Đậm tính nhân văn hoạt động Trợ giúp pháp lý trong tố tụng

Hoạt động trợ giúp pháp lý giúp đối tượng yếu thế, người có công với cách mạng, người nghèo tiếp cận các dịch vụ pháp lý miễn phí.
Hoạt động trợ giúp pháp lý giúp đối tượng yếu thế, người có công với cách mạng, người nghèo tiếp cận các dịch vụ pháp lý miễn phí.
(PLVN) - Một trong những hoạt động nổi bật của công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng là sự tham gia tố tụng của đội ngũ trợ giúp viên pháp lý. Nhờ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo đảm, hoạt động tố tụng được khách quan, toàn diện, đánh giá đúng bản chất của vụ án để xử lý đúng pháp luật.

Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, các cơ quan tố tụng luôn chú trọng xem xét những người tham gia tố tụng trong vụ án có thuộc diện được TGPL hay không và hướng dẫn họ làm đơn yêu cầu trợ giúp. Khi có đơn yêu cầu của người thuộc diện được TGPL, Trung tâm TGPL ở các địa phương sẽ tiếp cận thông tin, rà soát, kiểm tra và cử trợ giúp viên hoặc luật sư là cộng tác viên vào cuộc. Phần lớn các vụ án hình sự, dân sự được trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên tham gia từ giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng cho đến khi xét xử vụ án nên hiệu quả đạt được khá cao. 

Đơn cử như bị cáo SN 1985 (ngụ huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là một đối tượng được TGPL trong vụ án hình sự. Theo hồ sơ, đối tượng phạm tội “Dâm ô với trẻ em” tại xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc) vào tháng 11/2017. Gia đình bị cáo thuộc diện hộ nghèo chuẩn quốc gia, bản thân bị cáo không được học hành, không biết chữ.

Với hành vi “Dâm ô trẻ em”, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì bị cáo có thể bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù. Tuy nhiên, sau khi các cơ quan tố tụng xem xét các tình tiết giảm nhẹ, cùng với sự tham gia trợ giúp của luật sư cộng tác viên Trung tâm TGPL từ giai đoạn điều tra đến khi xét xử, bị cáo chỉ bị TAND huyện Xuyên Mộc tuyên phạt 10 tháng tù treo và buộc bồi thường cho gia đình bị hại 8 triệu đồng. 

Tương tự, bị cáo SN 1987 (quê Trà Vinh) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”. Do mâu thuẫn trong lúc uống rượu và bị nạn nhân đấm vào mặt, bị cáo đã dùng thanh gỗ đánh vào đầu nạn nhân gây thương tích 42%. Bị cáo là người dân tộc Khơme nên thuộc đối tượng được TGPL.

Trong quá trình tố tụng, luật sư cộng tác viên của Trung tâm TGPL bào chữa cho bị cáo đã phân tích các tình tiết giảm nhẹ như: Trình độ văn hóa thấp, không biết chữ, không am hiểu pháp luật, không lường hết được hậu quả mà mình gây ra, phạm tội trong trường hợp bị kích động, phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt…

Vì vậy, luật sư đã đề nghị HĐXX xem xét, áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội. Sau khi xem xét nội dung vụ án, HĐXX tuyên phạt bị cáo 5 năm tù. Trong khi đó, nếu áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì trường hợp này có thể bị phạt đến 6 năm tù. 

Một vụ việc khác cũng thể hiện được tính hiệu quả và nhân văn của công tác TGPL trong tố tụng đó là trường hợp của Nguyễn Tiến Đồng (SN 2000, ở Vĩnh Phúc). Do lòng tham, Đồng đã lấy trộm 22 triệu đồng của bà Đỗ Thị Tụ là người cùng xã. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Đồng phạm tội “Trộm cắp tài sản”, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

Song, nhờ sự vào cuộc của trợ giúp viên pháp lý ngay từ quá trình điều tra đến xét xử, Đồng đã được giảm mức án đáng kể. Tại phiên tòa, trợ giúp viên đã đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ như: Tại thời điểm xét xử, Đồng chưa đủ 18 tuổi; bị cáo chưa có tiền án tiền sự; quá trình điều tra, Đồng biết ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội của mình; gia đình bị cáo đã bồi thường toàn bộ số tiền cho người bị hại; người bị hại có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo… Từ các lập luận và căn cứ pháp lý thuyết phục, trợ giúp viên pháp lý đã bào chữa thành công, Đồng được giảm nhẹ mức án còn 9 tháng tù, hưởng án treo. 

Đó chỉ là ba trong số rất nhiều vụ việc được các trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên pháp lý đã tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng thành công. Sự tham gia bào chữa, bảo vệ của các trợ giúp viên, luật sư cộng tác viên pháp lý trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính đã góp phần giúp HĐXX cấp sơ thẩm và phúc thẩm có cách nhìn toàn diện, khách quan, từ đó đưa ra những phán quyết hợp tình, hợp lý, đúng người, đúng tội. Đồng thời, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho những người không có đủ điều kiện mời luật sư bào chữa hoặc không đủ khả năng tự bào chữa.

Qua đó, thể hiện chính sách mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế, người có công với cách mạng, người nghèo; giúp họ được tiếp cận với các dịch vụ pháp lý; được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp mà không phải mất bất cứ chi phí nào và có cơ hội sớm tái hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TGPL trong hoạt động tố tụng còn gặp không ít khó khăn. Cụ thể, công tác phối hợp trong hoạt động TGPL của các cơ quan liên quan trong hoạt động tố tụng chưa chặt chẽ, nhất là cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện. Công tác truyền thông về hoạt động TGPL chưa được chú trọng; đội ngũ cán bộ làm công tác TGPL còn mỏng; kinh phí đầu tư cho hoạt động TGPL còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả TGPL trong hoạt động tố tụng, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật TGPL và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; triển khai có hiệu quả Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 – 2025 và tổ chức sơ kết thực hiện Đề án này. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về Luật TGPL, nhất là những đối tượng được TGPL. 

Cùng với đó, Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát về chất lượng các vụ việc được TGPL. Bên cạnh đó, mỗi trợ giúp viên pháp lý cần thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để ngày càng có nhiều người nghèo, đối tượng chính sách được hưởng lợi từ công tác TGPL. 

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.