Dân mạng lên án gian thương bán thực phẩm giá 'cắt cổ' ở TP HCM

Rau xanh, thịt cá là những thực phẩm tăng giá nhiều nhất.
Rau xanh, thịt cá là những thực phẩm tăng giá nhiều nhất.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước việc tiểu thương bán thực phẩm với giá “cắt cổ” cho người dân TP HCM, nhiều cư dân mạng bức xúc, yêu cầu lực lượng chức năng xử lý nghiêm.

Thực phẩm tăng giá chóng mặt

Từ 0h ngày 9/7, TP HCM giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 0h để chống dịch COVID-19. Trước thời điểm này, nhiều người dân theo nhau đi mua thực phẩm. Tuy nhiên, không ít người phải mua hàng với giá đắt gấp đôi, gấp ba so với bình thường.

Chị Hạnh (quận Gò Vấp) cho biết, do lo ngại không có người bán, sáng sớm 9/7 chị ra cửa hàng rau trên đường Phạm Văn Chiêu và bất ngờ thấy giá rau củ quả tăng gấp đôi ngày thường.

"Giá bí xanh thay vì 30.000 đồng một kg tăng lên 60.000 đồng, rau má ngày thường chỉ 50.000 đồng thì nay cũng tăng lên gấp đôi, riêng nấm rơm tăng 3 lần lên 180.000 đồng một kg. Tôi phải bỏ ra cả triệu đồng để mua rau về trữ vì sợ thành phố giãn cách", chị Hạnh nói.

Bà Nguyễn Thị Dung (quận 3) cũng phản ánh, giá rau xanh tăng chóng mặt, đơn cử dưa leo tăng gấp 4, bình thường chỉ 20.000 đồng/kg: “Tôi nghĩ giá tăng gấp đôi là cùng, ai ngờ một ký dưa leo mà 80.000 đồng, quá đắt”.

Giá thực phẩm bán online cũng tăng chóng mặt: “Mướp họ bán 48.000 đồng/kg; khổ qua 60.000 đồng/kg. Tôm tươi bình thường dao động từ 150.000 -160.000 đồng/kg nay tăng tới 250.000 đồng/kg; gà sống cũng tăng lên 100.000 đồng/kg”, chị Hạnh (quận Bình Thạnh) than.

Không chỉ có các mặt hàng tại các chợ dân sinh tăng mạnh mà giá thịt heo, cá tại chợ cũng "leo thang". Sườn non được bán tại các chợ dân sinh có giá 180.000-200.000 đồng/kg, nạc vai 130.000-140.000 đồng/kg; cá diêu hồng 120.000 đồng/kg; tôm 230.000 đồng/kg...

Trên mạng xã hội, nhiều người cũng than trời vì giá thực phẩm tăng. Tài khoản Chu Nguyên chia sẻ: “Cái gì cũng mắc không riêng rau củ. Thường cá diêu hồng 75.000 đồng/kg sáng 8/7 có giá lên 120.000/kg bên hông chợ Phú Định (quận 8). Đậu que thường 10.0000 đồng ăn đủ một buổi nay 30.000 đồng. Dịch không làm ra tiền mà đi chợ kiểu này chỉ có nước chết thôi”.

Tài khoản Nguyễn Hoàng Công cho biết: “Chợ Nhật Tảo tăng 30% so với ngày thường thôi, nhưng hàng hóa khan hiếm... Em chỉ xe chạy quanh chợ mua cho nhanh rồi về thôi, tích trữ đúng 3 ngày thôi, còn lại tính tiếp chứ giờ đông quá”. Một bạn đọc thốt lên: “Tôi mua 1 trái ớt chuông Đà Lạt giá 40.0000 đồng, thật không thể nào tin nổi”.

Tuy nhiên, sau đó ít giờ, đến sáng 9/7, các siêu thị mở cửa bình thường, hàng hóa tươi sống từ thịt heo, thịt bò, cá biển và nhất là rau xanh đầy ắp quầy kệ với giá hầu như không đổi.

Tại siêu thị Co.opmart TP Thủ Đức, lượng khách hàng đến mua sắm không còn đông như 2 ngày trước đó. Các quầy kệ thực phẩm trưng bày thịt lợn, hải sản, trứng gà... luôn đầy hàng. Giá của đa số các mặt hàng thực phẩm không điều chỉnh tăng, chỉ giá một số rau xanh tăng nhẹ do phí vận chuyển. Cụ thể, giá dưa leo ở mức 15.000 đồng – 20.000 đồng/kg, bầu bí giá 15.000 đồng/kg, cà chua 41.000 đồng/kg, cà rốt 25.000 đồng/kg, cải xanh có giá 25.000 đồng/kg...

Đại diện hệ thống siêu thị Saigon Co.op, MM Mega Market, Satra... khẳng định, nguồn lương thực thực phẩm cho thị trường TP HCM trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 không thiếu.

Cư dân mạng bức xúc khi gian thương tăng giá

Việc người dân phải mua của gian thương với giá cao trước khi TP HCM cách ly xã hội khiến cư dân mạng bức xúc. Nhiều người cho rằng các tiểu thương “té nước theo mưa” để tăng giá khiến đời sống người dân vốn đã vất vả nay càng khó khăn hơn.

Độc giả Nguyễn Lan bày tỏ: “Đọc tin mà giận run người. Người ta thì chung tay nhau vượt khó. Còn những kẻ cơ hội thạch sùng này thì ăn trên xương máu của người khác”.

Nhiều độc giả cùng suy nghĩ: “Kinh doanh thiếu đạo đức, trục lợi trong điều kiện khó khăn của cả xã hội là hành vi không thể chấp nhận”; Bao nhiêu người đang tự nguyện đóng góp cho xã hội bằng nhiều hình thức, vậy mà vẫn có những người nhỏ nhen cơ hội. Nghịch cảch, bức xúc quá!”; “Đúng là ác quá ác. Đã dịch dã họ thiếu ăn thiếu ở mà không thương không hỗ trợ phần nào đằng này tăng thêm gấp đôi gấp ba”...

Nhiều cư dân mạng đề nghị các cơ quan nhanh chóng vào cuộc, xử lý "gian thương": “Mong các cơ quan nhanh chóng vào cuộc, cứ kiểu này tội cho những người nghèo khổ”; “Đề nghị kiểm tra và xử lý mạnh tay những người buôn ban vô lương tâm, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, trong lúc mọi người rất khó khăn, nhất là giới lao động thu nhập thấp”, độc giả tên Trung bình luận. Hay một cư dân mạng chia sẻ: “Công an nên quản lý khu vực mua bán hàng nông sản để cho dân được an tâm chống dịch!”

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?