Dân chưa hài lòng thì còn phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Có thể nói, kết quả cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đem lại cho người dân, doanh nghiệp phụ thuộc một phần vào quá trình tổ chức thực hiện TTHC, mức độ công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC. Trong những năm qua, hoạt động kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện TTHC gắn với công bố, công khai TTHC tuy đã đem lại nhiều kết quả tích cực, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. 

Tình trạng TTHC có nội dung công bố chưa “đầy đủ, chính xác, kịp thời” theo các quy định pháp luật vẫn thường xuyên xảy ra. Với tính chất đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay luôn có các văn bản dưới luật để quy định chi tiết và hướng dẫn luật nên các quy định về một TTHC cụ thể có thể được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, tình trạng công bố TTHC chưa “đầy đủ, chính xác, kịp thời” sẽ không đáp ứng được yêu cầu về công khai, minh bạch các quy định về TTHC. 

Bên cạnh đó, việc tổ chức niêm yết công khai TTHC chưa thực sự nghiêm túc; nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự sử dụng các TTHC đã được công bố như một tài liệu chính thống để công khai, hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện TTHC.

Quá trình giải quyết TTHC tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương cũng chưa đem đến sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp, chưa gắn trách nhiệm giải trình với trách nhiệm giải quyết TTHC. Tình trạng chưa kiểm soát chặt chẽ quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả thông qua một đầu mối còn xảy ra, chưa thực hiện việc giải trình, giải thích lý do rõ ràng, cụ thể bằng văn bản khi đối tượng thực hiện TTHC chưa hiểu rõ hoặc thực hiện không đúng quy định. 

Những tồn tại trên không chỉ làm hạn chế chất lượng, hiệu quả thực hiện TTHC mà còn làm ảnh hưởng đến việc triển khai áp dụng các giải pháp cải cách khác trong thực hiện TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay. Bởi thế, để tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong tổ chức thực hiện TTHC nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, điều kiện tiên quyết là phải thực hiện có chất lượng, hiệu quả việc công bố, công khai, minh bạch quy trình giải quyết công việc, TTHC, gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức được phân công thực hiện TTHC. 

Hướng tới tiếp tục hoàn thiện giải pháp này, trước hết, cần chuẩn hóa nội dung công bố các TTHC. Để thực hiện được yêu cầu này, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về công bố TTHC theo hướng bổ sung các quy định, hướng dẫn về phương pháp, cách thức thống kê, cập nhật thông tin về TTHC để công bố; xây dựng cơ chế pháp lý để xác định và thực hiện trách nhiệm phát hiện, phản hồi và xử lý TTHC chưa công bố “đầy đủ, chính xác, kịp thời” giữa các cơ quan hành chính nhà nước… 

Liên quan đến công khai TTHC, cần nghiên cứu đánh giá lại hiệu quả, tính hợp lý của việc đăng tải công khai trên môi trường mạng điện tử hiện nay. Về Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, cần cải tiến, nâng cấp đảm bảo 2 tiêu chí là công cụ để đăng tải kịp thời, rộng rãi nội dung TTHC đã được cơ quan có thẩm quyền công bố và TTHC được đăng tải phải bảo đảm dễ dàng, tiện lợi cho việc tìm kiếm, tra cứu theo nhiều tiêu thức khác nhau. Đối với trang thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương, bên cạnh yêu cầu công khai TTHC đáp ứng theo hai tiêu chí trên, cần xây dựng các quy chuẩn để công khai trên môi trường mạng các thông tin pháp lý khác có liên quan đến nhu cầu hoặc kết quả giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp.

Đối với trách nhiệm giải trình, hướng dẫn của cơ quan thực hiện TTHC, cần giải thích việc thực thi pháp luật một cách rõ ràng, cụ thể bằng văn bản khi đối tượng thực hiện TTHC chưa hiểu rõ hoặc không thực hiện đúng quy định hoặc có quyền được biết thông tin, như nêu rõ lý do bằng văn bản khi yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, từ chối giải quyết hoặc giải quyết hồ sơ chậm trễ…

Để tăng cường sự minh bạch trong cải cách TTHC, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm thực hiện các kênh trao đổi thông tin giữa cơ quan thực hiện TTHC với người dân, doanh nghiệp, như quy định về việc tổ chức đối thoại trực tiếp, về trao đổi thông tin thông qua môi trường mạng điện tử… Trong đó, việc đăng tải các kênh trao đổi thông tin giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp trên các trang thông tin điện tử phải gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp, không chỉ giao cho đơn vị cấp dưới trực thuộc hoặc bộ phận tin học tự xử lý, thực hiện.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.