Dấn thân cùng ngành Tư pháp

(PLVN) - Mỗi năm tháng 7 về, những người làm Báo Pháp luật Việt Nam lại bồi hồi chào đón ngày sinh nhật – ngày Báo phát hành số đầu tiên. Trong hành trình làm nghề là đầy ắp những kỷ niệm, dấu chân in mọi miền đất nước. Đối với những phóng viên theo ngành, thì kỷ niệm đó “đặc biệt” hơn, mang đậm dấu ấn của Bộ, ngành Tư pháp…

Những phóng viên trẻ được giao theo lĩnh vực Tư pháp chủ yếu là “dân” học báo chí ra với hiểu biết về lĩnh vực này gần như là con số 0. Vì thế, viết bài vừa đúng vừa hay như một thử thách không nhỏ, đó là chưa nói đến việc người ta vẫn coi tư pháp là lĩnh vực “khô và khó”. Chẳng hạn như thế nào là “án ma túy”, “án tồn đọng”, án không có điều kiện thi hành. Ngồi hội nghị và nghe khái niệm sẽ không thể hình dung nổi. Nhưng cái mới quả có sức hút rất kỳ lạ. Và thế là thôi thúc xách ba lô lên đường.

Tôi đã từng cùng các Chấp hành viên của huyện Thuận Châu, Sơn La dành  nhiều ngày băng rừng thâm nhập vào một “bản ma túy” của xã Tông Lệnh. Nơi đó, có biết bao nhiêu mái nhà không có người đàn ông vì thời điểm đó (năm 2003) gần như họ đều thụ án trong trại vì ma túy. Nhưng người chấp hành án xong trở về thì nghiện hút, không nhà cửa, không thu nhập, cuộc sống chênh vênh bữa đói bữa no. Vậy mà họ vẫn “cõng” trên lưng số tiền thi hành án ít nhất 20 triệu đồng (theo quy định của Bộ luật hình sự lúc bấy giờ). Tận mắt chứng kiến những gia cảnh ấy, lần đầu tiên tôi hiểu tường tận thế nào là “án tồn đọng” và những gian khổ của các chấp hành viên khi biết chắc rằng số tiền nói trên sẽ là khoản nợ vĩnh viễn khó đòi, nhưng cứ định kỳ hàng quý họ lại phải vào bản xác minh. Biết bao thời gian, chi phí, công sức cho những chuyến đi ấy nhưng kết quả vẫn là những tập hồ sơ ngày càng dày lên trong tủ.

Miền núi có cái khổ của án ma túy, của nghiện hút và những mái nhà tan hoang thì nơi đảo xa công tác Thi hành án dân sự cũng không ít gian nan. Những năm 1999, 2000, mỗi tuần muốn ra được huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) chỉ có hai chuyến tàu bưu điện, chưa kể những ngày biển động mọi liên lạc đều bị cắt đứt. “Cắm” trên huyện đảo ngày ấy là ba chàng trai rất trẻ được Phòng Thi hành án Quảng Ninh (lúc bấy giờ các Cục THADS vẫn là Phòng THA) biệt phái. Cuộc sống của họ trên đảo đúng nghĩa nơi đầu sóng ngọn gió với sự dè sẻn từng cọng rau xanh, từng ca nước ngọt và nỗi nhớ cách biệt đất liền. Đặc biệt là câu chuyện đi thi hành án thì “khổ trăm bề” dù số lượng án không nhiều. Do đặc thù của người dân trên đảo chủ yếu sống bằng nghề biển nên để thi hành một bản án có khi giá trị rất nhỏ cũng phải chầu chực, từ đảo nọ đến đảo kia mất cả tuần. Đi tống đạt văn bản giấy tờ thì cứ chia nhau, còn cưỡng chế thi hành án thì gần như không thể vì các điều kiện bảo đảm an toàn quá khó khăn. Ngày ấy những phóng viên trẻ như chúng tôi cũng đã từng nếm trải cái cảm giác bị mắc kẹt lại trên những hòn đảo nhỏ khi cố theo chân các thư ký, chấp hành viên đi thi hành án giữa mùa bão biển…Bây giờ, các chàng trai biệt phái ra Cô Tô ngày đó đã giữ những vị trí chủ chốt của các cơ quan THADS Quảng Ninh nhưng chắc chắn thời gian trên đảo sẽ là những trải nghiệm về nghề rất đáng nhớ.

