

Tuy nhiên, với việc chiếm đa số nghế tại Hạ viện, Đảng Dân chủ sẽ gây khó khăn cho Tổng thống. Cụ thể, ông sẽ phải chịu sự giám sát của Uỷ ban Dân Chủ từ Capitol Hill. Nancy Pelosi, cựu phát ngôn viên của Hạ viện, nay đã giành lại vị trí lãnh đạo, cam kết rằng đa số những công việc sắp tới sẽ dành cho việc cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cắt giảm chi phí thuốc men và bảo vệ hàng triệu người Mỹ khỏi những áp bức của chính phủ đương thời.

“Chủ để của hôm nay không chỉ là về Dân chủ và Cộng hoà. Nó là về khôi phục Hiến pháp và đặt ra cán cân với chính quyền Trump,” bà Pelosi phát biểu.

Bà Nancy Pelosi, vị Chủ tịch thứ 60 của Hạ viện Hoa Kỳ thuộc Đảng Dân chủ
Bà Nancy Pelosi, vị Chủ tịch thứ 60 của Hạ viện Hoa Kỳ thuộc Đảng Dân chủ

Hai năm sau thất bại của bà Hillary Clinton, đảng Dân chủ cuối cùng cũng có thể “mơ”.

Họ giành được Hạ viện bằng cách thu hút cử tri mạnh mẽ ở các khu vực ngoại ô, nơi ông Trump không mấy quan tâm. Chiến thuật của họ là kêu gọi đông đảo các cử tri trẻ hơn nhiều so với cuộc bầu cử giữa kỳ năm ngoái, với mong muốn thay đổi bộ mặt của Washington.

Van Jones, một nhà bình luận chính trị của CNN cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của một Đảng Dân chủ mới, trẻ hơn, tươi mát hơn, nhiều phụ nữ hơn, nhiều cựu chiến binh hơn, và họ có thể thắng ở Michigan, có thể thắng ở Pennsylvania, có thể thắng ở Ohio.”

"Đây không phải là một làn sóng xanh, đây là một làn sóng cầu vồng,” ông nói thêm.

Khó khăn của Đảng Dân chủ nằm trong việc kiểm soát kiểm lực của Trump ở mức vừa phải, không dựa trên phản ứng thái quá. Cho dù thế nào, một số tổng thống, bao gồm cả Bill Clinton và Barack Obama, đã có những cuộc bầu cử giữa kỳ đầy khó khăn nhưng đều lội ngược dòng và chiến thắng. Donald Trump, vị tổng thống vốn đã quá quen với các tư tưởng trái chiều, sẽ là một đối thủ đáng gờm.

Khi chỉ còn vài phút để giành chiến thắng trong tầm tay, các thành viên Đảng Dân chủ đã đe doạ theo dõi và thăm dò lợi ích kinh doanh của ông, bao gồm cả tờ khai thuế.

Đại diện Dân chủ Jerrold Nadler, người dự kiến sẽ chỉ đạo Ủy ban Tư pháp của Hạ Viện, cảnh báo rằng cuộc bầu cử một phần là để kiểm điểm lại trọng trách của ông Trump.

“Ông ấy sẽ phải ngộ ra rằng mình không đứng trên luật pháp,” ông Nadler nói với CNN.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.