Đảng Dân chủ “ra đòn” đầu tiên với ông Trump?

Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
(PLO) - Các nghị sỹ của đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ đang cân nhắc đệ đơn kiện phản đối việc Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm quyền Bộ trưởng tư pháp Matthew Whitaker, Reuters dẫn một số nguồn tin trong Quốc hội Mỹ cho biết.

Hôm 7/11 vừa qua, ông Trump đã chỉ định ông Matthew Whitaker thay thế Bộ trưởng tư pháp Jeff Sessions – người đã bị buộc phải từ chức sau nhiều tháng bị ông Trump chỉ trích vì việc tự rời khỏi cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Việc bổ nhiệm này đồng nghĩa với việc ông Whitaker sẽ trở thành người giám sát cuộc điều tra trong khi bản thân ông này trước đó từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích rằng phạm vi của cuộc điều tra là quá rộng, dấy lên những lo ngại từ đảng Dân chủ rằng việc buộc ông Sessions từ chức và bổ nhiệm ông Whitaker là bước đi đầu tiên của ông Trump nhằm chấm dứt việc điều tra.

Theo một số nguồn tin trong quốc hội Mỹ, các nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ tại Thượng viện đang xem xét việc kiện ông Trump với lý do bằng việc bổ nhiệm ông Whitaker, ông tổng thống đã phớt lờ quy định của luật pháp về việc bổ nhiệm người kế nhiệm tại Bộ Tư pháp và tước bỏ vai trò “tư vấn và đồng thuận” hiến định của các nghị sỹ đối với việc bổ nhiệm nhân sự của tổng thống.

Nghị sỹ của đảng Dân chủ Richard Blumenthal cho biết ông đang xem xét hành động, có thể là kiện việc bổ nhiệm quyền bộ trưởng vi phạm quy định về việc chọn người kế nhiệm và dấy lên những nghi vấn nghiêm trọng về việc áp dụng hiến pháp.

Ông Blumenthal cũng hy vọng một số nghị sỹ khác sẽ tham gia với tư cách nguyên đơn nếu ông đệ đơn kiện.

Theo quy định về việc bổ nhiệm trong hiến pháp Mỹ, một số quan chức cấp cao của chính phủ - được gọi là “các viên chức chính” - phải được Thượng viện chuẩn thuận.

Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer chỉ ra rằng Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein là người đã được Thượng viện chuẩn thuận nên lẽ ra phải được bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp sau khi ông Sessions bị sa thải.

“Ngài đã phớt lờ quy định bắt buộc về việc bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm ông Whitaker làm tăng thêm những nghi vấn về tính hợp pháp của hành động đó”, ông Schumer viết trong bức thư gửi ông Trump.

Trong khi đó, một số chuyên gia bên ngoài cho rằng việc ông Trump bổ nhiệm ông Matthew Whitaker làm quyền bộ trưởng là vi hiến.

Ông John Yoo – một cựu luật sư tại Bộ tư pháp Mỹ trong chính quyền của Tổng thống  George W. Bush – chỉ ra rằng Tòa án tối cao Mỹ trong một vụ kiện vào năm 1998 đã nêu rõ Bộ trưởng tư pháp là   một “viên chức chính”. 

“Do vậy, ông Whitaker không thể được bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng tư pháp”, ông Yoo, hiện là giáo sư luật ở trường Đại học California, ở Berkeley – nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.