Tổng biên tập Đào Văn Hội, Phó Tổng Biên tập Thường trực Đặng Ngọc Luyến tặng căn nhà tình nghĩa cho cán bộ Tư pháp có hoàn cảnh khó khăn ở xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị.
Tổng biên tập Đào Văn Hội, Phó Tổng Biên tập Thường trực Đặng Ngọc Luyến tặng căn nhà tình nghĩa cho cán bộ Tư pháp có hoàn cảnh khó khăn ở xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị.
 Ngoài thi hành án dân sự thì những phóng viên theo ngành như chúng tôi còn đặt chân tới nhiều bản làng xa xôi để thực hiện những phóng sự, những bài ghi chép về tư pháp cơ sở. Gần 20 năm trước đây, người Dao dưới chân núi Toàn Sơn (Đà Bắc, Hòa Bình) rất nặng nề về Lễ đặt tên cho con. Nói là nặng vì thời điểm đó Toàn Sơn cơ bản hộ nghèo, trong khi để tổ chức một lễ đặt tên phải tốn rất nhiều tiền mua gạo, thịt, mời thầy làm lễ. Chính vì nghèo nhiều gia đình không tổ chức được lễ đặt tên nên có người đầu hai thứ tóc mà chưa có nổi cái tên. Trong điều kiện ấy thì chính quyền cơ sở cũng như cán bộ tư pháp phải đến từng nhà kiên trì vận động. Vận động để người dân làm lễ đơn giản, và việc đặt tên là phải ra chính quyền thực hiện công tác khai sinh.

Ở vùng cao, việc đi đăng ký khai sinh khai tử cho bà con dân bản là hết sức khó khăn. Tôi còn nhớ chuyến đi với cán bộ Hạng A Sèo ở xã Sa Pả trong những cơn mưa thối đất của vùng cao. A Sèo khi ấy còn rất trẻ, là một trong những cán bộ tư pháp xã hộ tịch được địa phương cử đi đào tạo ở miền xuôi. Là người sinh ra ở Lào Cai nên A Sèo rất hiểu phong tục tập quán của người Sa Pả. Tuy nhiên, ở vùng cao bà con đi làm nương vài ngày mới về nhà một lần, A Sèo đến không gặp, mang cơm nắm, ngô luộc ra ăn, tự hái lá rừng nằm ngủ đợi người dân về…mãi thành quen. Yêu nghề tư pháp nên nhiều năm A Sèo làm cán bộ hộ tịch dù chính sách ở địa phương rất thuận lợi để A Sèo phát triển.

Công tác tư pháp nếu yêu nghề, chịu khó tìm hiểu và đi đến tận cùng thì mới thấy nó vô cùng sinh động, liên quan sát sườn đến cuộc sống của người dân, từ những chuyện thi hành án, tuyên truyền pháp luật, chuyện khai sinh, khai tử kết hôn, cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp…đều cần sự lăn xả của cán bộ tư pháp cơ sở. Dân không đến thì cán bộ phải đi. Khó mà nói hết khó khăn của cán bộ tư pháp khi đi vận động người dân chấp hành pháp luật ở những vùng biên giới, hải đảo, những nơi giao thông cách trở. Cán bộ Tư pháp coi đó là công việc hàng ngày và vui trong niềm vui của người dân khi họ được cầm trên tay một tờ giấy đăng ký kết hôn, một giấy khai sinh – giấy thông hành vào đời hay một quyết định cho nhập quốc tịch…

Mang trong mình “lửa nghề” cùng tình yêu gắn bó với công tác tư pháp, hạnh phúc của những người làm Báo Pháp luật Việt Nam theo lĩnh vực hoạt động của ngành là được đi, được viết, được đem đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống, về công tác tư pháp với từng người dân. Trên đôi vai tuổi 34 đang độ chín, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ nỗ lực không ngừng nghỉ tiếp tục sứ mệnh truyền thông cho Bộ, ngành Tư pháp, đồng thời khẳng định luôn là tờ báo số một trong khối nội chính. 

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.