Dân chung cư sống cùng ám ảnh về “bà hỏa”

Diễn tập PCCC tại các chung cư để trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn khi có cháy nổ.
Diễn tập PCCC tại các chung cư để trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn khi có cháy nổ.
(PLO) - Vụ cháy chung cư Carina Plaza tại quận 8 (TP HCM) với hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản đã khiến hàng triệu người dân đang sống trong các chung cư không chỉ ở TP HCM mà nhiều tỉnh, TP rơi vào tình trạng “sống trong sợ hãi”.

Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội tuần qua, so với quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy (PCCC), hiện Thủ đô có hàng chục chung cư không thể đối phó nếu “bà hỏa ghé thăm”, cho dù vấn đề an toàn PCCC trong cộng đồng, nhất là ở các chung cư, từng được “nóng” lên sau vụ cháy chung cư tại Khu đô thị Xa La (Hà Đông) cách đây 3 năm.

Hệ thống PCCC “có như không”

Ngay khi Đoàn giám sát về công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư của HĐND TP Hà Nội làm việc tại UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng xảy ra 2 vụ cháy, rất may đã kịp thời xử lý nên không có thiệt hại về người. Điều đó không có nghĩa là có thể yên tâm về vấn đề PCCC tại các chung cư. Năm 2017, qua kiểm tra, toàn TP có 79 tòa nhà cao tầng vi phạm về công tác PCCC. Mặc dù 41 tòa đã được nghiệm thu công tác PCCC và một số tòa đang tiếp tục khắc phục thì nguy hiểm là có 26 tòa nhà “bất khả kháng” vì liên quan đến kiến trúc, kết cấu. So với quy định của Luật PCCC, những tòa nhà sẽ không được đưa vào sử dụng.

Cùng thời gian này, do lo lắng cho tính mạng và tài sản sau vụ cháy tại chung cư Carian (TP HCM) và cháy lớn tòa nhà karaoke ở Hà Tĩnh, nhiều cư dân ở Tòa nhà chung cư PVNC2- CT02 (ở số 6, đường Nguyễn Quốc Trị, phường Hưng Bình (TP Vinh, Nghệ An) đã phải “cầu cứu” cơ quan chức năng vì “người dân đã chuyển vào chung cư cao 18 tầng ở 4 tháng nay nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành hệ thống PCCC nên cảnh sát chưa thể nghiệm thu”.

Giám sát về công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực HĐND TP chỉ ra, có khá nhiều bất cập trong công tác PCCC, nhất là hệ thống báo cháy “không hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả”. Như vụ cháy tại toà nhà A1 khu chung cư trên đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm vào đêm 27/3, theo phản ánh của nhiều người dân, thời điểm xảy ra vụ cháy, mọi người không nghe thấy tiếng chuông báo động. Còn ở vụ cháy tại tầng 21 chung cư CT5A - Khu đô thị Văn Khê, quận Hà Đông ngày 26/3, hồ sơ khảo sát về hệ thống PCCC của chung cư này thể hiện “hệ thống báo cháy của tòa nhà không đảm bảo hoạt động, chưa được kết nối liên thông với thang máy, hệ thống gió, hút khói”.

Đây đều là những chung cư mới được xây dựng trong khoảng 5 năm nhưng hệ thống báo cháy đã không phát huy hiệu quả cảnh báo khi có hỏa hoạn. Trên thực tế rất nhiều chung cư đã có người vào ở trong khi hệ thống PCCC đầu tư sai, chưa hoàn thiện hoặc chưa được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành. Nên ở nhiều tòa nhà, hệ thống PCCC không có hoặc hệ thống PCCC gần như không được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo hành nên khi các đường ống bị bục, không có nguồn nước chữa cháy... và khi xảy ra hỏa hoạn, hệ thống này “có như không”. Bên cạnh đó, nhiều nơi, khi xây dựng có thiết kế lối vào xe chữa cháy rõ ràng, nhưng xây xong lại cơi nới, trông giữ xe… làm mất lối vào.

Do vậy, PCCC là một trong những yêu cầu được UBND TP đưa ra để tăng cường hiệu lực công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư cao tầng trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, UBND TP giao các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 28/8/2017 của UBND TP về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội. Khẩn trương sửa chữa các tòa nhà, căn hộ, khu sinh hoạt công cộng, hệ thống điện, nước, cầu thang máy, PCCC, thoát nước bị hư hỏng, xuống cấp; bố trí phòng sinh hoạt cộng đồng cho cư dân làm nơi sinh hoạt, hội họp…

Chủ động phòng để không có cháy

Với phương châm PCCC “tại chỗ” để giảm thiểu thiệt hại, công tác PCCC tại các chung cư, khu dân cư, cơ quan, tổ chức, đơn vị là rất quan trọng vì Hà Nội mới có 25/30 quận, huyện, thị xã có đội chữa cháy chuyên nghiệp, nên có đơn vị phải kiêm nhiệm 2-3 quận huyện, nhiều khi phải 30 phút, thậm chí 50 phút lực lượng chuyên nghiệp mới đến nơi. Cùng với đó, nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn về PCCC đã được triển khai nhưng đáng buồn đa số người dân rất thờ ơ, chủ quan. 

“Các buổi tuyên truyền PCCC phần lớn chỉ được 20-30 người, chủ yếu là người giúp việc, toàn các cháu 15, 17 tuổi, rồi các các cụ già 60, 70 tuổi rủ nhau đến nghe. Có tòa nhà dự kiến làm mấy buổi, nhưng buổi đầu có 15-20 người, buổi thứ hai lèo tèo vài người…”, Đại tá Lê Mạnh Tuấn nói. Vì vậy hỏa hoạn xảy ra mới cuống quýt không biết làm sao thoát thân hay không chế sự cố. Lúc đó mới lo đi học PCCC theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”.

Không những thế, nhiều người sợ “mất tiền” mà không gọi 114 khi có hỏa hoạn khiến thông tin không kịp thời. Khi lực lượng PCCC đến nơi thì đám cháy đã lan quá rộng, gây ra hậu quả nhiều khi không thể khắc phục. Do đó, thời gian gần đây, Phòng Cảnh sát PCCC số 2 (Cảnh sát PCCC Hà Nội) phối hợp với UBND hai quận Ba Đình, Đống Đa treo nhiều băng rôn với nội dung: “Chữa cháy không mất tiền, khi phát hiện có cháy gọi ngay 114” để khuyến khích người dân thông báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp ngay khi phát hiện sự cố.

Để người dân ở các khu chung cư không phải gánh chịu những thiệt hại do “bà hỏa” gây ra trong tình trạng bị động, các chủ đầu tư phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về PCCC khi thi công công trình, không vì lợi nhuận mà bớt xén hạng mục “ít khi dùng đến nhưng rất quan trọng này” vì nó liên quan đến sinh mạng, tài sản của những người dân sinh sống tại chung cư. 

Các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng quản lý về công tác PCCC phải giám sát, kiểm tra thường xuyên chất lượng hoạt động PCCC tại các chung cư, kiên quyết không cho phép các công trình chưa đảm bảo hay có vi phạm về PCCC được đưa vào sử dụng. Nếu đã sử dụng thì cần yêu cầu chủ đầu tư khắc phục vi phạm sớm nhất, có chế tài nghiêm khắc để răn đe các chủ đầu tư “lờ” đi nghĩa vụ trong công tác PCCC.

Còn những người dân cần phải chủ động tìm hiểu, trang bị kiến thức, phương tiện PCCC cho bản thân và gia đình, có ý thức PCCC cho cộng đồng.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.