Dân Hồng Kông ngộp thở trong sương mù dày đặc

Dân Hồng Kông ngộp thở  trong  sương mù dày đặc
(PLO) - Năm mới đã làm sống dậy những vấn đề cũ đối với Hồng Kông, khi làn sương mù tăm tối che phủ chỉ còn lại đường chân trời lấp lánh, dấy lên những phàn nàn của người dân địa phương và cả các du khách, đồng thời gia tăng áp lực buộc Chính phủ phải hành động. 
Những du khách đến Hồng Kông để ngắm bến cảng Victoria nổi tiếng trong những ngày này đã ngỡ ngàng khi phát hiện thật khó để nhận ra những tòa nhà chọc trời vốn là thương hiệu của Hồng Kông và những dãy núi cao ở phía sau trong khi người dân địa phương đang ngày càng lo lắng cho sức khỏe của họ. 
“Thật đáng sợ” – cô Julie Crossley, một quản lý bán hàng 39 tuổi đến từ Nam Phi lắc đầu. Crossley đến Hồng Kông lần đầu cùng với cô con gái nhỏ. “Tôi thực sự sợ hãi với thứ không khí mà con bé đang thở” – cô nói thêm. Du khách người Đức Harald Gummlich thì cho biết làn sương mù dày đặc không phải là thứ mà ông mong đợi khi đến Hồng Kông. “Chúng tôi vẫn đang chờ đợi bầu trời trong xanh” – ông nói. 
Chỉ số ô nhiễm mới được chính quyền Hồng Kông ghi nhận cho thấy mức độ ô nhiễm đáng sợ tại đặc khu này, với mức độ ô nhiễm cao hoặc rất cao đã được ghi nhận hầu hết tất cả các ngày kể từ khi chỉ số này được ghi nhận từ cuối năm 2013. 
Chỉ số sức khỏe chất lượng không khí (AQHI) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/12 và liên kết các chất ô nhiễm với các nguy cơ về sức khỏe. Cho đến nay, mức độ ô nhiễm đã chạm đỉnh chỉ số “nguy hiểm” trong vòng 4 ngày. Theo thang bậc của Chính phủ, đây là mức độ mà người dân được khuyến cáo không ra ngoài trong một thời gian dài.
Hàng trăm người dân tại Hồng Kông đã lên các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook hay các trang tin địa phương để bày tỏ sự lo ngại của họ. “Mức độ ô nhiễm ngày hôm qua thực sự kinh khủng, khiến mắt tôi đau nhức” – tài khoản Alieeeson viết. 
Kinh doanh “lĩnh đủ”
Hồng Kông đã tụt xuống vị trí thứ ba trong Niên giám cạnh tranh thế giới của Viện Phát triển quản lý năm 2013 trong khi đặc khu hành chính này xếp thứ nhất trong năm 2012. Các nhà làm luật của thành phố thú nhận tình trạng ô nhiễm đã xua đuổi hoạt động kinh doanh ở đây. 
Những người đang tìm kiếm mở rộng sự nghiệp của họ ở Hồng Kông cũng cho biết đang phải suy nghĩ lại trước khi đưa ra quyết định. “Hồng Kông có thể là một địa điểm hợp lý để sống trong vài năm nhưng nếu để nuôi con tại đây thì tôi sẽ phải rất thận trọng về điều này” – anh Todd Scott, một du khách 37 tuổi và là người đứng đầu bộ phận quan hệ đầu tư của một doanh nghiệp tại Canada cho biết. 
Theo trang web thông tin về chất lượng không khí aqicn.org, mức độ PM2.5 – các hạt nhỏ li ti trong không khí được coi là đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe con người – chiều 10/1 tại Hồng Kông được ghi nhận tương đương với ở Bắc Kinh. Các chuyên gia về môi trường của Hồng Kông nói rằng, vị trí của thành phố ở rìa phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Châu Giang, vốn là một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất của Trung Quốc, khiến cho việc thanh toán nạn ô nhiễm trở nên khó khăn hơn. Những tháng mùa đông với những cơn gió thổi từ đất liền đã kéo theo những đám mây ô nhiễm. 
Chỉ số giám sát mức độ tập trung của các chất gây ô nhiễm và tính toán những ảnh hưởng của các chất này tới sức khỏe của con người mới được Hồng Kông áp dụng được thu thập và đánh giá qua theo dõi số lượng người nhập viện vì các bệnh về hô hấp và tim mạch. Việc đánh giá này được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo của Hồng Kông Leung Chun-ying cam kết đặt ô nhiễm không khí là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ 5 năm của ông. 
Chính quyền thành phố cũng đã đề xuất giảm lượng khí thải bằng một loạt các biện pháp, trong đó có thay thế hơn 80.000 chiếc xe chạy bằng động cơ diesel trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2019 và yêu cầu các tàu container đậu tại thành phố này sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch hơn.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.